Kết quả đạt được trong việc bảo đảm quyền của người bị tạm giam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền của người bị tạm giam trước khi xét xử một số vấn đề lí luận và thực tiễn (Trang 64 - 68)

2.4. Thực tiễn việc bảo đảm quyền của người bị tạm giam trước kh

2.4.1. Kết quả đạt được trong việc bảo đảm quyền của người bị tạm giam

2.4.1. Kết quả đạt được trong việc bảo đảm quyền của người bị tạm giam trước khi xét xử trước khi xét xử

Trong những năm qua, việc bảo đảm quyền con người nói chung và quyền của người bị tạm giam nói riêng ở Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể. Việt Nam đã chủ động mời nhóm cơng tác của Liên hợp quốc và đón nhiều đồn nước ngồi vào tìm hiểu tình hình tại Việt Nam, ví dụ như nhóm cơng tác về giam giữ tùy tiện của Liên hợp quốc đã thăm Việt Nam vào năm 1994; chuyến thăm của đoàn các chuyên gia Nhà tù của Thụy Sỹ, đoàn của Úc, Na Uy, EU…Bên cạnh đó,

Việt Nam cũng đăng cai tổ chức một số hội thảo, hội nghị quốc tế về quyền con người như Hội thảo Hội thảo quốc tế về Công ước chống tra tấn và đối xử vô nhân đạo (tháng 12/2003) do Trung tâm nghiên cứu quyền con người – Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Bộ ngoại giao Việt Nam và Đại sứ quán Đan Mạch tổ chức; Hội thảo Việt Nam - EU về án tử hình (tháng 11/2004); Hội thảo về quyền con người lần thứ 6 do Trung Quốc – Na-uy – Ca-na-đa đồng bảo trợ với sự tham gia của hơn 20 nước trong khu vực (tháng 12/2004); Hội thảo về Quyền sống trong pháp luật Quốc tế và pháp luật Việt Nam do Viện chính sách cơng và pháp luật (IPL) phối hợp với Trung tâm nhân quyền Na Uy, Đại học Oslo tổ chức (tháng 9/2014). Ngoài ra, Việt Nam cịn khuyến khích trao đổi giữa các học giả về vấn đề quyền con người thơng qua chương trình hợp tác giữa Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Oslo Na Uy đào tạo thạc sĩ nhân quyền và đã triển khai khóa học đầu tiên vào năm 2011.

Theo báo cáo của Cục thống kê tội phạm và công nghệ thông tin của Viện kiểm sát nhân dân tối cao giai đoạn 5 năm (2009-2013), trong phạm vi toàn quốc đã tiến hành điều tra 436.696 vụ án hình sự với 712.254 bị can, đưa ra truy tố 315.063 vụ án hình sự với 553.565 bị can và đưa ra xét xử 299.621 vụ án hình sự với 518.485 bị cáo [38].

Bảng 2.3: Tình hình điều tra, truy tố, xét xử tội phạm trên phạm vi toàn quốc từ năm 2009 đến năm 2013

Năm

Điều tra Truy tố Xét xử

Số vụ Số bị can Số vụ Số bị can Số vụ Số bị cáo

2009 65872 100814 58754 100247 60417 102536 2010 93708 151007 56233 97491 51850 86855 2011 89150 141658 59700 105414 58235 100583 2012 93621 150879 66842 120149 64910 116849 2013 94345 167896 73534 130264 64209 111662 Tổng 436696 712254 315063 553565 299621 518485

Số liệu trên cho thấy số vụ án hình sự và số bị can, bị cáo được đưa ra xử lý có xu hướng giảm theo các giai đoạn tố tụng. Chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn điều tra, truy tố được đảm bảo, kịp thời hủy bỏ các quyết định trái phạm luật xâm phạm quyền con người của bị can, trả hồ sơ để điều tra bổ sung các vụ án do thiếu chứng cứ hoặc do vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong điều tra; đình chỉ điều tra đối với nhiều bị can khơng có tội hoặc miễn trách nhiệm hình sự… góp phần đảm bảo quyền của bị can, bị cáo trước khi xét xử.

Công tác kiểm sát tạm giam được Viện kiểm sát các cấp thực hiện chặt chẽ, hạn chế việc lạm dụng biện pháp tạm giam. Trường hợp không cần thiết phải áp dụng biện pháp tạm giam đã được cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng biện pháp ngăn chặn thay thế.

Bảng 2.4: Số lệnh Viện kiểm sát hủy bỏ biện pháp tạm giam từ năm 2009 đến năm 2013

Năm Số lệnh Viện kiểm sát hủy bỏ biện pháp tạm giam

2009 3847

2010 3620

2011 3781

2012 3780

2013 3173

Nguồn: Cục thống kê tội phạm và công nghệ thông tin, VKSNDTC

Việc thực hiện các chế độ đối với người bị tạm giam được đảm bảo theo đúng quy định tại Nghị định 89/1998 về Quy chế về Tạm giữ, tạm giam. Tất cả các trường hợp tạm giam đều được phân loại, hạn chế tình trạng giam các bị can chung buồng trong cùng một vụ án, giam người có tiền án tiền sự với người chưa có tiền án tiền sự, người bị nhiễm HIV với người khác. Việc trích xuất, thực hiện nội quy, quy chế tạm giam được thực hiện nghiêm chỉnh, hạn chế những trường hợp vi phạm nội quy, quy chế và kịp thời lập biên bản những bị can vi phạm nội quy, quy chế trại tạm giam.

Các chế độ ăn, ở, sinh hoạt và các chế độ khác cho người bị tạm giam được đảm bảo được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Tiêu chuẩn lương thực cũng được tăng lên, các tiêu chuẩn khác như thịt, cá, rau, đường, xà phòng, chất đốt, nước mắm, muối được quy định theo định lượng, nhiều trại tạm giam đã chủ động hoán đổi định lượng ăn của người bị tạm giam cho phù hợp với thực tế và khẩu vị để người bị tạm giam ăn hết tiêu chuẩn. Khắc phục hồn tồn tình trạng người bị tạm giam chết suy kiệt do hậu quả của chế độ ăn uống không đảm bảo. Diện tích

sàn nằm đảm bảo đủ 02m2/01 người, bệ nằm được lát gạch Galyto và có chiếu trải

để nằm. Trường hợp can, phạm nhân khơng có chăn, màn được trại cấp cho mượn theo đúng quy định. Chế độ tiêu chuẩn đối với người bị tạm giam là nữ được đảm bảo về quần áo, tư trang.

- Về chế độ thăm nuôi, tiếp tế, gửi quà, nhận – gửi thư

Mọi trường hợp thân nhân đến thăm gặp người bị tạm giữ, tạm giam đều được tạo điều kiện, không bị cản trở vô lý. Mọi trường hợp thăm gặp đều được vào sổ theo dõi chặt chẽ. Những trường hợp đã hoàn cung, chờ xét xử, chấp hành tốt nội quy trại tạm giam có thể được xét tăng đôi số lần thăm gặp. Trường hợp đang trong thời gian bị kỷ luật khơng được thăm gặp gia đình. Chế độ thăm gặp của phạm nhân được thực hiện mỗi tháng một lần. Những trường hợp chấp hành tốt nội quy trại giam, tích cực học tập, lao động cải tạo tiến bộ có thể được tăng số lần thăm gặp, tiếp tế. Mọi trường hợp thăm gặp đều được tổ chức tại nhà thăm gặp của trại tạm giam. Trại tạm giam cũng thực hiện tốt việc nhận, gửi thư, quà, tiền lưu ký theo đúng quy định.

- Về chế độ khám chữa bệnh

Cơng tác chăm sóc sức khỏe cho can phạm nhân luôn đảm bảo, khi ốm đau được khám, phát thuốc điều trị tại buồng giam và bệnh xá của trại. Các trường hợp bị bệnh nặng, vượt quá khả năng của y tế trại thì chuyển lên bệnh viện tuyến trên khám và điều trị. Tình trạng người bị tạm giam trốn, chết giảm đáng kể. Điều kiện cơ sở vật chất của Trại tạm giam từng bước được đẩy mạnh nhằm giảm tình trạng quá tải về số lượng và yếu kém về chất lượng bảo đảm an toàn cho việc tạm giam.

- Về các chế độ khác

Trại tạm giam trang bị 01 hệ thống loa đài truyền thanh để tuyên truyền giáo dục cho người bị tạm giam nghe về các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước. Ngồi ra trại cịn bố trí ở một số buồng giam chung 01 tivi cho can, phạm nhân xem để có thêm nhận thức, thấy được chính sách khoan hồng của Đảng, nhà nước đối với người phạm tội và tình hình xã hội nói chung. Đối với các phạm nhân chấp hành án tại phân trại cải tạo đều được học tập chính trị, pháp luật, quy chế, nội quy trại tạm giam… Hàng tuần, tháng, quý tổ chức cho các đội phạm nhân sinh hoạt để kiểm điểm, bình xét, đánh giá về thái độ học tập, kết quả lao động cải tạo của từng phạm nhân để làm cơ sở cho việc xét, giảm án, tha đặc xá.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền của người bị tạm giam trước khi xét xử một số vấn đề lí luận và thực tiễn (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)