2.3. Quyền của người bị tạm giam trước khi xét xử trong pháp luật
2.3.7. Quyền được hưởng tố tụng riêng đối với người chưa thành niên
Bộ luật dân sự Việt Nam, tại Điều 18 quy định: “Người từ đủ 18 tuổi trở lên là
người thành niên. Người chưa đủ 18 tuổi là người chưa thành niên” [30, Điều 18].
Tuy nhiên khác với luật nhân quyền quốc tế đồng nhất khái niệm trẻ em với người chưa thành niên, pháp luật Việt Nam có quy định khác. Điều 1, Luật bảo vệ, chăm
sóc và giáo dục trẻ em của Việt Nam quy định: “trẻ em là công dân Việt Nam dưới
16 tuổi”. Bộ luật hình sự 1999, tại Điều 2 khẳng định: “Người đủ 16 tuổi trở lên
phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. Người đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng” [31, Điều 2].
Pháp luật Việt Nam có những quy định rất chặt chẽ bảo vệ người chưa thành niên bị tước tự do. Việc bắt, tạm giữ, tạm giam người chưa thành niên phạm tội chỉ được thực hiện trong trường hợp thật sự cần thiết. Điều 303 BLTTHS 2003 quy định:
“Đối với người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi có thể bị bắt, tạm giữ, tạm giam nếu có đủ căn cứ quy định tại các Điều 80, 81, 82, 86, 88 và 120 của Bộ luật này, nhưng chỉ trong những trường hợp phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng…” [30, Điều 303].
BLTTHS 2003 dành một phần quan trọng quy định về thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên, từ Điều 301 đến Điều 310. Những điều luật trên đã quy định rất rõ ràng, cụ thể và đầy đủ các thủ tục tố tụng áp dụng đối với người chưa thành niên. Các quy định trên nhằm đảm bảo những điều kiện tốt nhất cho người chưa thành niên bị tước tự do khi tham gia tố tụng. Chẳng hạn như khi tiến hành tố tụng đối với người chưa thành niên, bắt buộc phải có đại diện của gia đình, nhà trường, Đồn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, tổ chức khác nơi người chưa thành niên học tập, lao động và sinh sống và bắt buộc phải có luật sư bào chữa cho người chưa thành niên trong phiên tòa. Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán tiến hành tố tụng đối với người chưa thành niên phạm tội phải là người có những hiểu biết cần thiết về tâm lý học, khoa học giáo dục cũng như về hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm của người chưa thành niên.
Việc áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam đối với người chưa thành niên chỉ được thực hiện trong những trường hợp phạm tội nghiêm trọng do cố ý, phạm tội rất nghiêm trọng hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Việc chấp hành hình phạt tù đối với người chưa thành niên phạm tội thực hiện theo chế độ giam giữ riêng do pháp luật quy định. Không được giam giữ chung người chưa thành niên
với người thành niên. Người chưa thành niên bị kết án phải được học nghề hoặc học văn hóa trong thời gian chấp hành hình phạt tù. Nếu người chưa thành niên đang chấp hành hình phạt tù đã đủ mười tám tuổi thì phải chuyển người đó sang chế độ giam giữ người đã thành niên. Đối với người chưa thành niên đã chấp hành xong hình phạt tù, Ban giám thị trại giam phải phối hợp với chính quyền và tổ chức xã hội ở xã, phường, thị trấn để giúp người đó trở về sống bình thường trong xã hội.
Đặc biệt, BLTTHS 2003 đã có nhiều sửa đổi, bổ sung đối với địa vị tố tụng của những người tham gia tố tụng theo hướng tăng thêm quyền của những người tham gia tố tụng để họ có đủ cơ sở pháp lý bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi tham gia tố tụng nói chung, tham gia phiên tịa nói riêng. Cụ thể là, người bị tạm giam được nhận các quyết định tố tụng liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình; được biết mình bị tạm giữ, bị khởi tố, bị truy tố về tội gì; được trình bày lời khai, đưa ra chứng cứ và các yêu cầu, có quyền từ bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa, được tranh luận nói lời sau cùng tại phiên tịa được khiếu nại không chỉ đối với quyết định mà cả đối với hành vi tố tụng của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; được kháng cáo theo trình tự phúc thẩm bản án, quyết định của Tịa án.
Các quy định của pháp luật Việt Nam về người bị tạm giam trước khi xét xử nhìn chung khá tương thích với các chuẩn mực quốc tế có liên quan. Tổng hợp các quy định về quyền của người bị tạm giam trong pháp luật Việt Nam so sánh với các tiêu chuẩn quốc tế có liên quan có thể được thể hiện qua bảng sau.
Bảng 2.2: So sánh các quy định về quyền của người bị tạm giam trong pháp luật Việt Nam với các tiêu chuẩn quốc tế có liên quan
Quyền Tiêu chuẩn
quốc tế Pháp luật Việt Nam
1. Quyền sống Điều 3 UDHR; Điều
6 ICCPR
Điều 20 Hiến pháp 2013 (gián tiếp); Điều 93 – 122 BLTTHS 2003
1. Quyền được bảo vệ
không bị tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục
Điều 5 UDHR; Điều 7 ICCPR; Công ước CAT
Điều 20 Hiến pháp 2013 (gián tiếp); Điều 6, 7, 9 BLTTHS 2003; Chương XII, XXII Bộ luật hình sự 1999
2. Quyền được bảo vệ để khỏi bị bắt, giam giữ tùy tiện
Điều 9 UDHR; Điều 9 ICCPR;
Điều 20 Hiến pháp 2013 (gián tiếp); Điều 6, 7 BLTTHS 2003; Chương XXII Bộ luật hình sự 1999
3. Quyền được đối xử
nhân đạo và tôn trọng nhân phẩm
Điều 10 ICCPR Điều 20 Hiến pháp 19922 (gián
tiếp); Luật đặc xá 2007 và các văn bản hướng dẫn
4. Quyền được thơng tin, liên lạc với bên ngồi
Tập hợp các nguyên tắc về bảo vệ tất cả những người bị giam hay bị cầm tù dưới bất kỳ hình thức nào, 1988 Điều 85 BLTTHS 2003;
Điều 16 Luật thi hành án hình sự 2010
5. Quyền khiếu nại, tố cáo việc giam giữ trái phép
Điều 9(4) ICCPR Điều 30 Hiến pháp 2013; Điều
31 BLTTHS 2003 6. Quyền không bị bỏ tù
vì khơng hồn thành được nghĩa vụ theo hợp đồng
Điều 11 ICCPR
7. Quyền không bị phân
biệt đối xử, được thừa nhận và bình đẳng trước pháp luật
Điều 2, Điều 7 UDHR; Điều 26 ICCPR
Điều16 Hiến pháp 2013; Điều 16 BLTTHS 2003
8. Quyền được thông tin
về lý do bắt giữ và những quyền khi bị bắt giữ
Điều 3 UDHR; Điều 9(2) ICCPR
Điều 48, 49 BLTTHS 2003
9. Quyền im lặng và
không phải đưa ra lời khai chống lại chính mình
Điều 14 (2, g) ICCPR
10. Quyền được xét xử
công khai
Điều 10 UDHR; Điều 14 ICCPR
Điều 103 Hiến pháp 2013; Điều 18 BLTTHS 2003
11. Quyền bào chữa, bao
gồm quyền tự bào chữa và nhờ luật sư bào chữa
Điều 14(3) ICCPR Điều 31 Hiến pháp 2013; Điều
11, Điều 56, Điều 57 BLTTHS 2003; Luật luật sư 2006
12. Quyền được suy đốn vơ tội
Điều 11 UDHR; Điều 14 ICCPR
Điều 9 BLTTHS 2003
13. Quyền được xét xử bởi cơ quan tài phán có thẩm quyền, độc lập, vơ tư, được thành lập theo pháp luật Điều 7, 10 UDHR; Điều 14 ICCPR Các Điều 103 Hiến pháp 2013; Điều 14, 16, 42 BLTTHS 2003 14. Quyền không bị áp dụng hồi tố và kết án nhiều lần vì cùng một hành vi phạm tội Điều 11(2) UDHR; Điều 15 ICCPR Điều 7 Bộ luật hình sự 1999
15. Quyền kháng cáo Điều 14 (5) ICCPR;
Bình luận chung số 32 của Ủy ban nhân quyền
Điều 231 BLTTHS 2003
16. Quyền được bồi
thường khi bị bắt hoặc bị giam giữ bất hợp pháp
Điều 14 ICCPR Điều 31 Hiến pháp 2013; Điều
29 BLTTHS 2003
17. Quyền được hưởng thủ
tục tố tụng riêng cho người chưa thành niên
Điều 14 ICCPR;
Điều 40 CRC
Từ Điều 301- 310 BLTTHS 2003
Nguồn: ICCPR, UDHR, CRC, CAT, Các quy tắc của Liên Hợp Quốc về bảo vệ người chưa thành niên bị tước tự do, BLTTHS Việt Nam 2003