Phương pháp giáo dục quyền con người

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền con người và giáo dục quyền con người ở việt nam hiện nay luận văn ths luật 60 38 01 01 (Trang 34 - 40)

1.2. CHỦ THỂ, KHÁCH THỂ, ĐỐI TƯỢNG GIÁO DỤC QUYỀN CON

1.2.5. Phương pháp giáo dục quyền con người

Các căn cứ lựa chọn phương pháp giáo dục quyền con người

Thuật ngữ phương pháp bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp “me todos”, có nghĩa là con đường, cách thức tự vận động bên trong nội dung, nó gắn với hoạt động của con người, giúp con người hoàn thành được những nhiệm vụ phù hợp với mục tiêu đã đề ra [30]. Phương pháp tạo nên hiệu quả của quá trình giáo dục quyền con người,

vì vậy, việc lựa chọn phương pháp luôn được đặt lên hàng đầu trong khi thiết kế, xây dựng ý đồ triển khai một bài giảng cụ thể. Phương pháp bao giờ cũng xuất phát từ một mục đích nhất định, nội dung giáo dục nhất định. Mục đích, nội dung giáo dục quyền con người quy định phương pháp nhưng bản thân phương pháp có tác dụng trở lại mục đích, nội dung, làm cho nội dung ngày càng hoàn thiện, làm cho mục đích đạt được ngày càng cao. Phương pháp giáo dục quyền con người có mối quan hệ qua lại mật thiết với các nhân tố khác của quá trình giáo dục mà trước hết là hình thức giáo dục. Phương pháp giáo dục và hình thức giáo dục quyền con người là hai khái niệm độc lập, không đồng nhất, nhưng lại có mối quan hệ mất thiết với nhau. Mỗi hình thức giáo dục nhất định luôn luôn gắn với những phương pháp giáo dục nhất định, đặc thù của hình thức đó. Ngược lại, phương pháp giáo dục tác động trở lại làm cho hình thức giáo dục phát triển ngày càng hướng đích, ngày càng hoàn thiện hơn.

Do không có một phương pháp giáo dục quyền con người nào là tối ưu, mỗi phương pháp đều có những mặt ưu điểm và nhược điểm riêng nên người dạy phải biết lựa chọn để phát huy những ưu điểm và hạn chế những nhược điểm của từng phương pháp. Một phương pháp giáo dục quyền con người được coi là hợp lý và hiệu quả khi đáp ứng được 3 yêu cầu sau:

Một là, phương pháp này phải có mục tiêu giáo dục quyền con người rõ ràng; tạo ra khả năng cao nhất để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục quyền con người; phát triển nhận thức, kỹ năng, thái độ của người học; Hai là, phương pháp này phải phù hợp với nội dung giáo dục quyền con người cụ thể, đặc thù của từng môn học, bài học và phù hợp với từng vấn đề cụ thể, từng giai đoạn cụ thể trong tiến trình giờ học. Ba là, phương pháp này phải phù hợp với năng lực, trình độ, sở thích, hứng thú, kinh nghiệm của người dạy, người học và các điều kiện giáo dục quyền con người…

Xuất phát từ những yêu cầu trên, việc lựa chọn phương pháp giáo dục quyền con người phải căn cứ vào: mục tiêu và nội dung giáo dục quyền con người (môn học,

học…); nguyên tắc giáo dục quyền con người; đặc điểm tâm sinh lý, khả năng, trình độ, hứng thú của người học và trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm của người dạy…

Để phát huy hết ưu điểm của các phương pháp giáo dục quyền con người, người dạy cần kết hợp, xen kẽ nhiều phương pháp nhằm lấy ưu điểm của phương pháp này, khắc phục nhược điểm của phương pháp kia, tạo ra sự linh hoạt, đa dạng trong một giờ học.

Các yêu cầu của phương pháp giáo dục quyền con người

Phương pháp giáo dục quyền con người phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên. Phương pháp giáo dục quyền con người phải giúp và buộc đối tượng sử dụng tốt công cụ thông tin trên mạng để bổ sung kiến thức còn thiếu. Mục tiêu và phương pháp giáo dục cũng phải thay đổi. Chúng ta xem quá trình dạy và học thông qua ba tầng tiếp thu của đối tượng như sau: Nếu chỉ dừng ở tầng 1 – tiếp nhận thông tin, thày giảng, trò nghe và ghi nhớ. Trò cần học thuộc với hi vọng sử dụng kiến thức đó để kiếm sống. Điều này thực sự nguy hiểm khi những kiến thức của người thày không được bổ sung, cập nhật kịp thời trong điều kiện của một xã hội thay đổi từng ngày. Tầng 2 diễn ra khi đã có sự trao đổi thông tin và tạo thông tin mới, tức là thày và trò có sự trao đổi trong quá trình dạy và học nhằm bám sát thực trạng xã hội, giúp trò sau này dễ dàng vận dụng được những điều đã học vào những môi trường thực tế hết sức đa dạng. Tầng 3 là rèn luyện cách tiếp cận, hình thành phương pháp tư duy sáng tạo. Trong quá trình giáo dục, với những bài học khác nhau, người thày phải chọn những nội dung để kết cấu thành hệ thống bài giảng nhằm từng bước hình thành một phương pháp tư duy, tạo nên kỹ năng sáng tạo cho trò. Kết quả là trò sẽ có phương pháp tiếp cận thực tế độc đáo và hiệu quả, có kỹ năng giải quyết vấn đề ở tầm tư duy ngang bằng thời đại. Như vậy, điều hết sức quan trọng mà thày cần rèn cho trò tại trường là phương pháp tiếp cận thông tin, quan sát và nhận dạng vấn đề, hình thành nhận

thức mới đúng đắn và ngang bằng với trình độ chung của học sinh cùng bậc, ít nhất là của các nước tiên tiến trong khu vực.

Các phương pháp giáo dục quyền con người

Giáo dục quyền con người có thể thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau, có thể kể đến các phương pháp tiêu biểu như:

Phương pháp nêu vấn đề - tình huống: giúp người học vận dụng được các kỹ năng để giải quyết những vấn đề của nội dung bài học. Phương pháp này có vai trò là qua các tình huống có vấn đề, vụ án, người học khai thác các mâu thuẫn, chỉ ra cách giải quyết chúng. Khi áp dụng, người dạy phải thiết kế, phân loại, chỉ ra các vấn đề, tình huống của nội dung giáo dục quyền con người; điều khiển, hướng dẫn, điều chỉnh các hướng giải quyết vấn đề và kiểm chứng tính đúng đắn của những kết luận (quan điểm) mà người học đưa ra. Người học phải tìm kiếm, giải quyết mâu thuẫn, đề ra giả thuyết và phương hướng giải quyết. Ưu điểm của phương pháp này là giúp người đọc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và hình thành tư duy phê phán. Tuy nhiên, nhược điểm là khó triển khai, tốn nhiều công sức, thời gian…

Phương pháp thuyết trình – minh họa: phương pháp này có mục tiêu làm cho người học ghi nhớ nên nó phù hợp với nội dung giáo dục quyền con người. Bản chất của phương pháp này là cách thức tổ chức việc lĩnh hội tri thức thông qua con đường thông báo, trình bày, diễn giải thông tin và nội dung giáo dục quyền con người. Nó đóng vai trò là bước khởi đầu cho việc khám phá sự vật, hiện tượng, khái niệm đơn giản về quyền con người. Khi áp dụng, người dạy phải thông báo, truyền đạt thông tin bằng các phương tiện khác nhau, trong đó chủ yếu là ngôn ngữ, phương tiện trực quan (sơ đồ, bảng biểu, ví dụ minh họa…); người học phải lĩnh hội tư duy, ghi nhớ nội dung mà người dạy đã trình bày… Ưu điểm của phương pháp này là dễ triển khai và có thể giải quyết được mâu thuẫn giữa thời gian, không gian, số lượng lớn người học với khối lượng thông tin truyền đạt. Tuy nhiên, nhược điểm là làm cho người học thụ động, không hình thành được kỹ năng, thao tác, vận dụng xử lý thông tin và thiếu sự tương tác, phản hồi từ phía người học.

Phương pháp sàng lọc: nhằm cung cấp thông tin để người học lựa chọn và sắp xếp theo dạng đúng, sai. Phương pháp này buộc người học phải tìm hiểu, suy nghĩ, lựa chọn vấn đề và xác định đúng sai qua đó ghi nhớ nội dung bài học, đồng thời khuyến khích người học tính tích cực, chủ động tham gia vào quá trình học tập. Khi áp dụng người dạy phải cung cấp hàng loạt thông tin để người học chọn lựa, ghi to, rõ thông tin lên bảng. Người dạy cùng người học sắp xếp thông tin theo dạng đúng – sai. Các thông tin đưa ra để lựa chọn được chuẩn bị kỹ và không quá dễ.

Phương pháp tự nghiên cứu: phương pháp này có mục tiêu giúp người học phân tích, tổng hợp, đánh giá, đưa ra quan điểm, ý kiến riêng về những vấn đề của nội dung giáo dục quyền con người. Vai trò của phương pháp này giúp người học phát huy các kỹ năng làm việc độc lập, sáng tạo, mềm dẻo và thích ứng nhanh trong việc giải quyết các vấn đề mới. Khi áp dụng, người dạy phải đưa ra yêu cầu và nhiệm vụ nghiên cứu vấn đề cụ thể của nội dung giáo dục quyền con người. Người học phải độc lập tìm kiếm các phương pháp để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu. Ưu điểm của phương pháp này là giúp người học phát huy khả năng làm việc độc lập, khả năng tìm tòi, phát hiện vấn đề và giải quyết chúng một cách sáng tạo. Tuy nhiên, nhược điểm là hạn chế sự giao tiếp giữa người dạy với người học và khó tổ chức.

Phương pháp tái tạo: làm cho người học hiểu, bước đầu vận dụng, nên nó phù hợp với nội dung giáo dục quyền con người các vấn đề chuyên sâu. Phương pháp này có vai trò là giúp người học hình thành kỹ năng, kỹ xảo, thao tác thuần thục với thông tin và nội dung giáo dục quyền con người. Khi áp dụng, người dạy phải thiết kế, đưa ra các “mẫu” (bài tập, bảng biểu, chỉ dẫn…) và phải chương trình hóa các nội dung giáo dục quyền con người. Người học phải thao tác, lặp lại theo mẫu, theo chỉ dẫn, sử dụng các kỹ thuật để nhận diện, hiểu rõ vấn đề, bước đầu hình thành, phát triển kỹ năng thực hiện các thao tác đơn lẻ. Ưu điểm của phương pháp này là giúp người học hiểu được bản chất vấn đề, hình thành kỹ năng vận dụng tri thức đã lĩnh hội để giải quyết các tình huống thực tiễn. Tuy nhiên, nhược điểm là dễ dẫn đến học “tủ”, rập khuôn, cứng nhắc.

Phương pháp khám phá, sáng tạo: là phương pháp giúp cho người học phân tích được các vấn đề của nội dung đặt ra. Phương pháp này giúp người học hình thành kỹ năng tự xác định, phân tích và giải quyết các vấn đề chứa trong nội dung giáo dục quyền con người. Khi áp dụng, người dạy phải hướng dẫn cách xác lập vấn đề, tìm kiếm, thu nhập cứ liệu và lập kế hoạch giải quyết các vấn đề của nội dung. Người học phải xác lập, phân tích, lên kế hoạch độc lập để tìm kiếm giải pháp, con đường giải quyết vấn đề. Ưu điểm của phương pháp này là giúp người học rèn luyện, kích thích tư duy phê phán, sáng tạo, phát triển kỹ năng độc lập giải quyết vấn đề, tìm kiếm giải pháp mới cho cùng một vấn đề. Tuy nhiên, nhược điểm là khó tổ chức triển khai, tốn nhiều công sức, thời gian, đòi hỏi người dạy và người học phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng [22].

Còn một số phương pháp khác như: phương pháp ghi ý kiến lên bảng, đóng vai, hỏi chuyên gia... Khi áp dụng phương pháp ghi ý kiến lên bảng, người dạy phải cử 2 người học lên bảng ghi lại các ý kiến của lớp hoặc của nhóm và phải biết lồng ý kiến của người học vào bài giảng. Phương pháp đóng vai là phương pháp biên soạn kịch bản phù hợp với bài (xây dựng nhân vật, tình huống). Khi áp dụng phương pháp này, người dạy phải chọn diễn viên và giao nhiệm vụ cho họ. Người học nhập vai và diễn. Người dạy nêu câu hỏi để người học trả lời nhằm giải quyết tình huống mà người dạy đã đưa ra. Phương pháp hỏi chuyên gia là phương pháp nêu chủ đề để người học nghiên cứu và đưa ra câu hỏi. Khi áp dụng phương pháp này, người dạy phải thu thập, sắp xếp và phân loại câu hỏi. Người học phải lựa chọn câu hỏi và trả lời ngắn gọn (không tranh luận). Giáo dục quyền con người cũng cần chú trọng phương pháp mới như phương pháp học trực tuyến trên mạng E- Learning. Phương pháp này tuy không hoàn toàn thay thế được bằng phương thức đào tạo truyền thống nhưng E-learning cho phép giải quyết một vấn đề nan giải trong lĩnh vực giáo dục quyền con người đó là nhu cầu đào tạo tăng lên, quá tải so với khả năng của các cơ sở đào tạo. Phương thức đào tạo này có sức lôi cuốn rất nhiều người học, rất phù hợp với hoàn cảnh của những người đi làm nhưng vẫn muốn nâng cao trình độ. Đặc

đến bài học một cách tức thời, duyệt lại những phần đã học một cách nhanh chóng, trao đổi mới những người cùng học hoặc giáo viên ngay trong quá trình học, những điều mà theo cách học truyền thống là không thể có được, hoặc nếu có thì phải cần chi phí quá cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền con người và giáo dục quyền con người ở việt nam hiện nay luận văn ths luật 60 38 01 01 (Trang 34 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)