Những thành tựu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền con người và giáo dục quyền con người ở việt nam hiện nay luận văn ths luật 60 38 01 01 (Trang 85 - 89)

1.4.3 .Trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội

2.2. NHỮNG THÀNH TỰU, TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN RÚT RA TỪ THỰC

2.2.1. Những thành tựu

Thành tựu nổi bật của Việt Nam trên lĩnh vực nhân quyền trước hết là việc sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hệ thống pháp luật, bao gồm cả Hiến pháp năm 1992, pháp lệnh, nghị định, hướng vào việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Theo thống kê, từ năm 1986 đến nay, Quốc hội Việt Nam đã thông qua trên 80 bộ luật các luật, trong đó có những bộ luật lớn trực tiếp bảo đảm các quyền con người như: Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự; Bộ luật Lao động; Luật đầu tư, Luật Đất đai; Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em; Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo…

Trong thời gian vừa qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong giáo dục quyền con người. Thành tựu này có được là nhờ đường lối, chính sách đúng đắn, kịp thời của Đảng và Nhà nước. Gần đây nhất, có thể kể đến Quyết định số 366/QĐ-TTg ngày 14/03/2011 ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 44-CT/TW ngày 20/7/2010 của Ban Bí thư về công tác nhân quyền trong tình hình mới, và Quyết định số 3821/QĐ-BTP ngày 12/09/2011 của Bộ Tư pháp phê duyệt Đề án tổng thể “Thực hiện Chỉ thị số 44-CT/TW ngày 20/7/2010 của Ban Bí thư về công tác nhân quyền trong tình hình mới và thực hiện các khuyến nghị được Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc thông qua theo cơ chế kiểm điểm định kỳ (UPR)”, trong đó có nhiệm vụ “Xây dựng và triển khai kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong nước về quyền con người”. Tiểu Đề án “Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong nước về quyền con người” cũng đã được thông qua tại Quyết định số 1875/QĐ-BĐH của Bộ Tư pháp ngày 28/06/2012 cho giai đoạn 2012 – 2014. Qua hơn hai năm thực hiện đề án, công tác giáo dục quyền con

 Biên soạn các tài liệu pháp luật phục vụ hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền con người phục vụ công tác tuyên truyền, phổ biến, tập huấn, bồi dưỡng. Các tài liệu này đã được biên soạn như:

- Sách nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền con người;

- Tài liệu bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền con người cho cán bộ, công chức, viên chức;

- Sổ tay tìm hiểu pháp luật về quyền con người [5];

- Tài liệu pháp luật phục vụ tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh cơ sở (tiếng Việt và tiếng dân tộc thiểu số);

- Tờ gấp phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền con người, tập trung một số đối tượng cụ thể là phụ nữ, trẻ em, người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, người cao tuổi…

 Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên các tổ chức đoàn thể và người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số đã được tổ chức bồi dưỡng, tập huấn kiến thức pháp luật và nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền con người.

Bộ Tư pháp cùng các cơ quan cấp Trung ương của các tổ chức như Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam, Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi Việt Nam, Hội Người cao tuổi Việt Nam, Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật, Hội Người mù, Hội nạn nhân chất độc da cam/Dioxin Việt Nam và các cơ quan liên quan đã tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp trung ương của các tổ chức, đoàn thể; đồng thời đã phối hợp với Ủy ban Dân tộc và các cơ quan liên quan tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho đối tượng là người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (theo Quyết định số 18/2011/QĐ-TTg ngày 18/03/2011 của Thủ tướng Chính phủ).

Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ Lãnh đạo các Sở, ban, ngành, tổ chức đoàn thể thuộc tỉnh, Lãnh đạo của Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, cấp huyện; đồng thời, đã hướng dẫn các Sở, ban, ngành, quận, huyện,

thị xã, thành phố thuộc tỉnh và các tổ chức đoàn thể tổ chức bồi dưỡng cho cán bộ, công chức, viên chức, hội viên của tổ chức.

Phòng Tư pháp quận, huyện, thị xã, thành phố đã tổ chức bồi dưỡng cho cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân huyện; cán bộ, công chức cấp xã; Trưởng thôn, Già làng, Trưởng bản, Tổ trưởng Tổ dân phố và cán bộ chủ chốt của các tổ chức đoàn thể trên địa bàn.

 Tổ chức thực hiện một số hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền con người tại các xã thuộc huyện ngh o theo Nghị quyết 30a/2008/NĐ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm ngh o nhanh và bền vững đối với các huyện ngh o, với các nội dung phong phú như: - Lồng ghép phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền con người vào sinh hoạt của Câu lạc bộ pháp luật tại cơ sở, bao gồm:

+ Bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật và kiến thức pháp luật về quyền con người cho Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ;

+ Đa dạng hóa các hình thức sinh hoạt của Câu lạc bộ pháp luật tìm hiểu về quyền con người như: tổ chức thi hái hoa dân chủ, mời báo cáo viên pháp luật phổ biến trực tiếp, phát hành tài liệu pháp luật, tổ chức sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, sáng tác văn thơ, bài hát để tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền con người…

- Lồng ghép phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền con người vào hoạt động của tổ hòa giải ở cơ sở:

+ Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền con người thông qua công tác hòa giải cho đội ngũ hòa giải viên;

+ Cung cấp tài liệu pháp luật, xây dựng các tình huống hòa giải liên quan đến pháp luật về quyền con người làm tài liệu mẫu cho hòa giải viên.

 Thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền con người trên các phương tiện thông tin đại chúng và hệ thống loa truyền thanh cơ sở

Bộ Tư pháp, Bộ Thông tin và Truyền thông, các cơ quan báo chí đã tổ chức thực hiện các chuyên trang, chuyên mục phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền con người, trong đó tập trung giới thiệu, giải đáp, đăng tải các tin, bài, hình ảnh, phóng sự về việc thực hiện pháp luật về quyền con người; biểu dương đối với các cá nhân, tập thể tích cực trong việc thực hiện pháp luật về quyền con người và lên án, đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật về quyền con người.

 Lồng ghép việc dạy và học kiến thức pháp luật về quyền con người vào chương trình học môn giáo dục công dân, môn pháp luật trong nhà trường, việc học tập pháp luật, giáo dục công dân của phạm nhân, học văn hóa của học sinh trường giáo dưỡng

- Bộ Tư pháp, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thực hiện các hoạt động sau:

+ Rà soát chương trình, tài liệu, sách giáo khoa môn giáo dục công dân, pháp luật liên quan đến việc học tập và giảng dạy pháp luật về quyền con người;

+ Biên soạn tài liệu tham khảo phục vụ việc dạy và học tập pháp luật về quyền con người cho đội ngũ nhà giáo và người học.

- Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng đã hướng dẫn, chỉ đạo lồng ghép việc học tập pháp luật về quyền con người trong chương trình học tập pháp luật, giáo dục công dân của phạm nhân, học văn hóa của học sinh trường giáo dưỡng thông qua các hoạt động:

+ Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật về quyền con người cho đội ngũ cán bộ thực hiện việc dạy pháp luật, giáo dục công dân cho phạm nhân, giáo viên trường giáo dưỡng;

+ Biên soạn tài liệu tham khảo phục vụ việc dạy và học pháp luật, giáo dục công dân về quyền con người cho phạm nhân và học sinh trường giáo dưỡng.

 Tổ chức hội thảo, tọa đàm, các sự kiện nhằm nâng cao nhận thức chung của cộng đồng về quyền con người

Các diễn đàn, hội nghị, hội thảo, tọa đàm, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm đã được tổ chức nhằm đẩy mạnh việc thực hiện pháp luật về quyền con người; các phong trào, các sự kiện có ý nghĩa thiết thực, tác động trực tiếp tới nhận thức chung của cộng đồng về việc bảo đảm và thực hiện quyền con người đối với từng đối tượng cụ thể, gắn với các sự kiện như: Tháng hành động vì trẻ em, Ngày Người cao tuổi, Ngày quốc tế phụ nữ...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền con người và giáo dục quyền con người ở việt nam hiện nay luận văn ths luật 60 38 01 01 (Trang 85 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)