mà chúng ta đang tiếp tục xây dựng và hoàn thiện.
Việc quy định trong Hiến pháp và pháp luật các quyền con người là tự nhiên, bẩm sinh và vốn có của mọi cá nhân không chỉ giúp đảm bảo nội dung hiến định phản ánh đúng bản chất của các quyền con người, mà còn nhằm phòng ngừa sự tùy tiện của nhà nước trong việc quy định, thu lại, xóa bỏ, giảm bớt hay đặt ra những điều kiện khơng thích đáng đối với việc hưởng thụ các quyền con người thông qua Hiến pháp và pháp luật.
3.1.2. Bảo đảm quyền của người bị tạm giam là yêu cầu của nhà nước pháp quyền pháp quyền
Quan điểm về nhà nước pháp quyền và các đặc trưng của nó rất phong phú và được thể hiện trên nhiều phương diện khác nhau. Tuy nhiên, mục tiêu chung của nhà nước pháp quyền là một nhà nước nhân bản vì con người. Trong nhà nước pháp quyền, các quyền con người được pháp luật bảo đảm thực hiện và được bảo vệ không bị xâm phạm. Ghi nhận và bảo đảm quyền con người trên thực tế là thể hiện của một Nhà nước tiến bộ, dân chủ, văn minh. Các quyền con người trở thành đối tượng bảo đảm trong việc ghi nhận về pháp lý. Bảo đảm quyền con người không chỉ là nội dung, bản chất mà còn trở thành mục tiêu cao nhất trong xây dựng Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Trong báo cáo quốc gia kiểm điểm định kỳ việc thực hiện quyền con người của Việt Nam, chính phủ Việt Nam khẳng định:
Mọi sự phát triển chỉ có ý nghĩa khi nó là của mỗi con người và vì mỗi con người. Khi con người được đặt vào vị trí trung tâm của sự phát triển, thì sự tăng trưởng kinh tế, sự phát triển của nguồn lao động, cũng như sự phát triển các lĩnh vực khác của xã hội cũng đều vì mục tiêu phát triển con người và vì hạnh phúc của con người. Chính vì vậy, Nhà nước Việt Nam ln coi con người là mục tiêu và động lực của sự nghiệp phát triển đất nước. Mọi chính sách phát triển của Việt Nam ln lấy con người làm trung tâm: phát triển kinh tế vì con người; tăng trưởng kinh tế gắn liền với bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển và từng chính sách phát triển; tăng trưởng kinh tế đi đơi với phát triển văn hóa, giáo dục, nâng cao dân trí, bảo vệ và cải thiện mơi trường [46].
Hiến pháp 2013 đánh dấu sự thay đổi quan trọng trong việc ghi nhận và bảo đảm quyền con người bằng việc quy định Chương 2: Quyền con người, quyền nghĩa vụ cơ bản của công dân. Trong số các quyền con người được Hiến pháp ghi nhận thì quyền bất khả xâm phạm về thân thể được chú trọng đặc biệt. Điều 20 Hiến pháp 2013 quy định:
1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; 2. Không ai bị bắt nếu khơng có quyết định của Tồ án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam, giữ người do luật định [32, Điều 20].
Bảo vệ và tăng cường hưởng thụ các quyền con người, trong đó có quyền của người bị tạm giam được Đảng và Nhà nước ta xác định là sự nghiệp và nó khơng tách rời với mục tiêu làm cho mọi người phát triển tự do và toàn diện. Xuất phát từ quan điểm trên, trong mọi hoạt động, chính sách của mình, nhà nước cần phải hướng vào việc chăm lo cho con người, bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người, trong đó có quyền của người bị tạm giam.