Liên bang Nga

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền của người bị tạm giam trước khi xét xử một số vấn đề lí luận và thực tiễn (Trang 43 - 48)

1.3. Quyền của người bị tạm giam trước khi xét xử trong luật một số

1.3.2. Liên bang Nga

BLTTHS Liên bang Nga được DUMA quốc gia thông qua ngày 22 tháng 11 năm 2001 và được Quốc hội Nga phê chuẩn ngày 05 tháng 12 năm 2001. Bộ luật gồm 6 phần, 19 chương, 57 mục. Nhiệm vụ của TTHS Liên bang Nga cũng thể hiện rõ mục tiêu bảo vệ lợi ích của con người, bảo vệ lợi ích hợp pháp của các nhân, tổ chức là nạn nhân của tội phạm, không hạn chế các quyền tự do cá nhân khơng có căn cứ và trái pháp luật, đồng thời xác định trách nhiệm của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án trong khi tiến hành tố tụng phải tôn trọng các quyền của người tham gia tố tụng. Theo quy định tại Điều 6 BLTTHS Liên bang nga thì TTHS có ba nhiệm vụ chính: Một là, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân và tổ chức, của những người bị thiệt hại do tội phạm gây ra; hai là, bảo đảm không ai bị buộc tội, bị kết án, bị hạn chế các quyền tự do một cách khơng có căn cứ và trái pháp luật; ba là, việc truy cứu trách nhiệm hình sự, áp dụng hình phạt một cách công bằng với người phạm tội, đồng thời khơng được truy cứu trách nhiệm hình sự và áp dụng hình phạt đối với người khơng phạm tội, minh oan cho bất cứ người nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự một cách khơng có căn cứ án [18, Điều 6].

Theo BLTTHS Liên bang Nga, chủ thể tham gia TTHS gồm: Tòa án, các chủ thể tham gia tố tụng thuộc bên buộc tội, các chủ thể tham gia tố tụng thuộc bên bào chữa và những chủ thể khác tham gia TTHS. Trong đó: người bị tình nghi, bị can, người đại diện hợp pháp của người bị tình nghi và của bị can là người chưa thành niên, người bào chữa, bị đơn dân sự… thì thuộc nhóm các chủ thể tham gia TTHS thuộc bên bào chữa. Tùy theo từng đối tượng sẽ có vai trị khác nhau trong TTHS mà pháp luật Liên bang Nga có những quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của họ tham gia giải quyết vụ án.

Tại BLTTHS Liên bang Nga đưa ra khái niệm tạm giam: “Tạm giam là

tình trạng của một người bị bắt giữ do bị tình nghi là đã thực hiện tội phạm hoặc là bị can đang áp bị áp dụng biện pháp ngăn chặn với hình thức là tạm giam tại nhà cách ly để điều tra hoặc ở một nơi khác theo quy định của Luật liên bang” [18, Điều 5, Khoản 42].

Điều 108 BLTTHS Liên bang Nga quy định tạm giam là một biện pháp ngăn chặn được áp dụng theo quyết định của Tòa án đối với người bị tình nghi hoặc bị can về tội mà luật hình sự quy định hình phạt tù trên 2 năm trong trường hợp không thể áp dụng biện pháp ngăn chặn khắc ít nghiêm khắc hơn. Trong những trường hợp đặc biệt, biện pháp ngăn chặn tạm giam có thể được áp dụng đối với người bị tình nghi, bị can về tội có mức hình phạt tù đến 2 năm, nếu có một trong các tình tiết sau (1) Người bị tình nghi hoặc bị can khơng có nơi cư trú thường xun trên lãnh thổ Liên bang Nga; (2) Khơng xác định được chính xác nhân thân của họ; (3) Họ đã vi phạm biện pháp ngăn chặn khác áp dụng với họ trước đó; (4) Họ đã trốn tránh Cơ quan điều tra hoặc Toà án. Việc áp dụng biện pháp tạm giam đối với người bị tình nghi hoặc bị can là người chưa thành niên với tư cách là biện pháp ngăn chặn chỉ có thể được áp dụng trong trường hợp họ bị tình nghi hoặc bị khởi tố về việc thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Trong những trường hợp đặc biệt biện pháp ngăn chặn này có thể được áp dụng đối với người bị tình nghi hoặc bị can là người chưa thành niên phạm tội nghiêm trọng [18, Điều 108].

Pháp luật TTHS Liên bang Nga quy định việc bảo đảm quyền con người trong đó có quyền của người bị tạm giam dựa trên các bình diện cơ bản sau:

Thứ nhất, Luật TTHS Liên bang Nga quy định chức năng, mục đích, nhiệm vụ của TTHS là (1) bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân và tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây nên; Bảo vệ cá nhân tránh khỏi sự buộc tội, sự kết án và sự hạn chế các quyền và tự do một cách trái pháp luật và vô căn cứ; (2) Khơng được truy tố hình sự những người vơ tội, miễn hình phạt đối với họ, minh oan cho những người bị truy tố hình sự một cách vơ căn cứ [18, Điều 6].

Thứ hai, Luật TTHS Liên bang Nga quy định mục 2 về những nguyên tắc của TTHS, trong đó quy định một số quyền sau của người bị tạm giam:

Quyền được tôn trọng danh dự và nhân phẩm của cá nhân. Điều 9 BLTTHS Liên bang Nga quy định trong quá trình TTHS nghiêm cấm thực hiện những hành vi và ban hành những quyết định hạ thấp danh dự của người tham gia TTHS cũng như có những xử sự hạ thấp nhân phẩm của con người hoặc gây nguy hiểm cho tính mạng, sức khỏe của con người.

Quyền bất khả xâm phạm của cá nhân. Điều 10 BLTTHS Liên bang Nga quy định không ai có thể bị bắt giữ do bị tình nghi thực hiện tội phạm hoặc bị bắt giam nếu khơng có những căn cứ hợp pháp do Bộ luật này quy định. Như vậy, một người chỉ có thể bị bắt giam nếu có quyết định của Tịa án. Khơng ai có thể bị tạm giữ quá 48 tiếng trước khi có quyết định của Tịa án. Trường hợp người bị áp dụng biện pháp ngăn chặn với hình thức tạm giam thì phải được giam giữ trong điều kiện tính mạng và sức khỏe của họ khơng bị đe dọa.

Quyền bí mật thư tín, điện thoại và các cuộc đàm thoại, bưu phẩm, điện tín và các hình thức liên lạc khác. Điều 13 BLTTHS Liên bang Nga quy định việc hạn chế quyền công dân đối với bí mật thư tín, điện thoại và các cuộc đàm thoại, bưu chính, điện tín và các hình thức liên lạc khác chỉ được thực hiện trên cơ sở quyết định của Tòa án.

Quyền suy đốn vơ tội. Điều 14 BLTTHS Liên bang Nga quy định một người được coi là khơng có tội chừng nào tội của họ không được chứng minh theo đúng trình tự, thủ tục quy định và khơng bị Tịa án tun phạt bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật. Người bị tình nghi hoặc bị can khơng có nghĩa vụ chứng minh sự vơ tội của mình. Vấn đề chứng minh tơi phạm và bác bỏ những chứng cứ nhằm bảo vệ cho người bị tình nghi hoặc bị can thuộc trách nhiệm của bên buộc tội. Mọi nghi ngờ về tội phạm của bị can, nếu khơng được loại trừ theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này của định thì phải được giải thích có lợi cho bị can.

Quyền bào chữa. Điều 16 BLTTHS Liên bang Nga quy định người bị tình nghi và bị can được bảo đảm quyền bào chữa. Họ có thể tự mình bào chữa hoặc nhờ sự giúp đỡ của người bào chữa hoặc người đại diện hợp pháp. Họ được bảo đảm thực hiện bào chữa bằng tất cả những phương pháp và biện pháp mà Bộ luật này

không cấm. Sự tham gia của người bào chữa trong hoạt động TTHS là bắt buộc nếu người bị tình nghi, bị can khơng từ chối sự tham gia của người bào chữa; người bị tình nghi, bị can là người chưa thành niên; người bị tình nghi, bị can có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần.

Thứ ba, Luật TTHS Liên bang Nga quy định các căn cứ khơng khởi tố vụ án hình sự, đình chỉ vụ án hình sự và truy tố hình sự trong các trường hợp từ Điều 24 đến Điều 28 BLTTHS Liên bang Nga. Trong đó, khơng được khởi tố vụ án nếu như khơng có sự kiện phạm tội, đã hết thời hiệu truy tố, khơng có u cầu của người bị hại nếu vụ án đó chỉ được khởi tố bởi người bị hại; đình chỉ vụ án hình sự do các bên tự hịa gian; Đình chỉ vụ án do sự chuyển biến của tình hình; Đình chỉ việc truy tố hình sự do ăn năn hối cải.

Thứ tư, Luật TTHS Liên bang Nga quy định về minh oan trong TTHS (các điều 133 – 139 BLTTHS) trong đó quy định rõ quyền được minh oan bao gồm ba quyền: được bồi thường thiệt hai về vật chất, về tinh thân và được phục hồi các quyền. Cơ quan hoặc người tiến hành tố tụng phải ra quyết định công nhận người được minh oan và gửi cho họ thơng báo với sự giải thích về thủ tục bồi thường thiệt hại [4, tr.21].

Trên cơ sở những phân tích trên, có thể khẳng định người bị tạm giam là một chủ thể tham gia vào quá trình TTHS Liên bang Nga và có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật Liên bang Nga.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Người bị tạm giam trước khi xét xử là một trong những đối tượng thuộc nhóm người dễ bị tổn thương trong xã hội. Mặc dù họ có khả năng bị áp dụng trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất là trách nhiệm hình sự nhưng họ vẫn cần phải được đảm bảo những quyền cơ bản, thiết thân nhất như quyền được tôn trọng nhân phẩm, quyền không bị tra tấn hay những quyền tư pháp để được xét xử công bằng, điều tra khách quan…

Sau hàng nghìn năm đấu tranh giữa những tư tưởng tiến bộ với những thế lực độc tài, những văn bản pháp lý về nhân quyền đặc biệt là các bộ luật về nhân quyền ra đời là thành quả của sự cố gắng không biết mệt mỏi của các quốc gia và cộng đồng quốc tế nhằm đảm bảo cho việc thực thi quyền con người nói chung, quyền của người bị tạm giam trước khi xét xử nói riêng được thực thi nghiêm túc trong thực tế. Việc thực hiện những tiêu chuẩn quốc tế về quyền con người cũng chính là thể hiện sự nhận thức tiến bộ hợp quy luật của mỗi quốc gia. Mặt khác, khi quốc gia đã tham gia các cơng ước quốc tế về quyền con người thì phải có nghĩa vụ thực hiện và một trong những cam kết đó là phải nội luật hóa những quy định của các văn bản pháp lý quốc tế về quyền con người.

Hiện nay, liên quan đến việc giải quyết nếu có sự khác biệt giữa luật quốc tế và luật quốc gia thì nguyên tắc xuyên suốt sẽ là ưu tiên áp dụng quy phạm pháp luật quốc tế [22, tr.17-18]. Vì vậy, pháp luật quốc gia khi quy định quyền con người trong TTHS cơ bản phải tuân theo những tiêu chuẩn quốc tế về quyền con người. Tuy nhiên, trong những điều kiện nhất định, pháp luật quốc gia có thể định ra một lộ trình cho sự hồn thiện pháp luật của mình hoặc có những quy định cho phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội và đặc điểm pháp lý ở từng giai đoạn của đất nước.

Chương 2

QUYỀN CỦA NGƯỜI BỊ TẠM GIAM TRƯỚC XÉT XỬ TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ 1945 ĐẾN NAY

VÀ THỰC TIỄN VIỆC BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA NGƯỜI BỊ TẠM GIAM TRƯỚC KHI XÉT XỬ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền của người bị tạm giam trước khi xét xử một số vấn đề lí luận và thực tiễn (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)