Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về giải quyết tố cáo hành chính từ thực tiễn ủy ban nhân dân thị xã phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 62 - 70)

2.3. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của tồn tại, hạn chế

2.3.2. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế

2.3.2.1. Đối với việc thực hiện pháp luật về giải quyết tố cáo hành chính * Nguyên nhân khách quan

- Luật Đất đai và các văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành chậm, một số nội dung chưa đồng bộ, còn chồng chéo, chưa thực sự công bằng, người hưởng chính sách sau được lợi hơn người hưởng chính sách trước;

- Chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng khi thu hồi đất thực hiện dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội thay đổi thường xuyên, thiếu cụ thể, đơn giá bồi thường chưa thống nhất giữa các địa phương như Vĩnh Phúc với Hà Nội... người dân ở vùng giáp ranh giữa Vĩnh Phúc và Hà Nội so bì về quyền lợi dẫn đến khiếu kiện. Ngoài ra, việc hỗ trợ bồi thường giải phóng mặt bằng khi thu hồi đất để thực hiện các dự án của nhà nước chưa thỏa đáng, đơn giá thấp hơn so với giá thị trường gây bức xúc trong nhân dân;

- Do yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thị xã trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỉ trọng công nghiệp, dịch vụ, xây dựng, nhu cầu đất để phục vụ cho thực hiện dự án phát triển kinh tế - xã hội ngày càng tăng, quá trình đô thị hóa trên địa bàn diễn ra nhanh, quỹ đất nông nghiệp bị thu hẹp làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, việc làm của một bộ phận dân cư;

- Do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế tác động tiêu cực đến nhà đầu tư, nhiều dự án khi thu hồi đất, giao đất nhưng không triển khai (đất thu hồi bị bỏ hoang hóa), trong khi đó người dân cần có đất để sản xuất, gây bức xúc trong nhân dân và phát sinh khiếu tố như: dự án khu công nghiệp Kim Hoa – Phúc Thắng, dự án TMS – khu đô thị TMS, dự án Xuân Hòa 2, dự án Vinaconex 6...

Bên cạnh đó, do Ủy ban nhân dân thị xã Phúc Yên được tách ra từ Ủy ban nhân dân huyện Mê Linh (cũ) và được tái lập năm 2004 nên việc một số

hồ sơ lưu trữ về đất đai không đầy đủ, bị thất lạc nên khó khăn trong quá trình xem xét, giải quyết các vụ việc tố cáo của công dân.

* Nguyên nhân chủ quan

- Thứ nhất, về phía các cơ quan nhà nước:

Một số dự án do yêu cầu phải triển khai nhanh công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng nên có một số dự án trình tự thủ tục thu hồi đất, thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng chưa đầy đủ, việc thực hiện chính sách đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người dân bị thu hồi đất chưa được thực hiện kịp thời.

Công tác quản lý nhà nước về đất đai qua nhiều thời kỳ bị buông lỏng, thiếu chặt chẽ. Việc lấn, chiếm đất đai, xây dựng công trình trái phép trên đất nông nghiệp diễn biến phức tạp, trong khi đó hồ sơ địa chính chưa được quản lý, lưu trữ đầy đủ, một số hồ sơ bị sửa chữa, tẩy xóa, thất lạc gây khó khăn cho việc giải quyết, xác định xử lý sai phạm.

Công tác thanh tra, kiểm tra về đất đai, trong đó thanh tra, kiểm tra các dự án liên quan đến thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất trên địa bàn chưa được tiến hành thường xuyên để kịp thời phát hiện và xử lý sai phạm ngay từ khi mới phát sinh, dẫn đến nhiều dự án vi phạm từ lâu nhưng khi thanh tra, kiểm tra hoặc khi công dân tố cáo mới phát hiện nên việc xử lý gặp nhiều khó khăn, phức tạp.

Việc giải quyết một số vụ việc còn chậm, một số vụ việc giải quyết, ban hành quyết định, kết luận chưa chính xác, chưa khách quan, chưa vận dụng linh hoạt cơ chế, chính sách để giải quyết, chưa kịp thời xử lý các sai phạm.

Việc tổ chức, thực hiện các quyết định, kết luận, văn bản đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan có thẩm quyền còn chậm trễ, thiếu kiên quyết.

Nhiều vụ việc tố cáo chưa được giải quyết kịp thời, đúng pháp luật, trình tự, thủ tục giải quyết còn thiếu sót, một số đơn vị xã, phường giải quyết

không kịp thời, thiếu trách nhiệm, gây bức xúc cho nhân dân, dẫn đến khiếu tố vượt cấp.

Một số đơn vị xã, phường chưa chú trọng đến công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về tố cáo. Chưa tập trung giải quyết dứt điểm tố cáo từ cơ sở, chất lượng giải quyết tố cáo lần đầu chưa cao, chưa thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở.

Một số đơn vị chưa phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, chưa có sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, còn có biểu hiện né tránh, đùn đẩy trách nhiệm trong công tác tiếp công dân, giải quyết tố cáo.

Một số vụ việc tồn tại từ trước khi tái lập thị xã, mặc dù đã có kết luận, quyết định, văn bản giải quyết của cơ quan có thẩm quyền nhưng công dân không đồng ý hoặc tiếp tục gửi đơn tố cáo tiếp.

Thứ hai, về phía cán bộ, công chức thực thi công vụ:

Cán bộ, công chức tại một số đơn vị chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của công tác tiếp công dân, giải quyết tố cáo. Trình độ, năng lực, ý thức trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức còn hạn chế.

Thứ ba, về phía người tố cáo:

Một số công dân lợi dụng quyền tố cáo để kích động, lôi kéo người khác tập trung khiếu tố đông người, gây áp lực với cơ quan quản lý hành chính nhà nước để đòi hỏi chế độ vượt quá quy định của pháp luật, mặc dù đã được các cấp chính quyền (kể cả Trung ương) giải quyết, trả lời đúng pháp luật.

2.3.2.2. Đối với hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về giải quyết tố cáo hành chính

Thực trạng và những bất cập trong hoạt động thanh tra kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về giải quyết tố cáo hành chính trên địa bàn thị xã Phúc Yên do nhiều nguyên nhân, trong đó tập trung vào một số nguyên nhân chủ yếu sau:

- Nguyên nhân khách quan:

Thị xã Phúc Yên đang trong quá trình đô thị hóa nên tình hình tố cáo diễn biến phức tạp, vì vậy hoạt động thanh tra, kiểm tra giải quyết tố cáo hành chính phải thường xuyên cập nhật và mở rộng phù hợp với tình hình phát triển kinh tế của địa phương. Trong khi đó, hệ thống tổ chức, các phương thức thanh tra trên địa bàn thị xã Phúc Yên chậm đổi mới, không đáp ứng kịp thời các yêu cầu và sự phát triển đa dạng, phức tạp của tố cáo hành chính.

Hệ thống các văn bản pháp luật về thanh tra chưa thực sự hoàn chỉnh, nhiều điểm còn bộc lộ bất hợp lý, lỗi thời, không phù hợp với tình hình và yêu cầu của thực tiễn dẫn đến sự chồng chéo về thẩm quyền và hoạt động ở một số lĩnh vực gây khó khăn, phiền hà cho các cơ quan, đơn vị là đối tượng thanh tra.

Quyền hạn và hiệu lực thanh tra còn hạn chế. Các cơ quan thanh tra chỉ dừng lại ở quyền kiến nghị cho nên tính hiệu quả thường không cao, phụ thuộc vào thái độ tiếp thu và biện pháp thực hiện các kiến nghị của các cơ quan, đơn vị được các cơ quan thanh tra kiến nghị.

Hoạt động thanh tra dựa trên cơ sở đảm bảo tính thống nhất của quyền lực nhà nước từ Trung ương đến địa phương nhưng do sự phân tán của nền hành chính nên Thanh tra thị xã Phúc Yên gần như phụ thuộc hoàn toàn vào Ủy ban nhân dân thị xã Phúc Yên, trong khi sự chỉ đạo của Thanh tra tỉnh mang tính hình thức, hiệu quả không cao.

- Nguyên nhân chủ quan:

Thứ nhất, năng lực, trình độ của cán bộ, công chức được cử tham gia Đoàn thanh tra, kiểm tra chưa tương xứng với yêu cầu, nhiệm vụ nên trong quá trình làm việc thường lúng túng, không phát hiện được vấn đề và ít đề xuất được những biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho cơ sở;

nắm thông tin về nội dung thanh tra chưa đầy đủ, việc khảo sát xây dựng đề cương chưa được coi trọng đúng mức dẫn đến đề cương, kế hoạch thanh tra chưa xác định được trọng tâm, trọng điểm vì vậy khi tiến hành thanh tra gặp nhiều khó khăn trong khâu thẩm tra, xác minh, kết luận.

Khi tiến hành thanh tra chưa xác định được phần việc và tính phức tạp của nó nên không chủ động để thực hiện. Việc duy trì chế độ thông tin và xử lý vấn đề phát sinh giữa thành viên Đoàn thanh tra trong các khâu lập biên bản, Báo cáo kết quả thanh tra của thành viên Đoàn thanh tra chưa được sâu sát, chưa được thảo luận kỹ nên chưa phát hiện kịp thời những vướng mắc để xử lý ngay trong khi còn thanh tra tại đơn vị.

Nhiều cuộc thanh tra có tình tiết phức tạp cần phải thẩm tra, xác minh hoặc liên quan đến nhiều đối tượng khác nhau, đặc biệt là những vụ việc trong lĩnh vực đất đai cần phải có thời gian để trích lục các tài liệu cũ hoặc có những cuộc thanh tra có nội dung liên quan đến chuyên môn sâu về kỹ thuật chuyên ngành nên cần tham vấn ý kiến của các nhà chuyên môn.

Thời hạn cuộc thanh tra bị kéo dài còn do những trường hợp cản trở, chống đối, bất hợp tác của đối tượng thanh tra thể hiện thông qua rất nhiều thủ đoạn tinh vi như: không cung cấp, cung cấp không đúng, không đầy đủ thông tin tài liệu, tẩu tán, tiêu hủy chứng cứ, cố tình dây dưa kéo dài thời gian làm việc, hoặc tạo ra nhiều khó khăn, cản trở hoạt động của Đoàn thanh tra… Nhưng những hành vi này hầu như không bị xử lý hoặc không xử lý được vì thiếu chế tài. Vì vậy làm cho hoạt động thanh tra gặp rất nhiều khó khăn;

Thứ ba, Trưởng đoàn thanh tra chưa chủ động bao quát, nghiệm thu kết quả đối với thành viên Đoàn thanh tra ngay trong thời gian thanh tra. Đoàn thanh tra chưa dành thời gian nghiên cứu xây dựng dự thảo Báo cáo kết quả thanh tra trước khi kết thúc thanh tra mà chủ yếu thực hiện công việc này khi đã kết thúc thanh tra tại đơn vị được thanh tra.

mà chỉ đạo, điều hành thành viên đoàn thanh tra viết báo cáo. Trong khi đó, thành viên đoàn thanh tra có người đã nhiều lần tham gia đoàn thanh tra nên có kinh nghiệm xây dựng báo cáo và báo cáo có chất lượng cao hơn. Ngược lại, có người chưa có kinh nghiệm tham gia đoàn thanh tra nên gặp khó khăn, lúng túng trong việc xây dựng báo cáo. Vì vậy, thời gian xây dựng báo cáo kéo dài, chất lượng báo cáo không cao. Một số thành viên Đoàn thanh tra tuy nắm được chuyên môn nghiệp vụ của các ngành kinh tế, kỹ thuật nhưng hạn chế về nghiệp vụ thanh tra nên khi lập biên bản, viết các báo cáo về phần việc được giao còn hạn chế, thiếu chặt chẽ, gây khó khăn trong quá trình tổng hợp, làm báo cáo, kết luận thanh tra.

Thứ tư, đội ngũ công chức thanh tra thị xã Phúc Yên chưa đáp ứng được yêu cầu cả về số lượng và trình độ, năng lực, bản lĩnh thanh tra. Thực tế, cơ quan Thanh tra thị xã Phúc Yên thường xuyên duy trì số lượng là 5 công chức (trong đó có 01 đồng chí là Chánh Thanh tra, 02 đồng chí là Phó Chánh thanh tra, 01 đồng chí là Thanh tra viên, 01 đồng chí là chuyên viên). Công chức ở cơ quan Thanh tra thị xã Phúc Yên có trình độ chuyên môn đa dạng gồm cử nhân Luật, cử nhân tài chính – kế toán, kỹ sư nông nghiệp… nhưng không có kỹ sư xây dựng nên khi tiến hành các cuộc thanh tra giải quyết tố cáo hành chính về xây dựng gặp nhiều khó khăn, lúng túng hoặc phải trưng tập công chức ở các phòng chuyên môn. Vì vậy, thiếu tính chủ động trong công tác thanh tra giải quyết tố cáo hành chính.

2.3.2.3. Đối với hoạt động giám sát thực hiện pháp luật về giải quyết tố cáo hành chính

Công tác giám sát giải quyết tố cáo hành chính trên địa bàn thị xã Phúc Yên mặc dù đã đạt được những kết quả bước đầu, tuy nhiên trong quá trình thực hiện còn nhiều hạn chế do những nguyên nhân chủ yếu sau:

- Nguyên nhân khách quan

Các quy định của pháp luật về giám sát của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên chỉ là phát hiện, kiến nghị, chưa có các hình thức chế tài, nhất là các chế tài chính trị để bảo đảm sự tôn trọng và thực thi nghiêm các ý kiến của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc.

Các quy định về hoạt động giám sát giải quyết tố cáo hành chính của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị còn nằm rải rác ở rất nhiều văn bản, chưa quy định cụ thể về nội dung giám sát, phạm vi giám sát, các cơ chế điều kiện đảm bảo hoạt động giám sát, nhất là việc xử lý các kiến nghị sau giám sát. Một số văn bản bản pháp luật tuy có quy định trách nhiệm giám sát của Mặt trận và các tổ chức đoàn thể, nhưng các điều luật chỉ mang tính chất chung chung, chưa có những quy định cụ thể về nội dung, hình thức, cách thức thực hiện giám sát, hậu quả pháp lý.

Hoạt động của Mặt trận còn thiếu sự quan tâm, đầu tư, nghiên cứu và chỉ đạo thường xuyên đối với nhiệm vụ giám sát giải quyết tố cáo hành chính của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc.

- Nguyên nhân chủ quan:

Một là, một số cấp uỷ, chính quyền và cơ quan quản lý hành chính nhà nước chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, tác dụng của hoạt động giám sát giải quyết tố cáo hành chính;

Hai là, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thị xã Phúc Yên còn thiếu sự chủ động phối hợp thường xuyên với các cơ quan hành chính nhà nước và sự phối hợp với các thành viên nên hoạt động của Mặt trận sẽ trở nên lẻ loi, không phát huy được sức mạnh của tổ chức liên minh chính trị, xa rời nhân dân;

Ba là, trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ Mặt trận còn nhiều hạn chế, bản lĩnh chính trị của cán bộ chưa cao, chưa tương xứng với yêu cầu của thời kỳ mới và chưa đáp ứng yêu cầu của hoạt động giám sát giải quyết tố cáo

hành chính. Năng lực nhìn nhận, phân tích vấn đề, đánh giá và kết luận trong quá trình giám sát giải quyết tố cáo hành chính còn nhiều bất cập.

Tính chủ động, sáng tạo, trách nhiệm của một số cán bộ làm công tác Mặt trận và đoàn thể có nơi chưa được phát huy đúng mức. Số lượng cán bộ còn ít, không đảm bảo đáp ứng yêu cầu của chức năng giám sát giải quyết tố cáo hành chính của Ủy ban Mặt trận;

Bốn là, chính sách, điều kiện làm việc của Ủy ban Mặt trận và các đoàn thể chưa được quan tâm đúng mức. Hoạt động hoàn toàn dựa vào ngân sách, theo cơ chế phân bổ bình quân, trong khi đó biên chế của Ủy ban Mặt trận và đoàn thể lại rất ít, đặc biệt đối với Ủy ban Mặt trận, hoạt động có tính đặc thù lớn trong khi không có đoàn phí, hội phí.

Năm là, sự phối hợp giữa các tổ chức đảng, chính quyền với Mặt trận và các đoàn thể chưa chặt chẽ, thống nhất. Mặc dù ở thị xã Phúc Yên đã có quy chế phối hợp công tác giữa Ủy ban Mặt trận với Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thị xã nhưng việc thực hiện còn nhiều hạn chế và hình thức. Hoạt động giám sát của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chưa được thực hiện từ đầu, trong quá trình dự thảo. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về giải quyết tố cáo hành chính từ thực tiễn ủy ban nhân dân thị xã phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 62 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)