Các biện pháp khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về giải quyết tố cáo hành chính từ thực tiễn ủy ban nhân dân thị xã phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 88 - 94)

3.2. Giải pháp nâng cao việc thực hiện pháp luật về giải quyết tố

3.2.3. Các biện pháp khác

Để nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật tố cáo hành chính, ngoài những giải pháp nêu trên, cần có một số giải pháp khác như:

Thứ nhất, đổi mới chính sách luân chuyển cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân, giải quyết tố cáo hành chính.

Thực tế trên địa bàn thị xã Phúc Yên, cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân, giải quyết tố cáo hành chính hầu hết là luân chuyển từ các phòng, ban khác hoặc ở cấp xã, phường là công chức tư pháp - hộ tịch kiêm luôn cán bộ tiếp công dân, giải quyết tố cáo hành chính. Để thực hiện đấu tranh phòng chống tham nhũng và đảm bảo hiệu quả giải quyết tố cáo hành chính, cần thực hiện luân chuyển công chức làm công tác tiếp công dân, giải quyết tố cáo giữa các xã, phường với nhau, ở cấp thị xã thì thực hiện luân chuyển công chức giữa các huyện, thị với nhau. Việc luân chuyển công chức do Chánh Thanh tra tỉnh quyết định.

Thứ hai, thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân, giải quyết tố cáo hành chính.

Hầu hết cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân, giải quyết tố cáo hành chính trên địa bàn thị xã được đào tạo từ nhiều ngành nghề khác nhau như: kỹ sư xây dựng, kỹ sư nông nghiệp, cử nhân tài chính – kế toán, cử nhân luật… nên trình độ chuyên môn nghiệp vụ chưa cao. Vì vậy, cần phải thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác tiếp công dân, giải quyết tố cáo hành chính cho cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân tại Ủy ban nhân dân các xã, phường và các phòng, ban trên địa bàn thị xã.

Thứ ba, thường xuyên trao đổi, học hỏi kinh nghiệm tiếp công dân, giải quyết tố cáo hành chính ở các huyện, thành (thị) và tỉnh bạn.

Việc trao đổi kinh nghiệm có thể thực hiện bằng nhiều hình thức như: giao lưu văn hóa, văn nghệ với các địa phương khác; tổ chức các buổi tọa đàm hoặc tổ chức đi thực tế, tham quan, học tập kinh nghiệm.

Qua việc giao lưu, trao đổi kinh nghiệm giữa các địa phương, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm hay, phương pháp, cách làm hiệu quả để áp dụng trên địa bàn thị xã như: trao đổi về kinh nghiệm tiếp công dân, biện pháp tiếp công dân, việc thực hiện các cơ chế, chính sách cho doanh nghiệp khi đầu tư phát triển kinh tế vào địa phương gắn với việc đảm bảo giải quyết tố cáo hành chính….

Thông qua việc giao lưu, trao đổi kinh nghiệm giữa các địa phương nhằm tạo cơ sở cho việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước, đồng thời góp phần tìm hiểu, học hỏi và đổi mới tư duy các nhà quản lý nhằm đảm bảo an sinh xã hội của nhân dân, đảm bảo các quyền con người được tôn trọng và thực thi có hiệu quả.

KẾT LUẬN

Quyền tố cáo là một trong những quyền cơ bản của con người, được Hiến pháp ghi nhận, thể hiện tính ưu việt của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân.

Trước yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước, pháp luật tố cáo hành chính không ngừng được củng cố và hoàn thiện. Luật Tố cáo năm 2011 ra đời đã tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện quyền tố cáo, phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, tạo cơ sở pháp lý để công dân, cơ quan, tổ chức bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của mình cũng như bảo vệ lợi ích của nhà nước. Pháp luật tố cáo hành chính xác lập các vấn đề quan trọng liên quan đến tố cáo hành chính và giải quyết tố cáo hành chính gồm: quyền, nghĩa vụ của người tố cáo, người bị tố cáo, trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo, trách nhiệm giải quyết tố cáo hành chính của các cơ quan nhà nước và việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về tố cáo và giải quyết tố cáo hành chính.

Thực hiện pháp luật về giải quyết tố cáo hành chính là một vấn đề được Thị ủy - Ủy ban nhân dân thị xã hết sức quan tâm, nhất là trong điều kiện chúng ta đang tiến hành cải cách nền hành chính nhà nước. Những vụ việc tố cáo chủ yếu xảy ra trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Chính vì vậy, Thị ủy - Ủy ban nhân dân thị xã Phúc Yên xác định tố cáo có vai trò thiết yếu trong việc vạch trần hành vi tham nhũng, gian lận, những yếu kém và sai phạm trong quản lý nhà nước, đe dọa sức khỏe cộng đồng và an toàn, toàn vẹn tài chính, quyền con người và các quy định của pháp luật.

Dưới sự lãnh đạo của Thị ủy, sự chỉ đạo điều hành quyết liệt, tập trung, kịp thời có hiệu quả của Ủy ban nhân dân thị xã, sự giám sát có hiệu quả của Hội đồng nhân dân thị xã, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, việc thực hiện pháp luật tố cáo hành chính đã có nhiều chuyển biến tích cực và đạt

những kết quả khả quan, công tác tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý đơn thư và thực hiện pháp luật tố cáo hành chính được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo hành chính được thực hiện đúng quy định, đảm bảo thời hạn, đảm bảo tính khách quan, trung thực, công bằng, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân và được nhân dân ủng hộ, góp phần ổn định tình hình chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thị xã.

Bên cạnh đó, việc thực hiện pháp luật tố cáo hành chính trên địa bàn thị xã còn một số tồn tại, hạn chế do những nguyên nhân chủ quan và khách quan. Từ thực trạng đó, nhận định tình hình tố cáo trong thời gian tới tiếp tục có những diễn biến phức tạp, làm ảnh hưởng đến trật tự xã hội trên địa bàn thị xã, để nâng cao hiệu quả việc thực hiện pháp luật tố cáo hành chính phải tiến hành những giải pháp cụ thể và đồng bộ trên phạm vi cả nước và giải pháp cụ thể cho địa phương đó là: Rà soát các quy định của pháp luật hiện hành về tố cáo hành chính và giải quyết tố cáo hành chính nhằm phát hiện những văn bản quy phạm pháp luật mâu thuẫn, chồng chéo hoặc ban hành sai thẩm quyền để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hủy bỏ, sửa đổi hoặc bổ sung. Đồng thời thường xuyên tiến hành tổng kết thực tiễn việc thực hiện pháp luật về tố cáo hành chính và giải quyết tố cáo hành chính. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với việc thực hiện pháp luật tố cáo hành chính và giải quyết tố cáo hành chính. Tăng cường thực hiện cơ chế phối hợp giữa cơ quan thanh tra với các cơ quan khác như: cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án trong giải quyết tố cáo hành chính. Nâng cao chất lượng, trình độ xây dựng pháp luật về tố cáo hành chính và giải quyết tố cáo hành chính. Thường xuyên nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm với các nước về giải quyết tố cáo hành chính.

phương như: nâng cao trách nhiệm của các cấp ủy, Đảng, chính quyền các cấp trong công tác giải quyết tố cáo hành chính. Kiện toàn Ban tiếp công dân và nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân. Tăng cường công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực, gắn giải quyết tố cáo hành chính ở địa phương với việc thực hiện các chính sách phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội. Tăng cường thanh tra trách nhiệm, thường xuyên đổi mới trong công tác thanh tra, kiểm tra. Đồng thời đổi mới và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật tố cáo hành chính nhằm nâng cao ý thức pháp luật của cán bộ, công chức và nhân dân. Ngoài ra nghiêm túc tổ chức thực hiện các kết luận đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan có thẩm quyền, các quyết định xử lý vi phạm sau thanh tra, kiểm tra. Đồng thời tăng cường hoạt động theo dõi, giám sát việc thực hiện pháp luật tố cáo hành chính góp phần hạn chế khiếu kiện hành chính.

Các giải pháp trên nhằm nâng cao chất lượng giải quyết tố cáo hành chính. Để nâng cao chất lượng thực hiện pháp luật tố cáo hành chính cần nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác giải quyết tố cáo hành chính trong cơ quan hành chính nhà nước. Vì vậy các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, các ngành phải nỗ lực hơn nữa trong công tác tiếp dân, giải quyết tố cáo hành chính, quan tâm giải quyết dứt điểm các vụ việc tồn đọng và kịp thời giải quyết các vụ việc mới phát sinh, không để công dân bức xúc kéo đi khiếu tố đông người, vượt cấp, không để kẻ xấu lợi dụng kích động gây rối. Đảm bảo các quyền con người, quyền công dân. Đây là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm, cấp bách nhằm góp phần giữ vững ổn định an ninh – chính trị, trật tự xã hội trên địa bàn thị xã Phúc Yên, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội đồng thời là thước đo chất lượng hoàn thành nhiệm vụ của mỗi cấp, mỗi ngành trong việc thực hiện pháp luật tố cáo hành chính./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hồ Thị Thu An (2009), Hoàn thiện pháp luật về tố cáo và giải quyết tố cáo ở Việt Nam hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.

2. Nguyễn Anh (1987), Biên niên lịch sử cổ trung đại Việt Nam, Nxb khoa học xã hội, Hà Nội.

3. Nguyễn Hoàng Anh, Pháp luật về khiếu nại tố cáo của Cộng hòa Pháp và những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

4. Bộ trưởng Bội Nội vụ (1946), Thông tư số 203NV/VP ngày 25/5/1946 về khiếu tố.

5. Chính Phủ (2012), Nghị định số 76/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012 quy định chi tiết một số điều thi hành của Luật tố cáo, Hà Nội.

6. Chủ tịch Chính phủ Việt Nam dân chủ Cộng hòa (1945), Sắc lệnh số 64/SL ngày 23 tháng 11 năm 1945, thành lập ban thanh tra đặc biệt.

7. Mai Văn Duẩn, Một số kinh nghiệm về tố cáo và bảo vệ người tố cáo của quốc tế và một số quốc gia trên thế giới, Kỷ yếu Hội thảo, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.

8. Mai Văn Duẩn (2016), Pháp luật về bảo vệ người tố cáo ở Việt Nam hiện nay, khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.

9. Bùi Xuân Đính (2005), Nhà nước và pháp luật thời phong kiến Việt Nam – Những suy ngẫm, Nxb Tư pháp.

10. Tạ Thị Thu Đông, Bảo đảm quyền con người trong quản lý nhà nước thông qua giải quyết khiếu nại, tố cáo, Kỷ yếu Hội thảo, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.

11. Hội đồng Chính phủ (1970), Nghị quyết số 164/CP ngày 31/8/1970 về việc tăng cường công tác thanh tra và chấn chỉnh hệ thống cơ quan

12. Phan Huy Lê (1983), Đại việt sử ký toàn thư, tập 1, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

13. Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X (1998),

Luật khiếu nại, tố cáo, Hà Nội.

14. Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật Thanh tra, Hà Nội.

15. Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2011), Luật tố cáo, Hà Nội.

16. Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Hiến pháp, Hà Nội.

17. Phạm Hồng Thái (chủ biên) (2003), Pháp luật về KN, TC, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.

18. Thanh tra Chính Phủ (2005), Lịch sử Thanh tra Việt Nam 1945-2005, Nxb Chính trị Quốc giá Hà Nội.

19. Trung tâm NCKH-TT, Thanh tra Nhà nước (1990), Các thuật ngữ về thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo và chống tham nhũng, chuyên đề khoa học, Hà Nội.

20. UBND thị xã Phúc Yên (2016), Báo cáo số 254/BC-UBND ngày 16/10/2016, Báo cáo tổng kết, đánh giá 4 năm thi hành Luật tố cáo. 21. Viện khoa học pháp lý (2006), Từ điển Luật học, Nxb Từ điển Bách

khoa – Nxb Tư pháp, Hà Nội.

22. Nguyễn Cửu Việt (chủ biên) (2013), Giáo trình Luật hành chính Việt Nam, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về giải quyết tố cáo hành chính từ thực tiễn ủy ban nhân dân thị xã phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 88 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)