1.2. Quá trình hình thành và phát triển pháp luật về giải quyết
1.2.2. Giai đoạn từ năm 1946 đến trước khi Hiến pháp năm 1980 được
được ban hành
Cách mạng tháng tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, bản Hiến pháp đầu tiên ra đời, ghi nhận: tất cả quyền bính trong nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đều của toàn thể nhân dân Việt Nam.
Với tinh thần nhân văn, nhân ái, thấm nhuần quan điểm về quyền con người, quyền dân chủ, quyền hạnh phúc của nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất quan tâm đến các quyền của công dân trong đó có quyền được xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Ngày 23 tháng 11 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 64/SL thành lập ban thanh tra đặc biệt. Một trong những nhiệm vụ của Ban Thanh tra đặc biệt là giám sát công việc thực tế ở các cấp chính quyền. Ban Thanh tra đặc biệt có toàn quyền: Nhận các đơn khiếu nại của nhân dân; điều tra, hỏi chứng, xem xét các giấy tờ của Ủy ban nhân dân hoặc các cơ quan của Chính Phủ cần thiết cho công việc giám sát (Điều 2 của Sắc lệnh số 64/SL).
Cuối năm 1949, cục diện đất nước có nhiều thay đổi đòi hỏi phải đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra. Nhận thấy Ban Thanh tra đặc biệt không còn phù hợp với giai đoạn lịch sử này nữa, Chính Phủ quyết định thành lập một Ban Thanh tra mới để thống nhất hoạt động thanh tra trong cả nước. Ngày 18/12/1949 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 138b-SL lập Ban
Thanh tra Chính phủ trực thuộc Phủ Thủ tướng. Trong Sắc lệnh này, một trong những nhiệm vụ quan trọng được giao cho Thanh tra Chính Phủ là “Thanh tra các sự khiếu nại của nhân dân”. Những quy định này thể hiện sự quan tâm của nhà nước và Chính Phủ với việc giải quyết khiếu tố của công dân. Về cơ bản chức năng, nhiệm vụ của Ban Thanh tra của Chính Phủ giống với Ban Thanh tra đặc biệt. Nội dung công việc thanh tra bao gồm cả chức năng xét khiếu tố của nhân dân [18, tr.32].
Ngoài ra, Nhà nước ban hành nhiều văn bản nhằm tạo ra cơ chế đảm bảo quyền khiếu nại, tố cáo của công dân và tạo điều kiện thuận lợi để giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân. Trong Thông tư số 203NV/VP ngày 25/5/1946 của Bộ trưởng Bội Nội vụ về khiếu tố nói rõ: “Chính phủ và các cơ quan của Chính phủ thiết lập trên nền tảng dân chủ, có bổn phận đảm bảo công lý và vì thế rất để ý đến nguyện vọng của dân chúng và sẵn lòng xem xét những nỗi oan khuất trong dân gian”. Thông tư này hướng dẫn cho công dân thủ tục gửi đơn, giới thiệu thẩm quyền của các cơ quan, thời hạn để giải quyết khiếu tố.
Năm 1954, đất nước chia cắt thành hai miền. Miền Bắc nước ta được hoàn toàn giải phóng, chuyển sang cách mạng xã hội chủ nghĩa; Miền Nam tiếp tục thực hiện cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân. Từ yêu cầu thực tiễn của việc quản lý nhà nước và thực hiện chủ trương của Đảng, ngày 28/3/1956, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ra sắc lệnh số 26/SL thành lập Ban Thanh tra Trung ương của Chính phủ (sau này gọi là Ủy ban Thanh tra của Chính phủ (ngày 29/9/1961)). Theo Nghị định số 762/TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 01/4/1956 quy định về công tác và lề lối làm việc của Ban Thanh tra Trung ương của Chính phủ thì “Ban Thanh tra Trung ương của Chính phủ thường xuyên tiến hành công tác thanh tra căn cứ vào sắc lệnh quy định và theo các đơn thư khiếu nại tố cáo của nhân dân đối với cơ
quan, cán bộ, công nhân viên của Chính phủ” [18, tr.32]. Ngày 26/12/1956, Thủ tướng Chính Phủ ban hành Nghị định số 1194/TTg thành lập Ban Thanh tra ở các liên khu, khu, thành phố và tỉnh. Một trong những nhiệm vụ của Ban Thanh tra các địa phương là tiếp nhận và xem xét đơn thư khiếu nại tố cáo của nhân dân và của cán bộ, nhân viên.
Thông tư số 436/TTg ngày 13/9/1958 của Thủ tướng Chính phủ quy định trách nhiệm, quyền hạn và tổ chức của cơ quan chính quyền trong việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo (gọi tắt là khiếu tố) của nhân dân.
Ngày 01/1/1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh công bố Hiến pháp mới của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Hiến pháp đã dành riêng một điều (Điều 29) quy định về quyền khiếu nại, tố cáo của công dân và trách nhiệm của cơ quan nhà nước phải xem xét giải quyết kịp thời, nhanh chóng các khiếu nại tố cáo, bảo vệ quyền lợi cho người dân. Việc Hiến pháp năm 1959 quy định và thừa nhận quyền khiếu nại, tố cáo (KNTC) của công dân là một bước phát triển quan trọng trong các quyền của công dân.
Tiếp đó, Chính phủ đã có nhiều văn bản nhằm cụ thể hóa Hiến pháp, bảo đảm cho công dân thực hiện được quyền khiếu nại, tố cáo mà Hiến pháp đã ghi nhận, đồng thời quy định trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân.
Nghị quyết số 164/CP ngày 31/8/1970 của Hội đồng Chính phủ về việc tăng cường công tác thanh tra và chấn chỉnh hệ thống cơ quan Thanh tra của Nhà nước và Nghị định số 165/CP ngày 31/8/1970 của Hội đồng Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Thanh tra của Chính phủ. Nghị quyết số 164/CP nêu rõ: Xét, giải quyết và đôn đốc việc xét, giải quyết đúng đắn, kịp thời các vụ KNTC của nhân dân… đối với cán bộ công dân viên chức nhà nước, xã viên hợp tác xã và nhân dân nói chung cần đảm bảo quyền KNTC của công dân, không được làm bất kỳ việc gì gây trở ngại cho việc
thực hiện quyền ấy. Thủ trưởng các cơ quan nhà nước phải hết sức coi trọng xét, giải quyết nhanh chóng, hợp tình, hợp lý đơn từ của nhân dân.
Để việc xét, giải quyết đơn khiếu tố được nhanh chóng, nghiêm chỉnh và đi vào nề nếp, ngày 22/5/1971 Ủy ban Thanh tra của Chính phủ ban hành Thông tư số 60/UBTT hướng dẫn trách nhiệm của các ngành, các cấp về giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân (trong đó lần đầu tiên có sự phân biệt giữa khiếu nại và tố cáo cũng như cách xử lý đối với từng loại đơn) [8, tr.118].
Ngày 29/3/1973, Ủy ban Thanh tra của Chính phủ ban hành Thông tư số 67-UBTTr/XKT hướng dẫn việc xét, giải quyết đơn KNTC ở cấp tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương và Thông tư số 68-UBTTr/XKT hướng dẫn việc xét, giải quyết đơn thư KNTC ở cấp huyện. Nội dung chủ yếu tập trung hướng dẫn việc nghiên cứu, xử lý đơn và xem xét, giải quyết đơn thư khiếu tố của nhân dân.
Giai đoạn này, tố cáo lần đầu tiên được ghi nhận là một trong những quyền cơ bản của công dân, đó là cơ sở pháp lý để công dân thực hiện quyền tố cáo và còn có ý nghĩa về mặt chính trị, xã hội, thể hiện vai trò của tố cáo trong hoạt động quản lý nhà nước, quản lý xã hội.