Bảo đảm quyền của người bị tạm giam góp phần làm hài hịa pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền của người bị tạm giam trước khi xét xử một số vấn đề lí luận và thực tiễn (Trang 86)

luật quốc gia và pháp luật quốc tế

Trong những năm qua, Việt Nam đã tham gia nhiều Công ước quốc tế về quyền con người, trong đó phải kể đến là Cơng ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966 (ICCPR); Cơng ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966 (ICESCR); Cơng ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ năm 1979 (CEDAW); Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc năm 1955; Công ước về quyền trẻ em năm 1989 (CRC) cùng Nghị định thư bổ sung chống buôn bán trẻ em, mại dâm trẻ em và văn hóa phẩm khiêu dâm trẻ em;... Theo các Công ước này, quyền con người trong mọi lĩnh vực phải được các quốc gia tôn trọng và bảo vệ bao gồm cả các quyền cần được đảm bảo bởi pháp luật hình sự và TTHS như quyền sống, quyền xin ân giảm hoặc thay đổi mức hình phạt, quyền khơng bị tra tấn, đối xử một cách tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm, không bị bắt làm nơ lệ, quyền tự do và an tồn cá nhân, không bị bắt giữ và giam cầm vô cớ, quyền được phán quyết bởi tòa án hoặc cơ quan tài phán có thẩm quyền cho hành vi phạm tội, quyền bình đẳng trước tịa và cơ quan tài phán… Các công ước này cũng đòi hỏi các quốc gia thành viên phải tiến hành các biện pháp lập pháp cần thiết nhằm bảo đảm ngày càng đầy đủ các quyền con người được thừa nhận.

Nhận thức được sự cần thiết và tầm quan trọng của việc tăng cường sự bảo đảm các quyền con người trong tiến trình tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã nhấn mạnh sự cần thiết phải hoàn thiện BLHS và thủ tục tố tụng tư pháp đảm bảo tính đồng bộ, dân chủ, công khai, minh bạch, tôn trọng và bảo vệ quyền con người, giảm hình phạt tù, mở rộng áp dụng các hình phạt khơng giam giữ, hạn chế hình phạt tử hình theo hướng chỉ áp dụng đối với các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Việc làm hài hòa giữa pháp luật quốc gia với pháp luật quốc tế nói chung và với các yêu cầu của các điều ước quốc tế về quyền con người nói riêng là hết sức

cần thiết khơng chỉ để thực hiện đầy đủ hơn các nghĩa vụ quốc tế mà Việt Nam đã cam kết mà còn là đòi hỏi của thực tiễn trong nước nhằm bảo đảm ngày càng tốt hơn quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân theo tinh thần các Nghị quyết số 48 và số 49 của Bộ Chính trị.

3.2. Hồn thiện quy định pháp luật Tố tụng Hình sự về quyền của người bị tạm giam trước khi xét xử đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và thực thi Hiến pháp 2013

Trong việc bảo đảm quyền của người bị tạm giam hệ thống pháp luật có vị trí quan trọng. Do các quy phạm pháp luật là nơi thể hiện rõ ràng nhất những tư tưởng tiến bộ về quyền của người bị tạm giam bằng biện pháp pháp lý và được bảo đảm thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước. Đồng thời, hệ thống pháp luật còn phản ánh sự tương thích giữa chuẩn mực quốc tế về quyền của người bị tạm giam với pháp luật quốc gia, là thước đo về mức độ bảo đảm quyền của người bị tạm giam của quốc gia ở mỗi thời điểm cụ thể.

Từ khi Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1945 đến nay, pháp luật về quyền con người đã có sự phát triển khơng ngừng, đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước và hội nhập với quốc tế. Dù đạt được những thành tựu to lớn nhưng Việt Nam cịn gặp rất nhiều khó khăn và một số hạn chế trong nỗ lực bảo đảm quyền con người. Trên phương diện pháp lý, mặc dù hệ thống pháp luật Việt Nam đã gần hơn với thông lệ quốc tế, nhưng nhìn chung trình độ và kỹ năng lập pháp vẫn còn hạn chế, nhiều quy định chưa phù hợp, còn chồng chéo, mâu thuẫn nhau, chưa theo kịp thực tiễn. Đâu đó, việc áp dụng pháp luật chưa tốt ảnh hưởng đến sự thụ hưởng các quyền cơ bản của con người.Vì vậy trong thời gian tới cần hồn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật để đảm bảo tốt hơn quyền cho nhóm người này. Các kiến nghị cụ thể:

3.2.2. Đối với các nguyên tắc, tiêu chuẩn quốc tế về người bị tạm giam

Hiện Việt Nam đã tham gia khá nhiều công ước chủ chốt về nhân quyền, trong đó có 2 Cơng ước góp phần tạo nên Bộ luật nhân quyền của thế giới, đó là Cơng ước ICCPR và ICESCR. Trong Cơng ước ICCPR rất nhiều quyền của người

bị tạm giam đã được ghi nhận một cách trực tiếp. Mới đây, Việt Nam cũng đã phê chuẩn Công ước chống tra tấn CAT cũng là một trong những điều ước cơ bản nhất về nhân quyền và là công ước trực tiếp điều chỉnh về quyền của người bị tước tự do. Việc gia nhập công ước chống tra tấn là phù hợp với xu hướng phát triển, tiến bộ của thời đại. Việc tham gia cơng ước này, do đó sẽ nâng cao đáng kể uy tín quốc tế của Việt Nam trên lĩnh vực nhân quyền, tranh thủ được cảm tình và sự ủng hộ của dư luận tiến bộ trên thế giới, tạo cơ sở cho việc tăng cường đối thoại và trao đổi với các nước và các tổ chức quốc tế về nhân quyền, góp phần ngăn chặn được âm mưu của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề nhân quyền để bôi nhọ chế độ ta. Đồng thời tạo ra những động lực, cơ sở mới để thúc đẩy hoạt động phịng chống tra tấn, góp phần bảo đảm quyền cho người bị tạm giam nói riêng, quyền con người nói chung.

Bên cạnh việc tham gia các công ước Quốc tế, Việt Nam cần quan tâm nghiên cứu nội dung các khuyến nghị, bình luận của các thiết chế giám sát nhân quyền quốc tế, đặc biệt là những khuyến nghị, bình luận liên quan đến việc bảo đảm quyền của người bị tạm giam. Những bình luận, khuyến nghị chung và những kết luận khuyến nghị đó do Uỷ ban quyền con người và các Ủy ban giám sát công ước khác đưa ra trong quá trình xem xét báo cáo của các quốc gia về việc thực hiện những cơng ước mà quốc gia đó tham gia. Mặc dù về mặt pháp lý, những tài liệu của các Ủy ban trên chỉ có tính chất khuyến nghị với các quốc gia, song trên thực tế, chúng được xem là những ý kiến chính thức giải thích nội dung của các cơng ước quốc tế về nhân quyền và thường được các quốc gia tôn trọng, tuân thủ. Bởi vậy, việc quan tâm nghiên cứu nội dung các khuyến nghị, bình luận đó một mặt giúp chúng ta hiểu đúng các nội dung cơng ước, từ đó có thể hành động phù hợp với nội dung các tiêu chuẩn nhân quyền được quy định trong các Cơng ước đó. Mặt khác, việc này có thể khiến chúng ta tránh khỏi các chỉ trích bất lợi của cộng đồng quốc tế, nhất là các thế lực thù địch muốn lợi dụng để gây rối, phá hoại chế độ.

3.2.3. Đối với hệ thống pháp luật trong nước

Rà sốt tồn bộ hệ thống văn bản liên quan đến quyền của người bị tạm giam, trên cơ sở đó có kế hoạch xây dựng văn bản mới hoặc sửa đổi, bổ sung các

văn bản hiện hành đáp ứng yêu cầu của các điều ước quốc tế về quyền của người bị tạm giam. Cụ thể:

3.2.3.1. Hoàn thiện một số quyền quan trọng của người bị tạm giam

Một số quyền của người bị tam giam cần được hoàn thiện như sau:

- Quyền suy đốn vơ tội. Quyền này quy định người bị tạm giam được pháp luật xác định là người khơng có tội cho đến khi có bản án kết tội đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Đây là cơ sở, là tư tưởng xuyên suốt để quy định địa vị tố tụng của bị can, bị cáo trong quá trình tố tụng và thực hiện các quy định đó trong thực tiễn tố tụng. Trừ một số quyền, lợi ích mà người bị tạm giam bị hạn chế khi bị áp dụng biện pháp cưỡng chế tố tụng thì người bị tạm giam được bảo đảm các quyền, lợi ích hợp pháp của người cơng dân, được đối xử như những công dân khác. Đồng thời, cần phải sửa đổi nội dung của ngun tắc suy đốn vơ tội để phù hợp với nhận thức chung và tránh việc nhận thức sai lệch. Theo quy định của điều 9 BLTTHS, nội dung nguyên tắc được quy định là “không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật”. Từ đó, có ý kiến cho rằng một người chỉ được coi là có tội và đồng thời phải chịu hình phạt (cần và đủ hai điều kiện: có tội và chịu hình phạt) thì mới cần phải có bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tịa án. Cịn khơng cần phải có bản án có hiệu lực của Tịa án thì một người vẫn có thể được coi là có tội. Vì vậy, ngay sau khi khởi tố bị can, người bị khởi tố đã có thể bị coi là người có tội; họ chỉ khơng phải chịu hình phạt mà thơi. Trong thực tế một thời gian dài chúng ta đã đối xử với bị can, bị cáo theo tinh thần đó. Đây là cách nhìn nhận là sai lầm, được suy diễn một cách máy móc từ nội dung nguyên tắc được thể hiện tại điều 9 BLTTHS hiện hành, nhưng lại trái với nguyên tắc suy đốn khơng có tội đã được nhận thức thống nhất trong pháp luật TTHS các quốc gia trên thế giới cũng như TTHS quốc tế.

Việc BLTTHS bổ sung thêm mệnh đề “và phải chịu hình phạt” vào nội dung nguyên tắc đã làm cho nội dung khơng chính xác, trái với bản chất của nguyên tắc TTHS quan trọng này và dẫn đến vi phạm trên thực tế. Có thể nói, nguyên tắc suy đốn khơng có tội trong TTHS là một thành tựu của khoa học pháp lý hiện đại trên

thế giới. Đối với hầu hết các quốc gia, ngun tắc suy đốn khơng có tội giữ một vị trí vơ cùng quan trọng, định hướng cho tồn bộ quá trình tố tụng giải quyết vụ án hình sự. Ngun tắc này khơng cịn là riêng biệt trong pháp luật của từng quốc gia mà nó đã được tồn cầu hóa. Cụ thể được ghi nhận ở Điều 11 của Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền:

1. Bất kỳ một người nào bị cáo buộc trong việc thực hiện tội phạm đều có quyền được coi là chưa có tội khi lỗi của họ chưa được chứng minh bằng một phiên tịa cơng khai theo một thủ tục do pháp luật quy định và tại phiên tịa đó họ được hưởng tất cả những bảo đảm cần thiết cho việc bào chữa của mình;

2. Khơng ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt bởi một hành vi mà BLHS khơng coi là tội phạm tại thời điểm thực hiện hành vi đó [13, Điều 11].

Điều 6.2 Cơng ước Châu Âu về quyền con người ghi nhận nguyên tắc này

với nội dung: “Bất cứ người nào bị cáo buộc đã thực hiện hành vi phạm tội sẽ được

coi là khơng có tội cho đến khi chứng minh được anh ta phạm tội theo quy định của pháp luật” [13, Điều 6]. Theo Cơng ước thì ngun tắc suy đốn khơng có tội được

coi là sự đảm bảo tố tụng đầu tiên khi bắt đầu khởi động hoạt động TTHS. Nguyên tắc này áp đặt một nhiệm vụ đối với những người có thẩm quyền phải giải quyết vụ án với một thái độ nghiêm túc và hợp pháp [45]. Theo quan điểm của các luật gia Châu Âu thì khía cạnh quan trọng và nền tảng nhất của nguyên tắc suy đoán vơ tội đó chính là sự buộc tội. Điều này gắn liền với việc xem xét công bằng, không phiến diện của tòa án. Tòa án phải xem xét vấn đề theo hướng có lợi cho bị cáo mà khơng bị ràng buộc bởi bất cứ định kiến nào, và chỉ có thể kết tội anh ta trên cơ sở đã xem xét, đánh giá các chứng cứ được xem là hợp pháp và được thu thập theo một trình tự, thủ tục luật định. Như vậy, theo quan điểm này thì việc một người bị coi là có tội chỉ khi có sự kết tội của tịa án và sự kết tội này phải dựa trên việc xem xét, đánh giá khách quan các chứng cứ đã được thu thập hợp pháp. Điều này có thể hiểu, nếu tịa án coi bị cáo đã là người có tội thì tại phiên tịa xét xử, tịa án sẽ khơng khách

quan trong việc đánh giá các chứng cứ, đánh giá ý kiến tranh luận của các bên buộc tội và bên bào chữa đưa ra. Và như vậy quyền lợi của người bị buộc tội sẽ không thể được đảm bảo. Nếu một người bị cáo buộc là phạm tội mà Tịa án hay các cơ quan có thẩm quyền hiển nhiên coi anh ta là có tội, hoặc sự phán quyết chỉ đơn thuần dựa trên lời nhận tội của bị cáo thì điều đó có nghĩa là ngun tắc suy đốn vơ tội đã bị vi phạm. Như vậy, vấn đề cốt lõi và cơ bản của nguyên tắc chính là ở chỗ

“mọi nghi ngờ phải được giải thích theo hướng có lợi cho người bị buộc tội”. Thẩm

phán không thể bắt đầu nhiệm vụ của anh ta với sự suy đoán rằng bị cáo đã thực hiện hành vi phạm tội mà họ bị cáo buộc. Một điều cốt yếu là gánh nặng chứng minh phải là của cơ quan tiến hành tố tụng, còn đối với người bị buộc tội, họ khơng có nghĩa vụ này. Điều này cho phép trước những lập luận theo chiều hướng suy đốn có tội từ phía Thẩm phán hoặc Hội đồng xét xử thì người bị buộc tội, ít nhất, cũng có quyền đưa ra những chứng cứ cho rằng bản án của tịa án là khơng chính đáng. Như vậy, một bản án bị phát hiện có sự thiên vị của Thẩm phán thì đương nhiên sẽ khơng được chấp nhận ở cấp phúc thẩm. Trong trường hợp này, Tịa án phúc thẩm bắt buộc phải tìm hiểu nguyên nhân của sự thiên vị, đồng thời sửa chữa và khắc phục những sai phạm của Tòa án cấp dưới trong việc ra bản án. Việc làm này sẽ đảm bảo cho bị cáo thấy rằng quyền lợi chính đáng của anh ta được bảo vệ trọn vẹn [42]. Qua phân tích trên, liên hệ với điều 9 BLTTHS nước ta quy định

ngun tắc “Khơng ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết

tội của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật” [31, Điều 9], có thể thấy rằng quy định này

là chưa hoàn thiện về nội dung cũng như hình thức thể hiện. Bởi vì: 1/ Quy định này mới chỉ thể hiện được một phần nội dung chứ chưa thể hiện chính xác nội dung của ngun tắc suy đốn khơng có tội như nhận thức chung về nguyên tắc này; 2/ Chưa chỉ rõ ai là người được suy đốn khơng có tội. Theo quy định của điều luật thì dường như bất kỳ ai cũng là đối tượng của việc suy đốn khơng có tội. Thực ra, chỉ những người bị nghi thực hiện tội phạm (người bị tạm giữ, bị can, bị cáo) mới cần đến quy định này; 3/ Trong quá trình chứng minh, mọi nghi ngờ về lỗi phải được giải thích có lợi cho người bị buộc tội. Đây vừa là nội dung, vừa là kết quả suy luận

lôgic tất yếu của các nội dung trên. Cũng có ý kiến cho rằng ngun tắc suy đốn khơng có tội cần bao gồm cả việc xác định trách nhiệm chứng minh của cơ quan tiến hành tố tụng và quyền chứng minh của người bị tạm giam [25, tr.49]. Thế nhưng, trách nhiệm cũng như quyền chứng minh trong tố tụng thuộc về nội dung nguyên tắc xác định sự thật của vụ án là phù hợp hơn. Do vậy để ngày càng tăng cường hơn nữa việc bảo đảm quyền của người bị giam, cần sửa đổi điều 9 BLTTHS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền của người bị tạm giam trước khi xét xử một số vấn đề lí luận và thực tiễn (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)