Những tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về giải quyết tố cáo hành chính từ thực tiễn ủy ban nhân dân thị xã phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 57 - 62)

2.3. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của tồn tại, hạn chế

2.3.1. Những tồn tại, hạn chế

2.3.1.1. Đối với việc thực hiện pháp luật về giải quyết tố cáo hành chính

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc giải quyết tố cáo hành chính còn một số tồn tại, hạn chế như: Một số vụ việc tố cáo chưa được giải quyết đúng pháp luật, vi phạm quyền và lợi ích của công dân, tổ chức. Việc xử lý không nghiêm minh, một số trường hợp bao che cho người vi phạm. Một số vụ việc tố cáo không được giải quyết đúng thời hạn quy định pháp luật và không xử lý kịp thời hoặc có biện pháp ngăn chặn kịp thời gây bức xúc trong nhân dân, dẫn đến khiếu tố kéo dài. Việc phân loại, xử lý đơn ở một số đơn vị cơ sở còn thiếu chính xác dẫn đến trình tự và thủ tục giải quyết chưa đúng quy định. Công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm đối với Trưởng các phòng ban

và Chủ tịch UBND các xã, phường trong việc thực hiện pháp luật tố cáo chưa được quan tâm đúng mức. Việc giải quyết chưa phản ánh đúng tình hình vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức. Khi xử lý còn nể nang, thiếu kiên quyết, xử lý chưa nghiêm, không công bằng nên gây bức xúc trong nhân dân, làm giảm niềm tin vào chính quyền và sự nghiêm minh của pháp luật.

Ngoài ra, một bộ phận công dân mặc dù đã được các cấp có thẩm quyền giải quyết đúng quy định của pháp luật nhưng vẫn cố tình không đồng ý, không thực hiện và tiếp tục khiếu kiện dẫn đến tình trạng khiếu tố kéo dài, không dứt điểm.

2.3.1.2. Đối với công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về giải quyết tố cáo hành chính

Mặc dù công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về giải quyết tố cáo hành chính đã đạt được những thành tựu nhất định góp phần bảo vệ lợi ích nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, ổn định tình hình kinh tế xã hội, tuy nhiên công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về giải quyết tố cáo hành chính thời gian qua vẫn còn những tồn tại, hạn chế như sau:

Một là, một số đơn vị tổ chức, cá nhân chưa nhận thức đầy đủ và sâu sắc về ý nghĩa, vai trò, tác dụng công tác thanh tra, kiểm tra, chưa xác định được thanh tra kiểm tra là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác giải quyết tố cáo; chưa coi thanh tra, kiểm tra giải quyết tố cáo hành chính là một khâu có ý nghĩa quyết định đến việc khắc phục những trì trệ yếu kém của công tác này.

Hai là, việc triển khai các cuộc thanh tra, kiểm tra không được tiến hành thường xuyên, còn làm chiếu lệ, qua loa, đại khái, Nhiều cuộc thanh tra, kiểm tra trách nhiệm không làm rõ được thực trạng công tác chấp hành pháp luật trong giải quyết tố cáo, chưa làm rõ nguyên nhân của tình trạng không

chấp hành đầy đủ pháp luật trong giải quyết tố cáo, không đưa ra các kiến nghị, biện pháp xử lý khắc phục.

Ba là, khi tiến hành thanh tra, kiểm tra trách nhiệm giải quyết tố cáo hành chính, các Đoàn thanh tra chưa thực hiện đúng quy định về trình tự như: Chưa xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra cụ thể, chi tiết, không có kiểm tra, đánh giá kết quả. Các Đoàn thanh tra, kiểm tra chưa làm rõ các nội dung, yêu cầu cần thanh tra, kiểm tra. Nhiều Đoàn mới nghe đối tượng báo cáo tình hình trên địa bàn, cơ quan, đơn vị và kết quả giải quyết tố cáo, chưa kiểm tra, thanh tra đầy đủ, không kiểm tra sổ tiếp công dân, sổ tiếp nhận, phân loại, xử lý đơn thư, sổ theo dõi kết quả giải quyết tố cáo hành chính, hồ sơ giải quyết vụ việc tố cáo hành chính..., nhiều trường hợp có kiểm tra hồ sơ nhưng chỉ xem xét qua loa, đại khái nên không phát hiện được những sơ hở, sai sót trong quá trình giải quyết, nhất là những vụ việc phức tạp, tố cáo đông người tham gia, những vụ việc do lịch sử để lại, vụ việc tái tố, những vụ việc đã có quyết định giải quyết có hiệu lực song không được các bên thi hành. Vì vậy, kết luận thiếu đầy đủ, không đề xuất được những kiến nghị xác đáng, phù hợp, có tính khả thi đối với đối tượng thanh tra, kiểm tra.

Bốn là, thời hạn các cuộc thanh tra thường kéo dài, vi phạm thời gian theo quy định của pháp luật, chưa đáp ứng được yêu cầu khẩn trương, kịp thời của công tác quản lý nhà nước. Một số Đoàn thanh tra không thực hiện đúng tiến độ theo quy định pháp luật và phải chuyển sang năm sau để tiếp tục thực hiện.

Năm là, việc xây dựng báo cáo kết quả thanh tra và ban hành kết luận thanh tra còn dàn trải, chất lượng không cao.

Về xây dựng báo cáo kết quả thanh tra: Thông thường sau khi kết thúc thanh tra tại đơn vị các Đoàn thanh tra mới bắt đầu tập trung soạn thảo Báo cáo kết quả thanh tra nên thời gian viết báo cáo thường kéo dài hơn so

với quy định. Khoản 1 Điều 49 Luật Thanh tra năm 2010 quy định “Chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày kết thúc cuộc thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra phải có văn bản báo cáo kết quả thanh tra và gửi tới người ra quyết định thanh tra”, tuy nhiên trên thực tế thời gian xây dựng báo cáo thường kéo dài 20 đến 25 ngày.

Nội dung báo cáo thường dàn trải, chưa nêu bật được tính chất, mức độ sai phạm và trách nhiệm của cá nhân có liên quan; các nội dung nêu trong dự thảo báo cáo chỉ dừng lại mô tả sự việc, chưa xem xét đầy đủ các sự kiện có liên quan, chứng cứ chưa chắc chắn nên khi đánh giá, kết luận rất khó và thường có ý kiến khác nhau giữa các thành viên Đoàn thanh tra; Mặc dù Đoàn thanh tra có nhiều cố gắng trong việc thẩm tra, xác minh, kết luận các nội dung thanh tra nhưng chất lượng báo cáo kết quả thanh tra còn hạn chế.

Về việc ban hành kết luận thanh tra: Các dự thảo Kết luận thanh tra do Trưởng Đoàn thanh tra xây dựng không khác nhiều so với Báo cáo kết quả thanh tra mà Trưởng Đoàn thanh tra lập trước đó. Những nội dung nêu trong dự thảo Kết luận thanh tra, phương pháp thể hiện còn hạn chế; có dự thảo chỉ là sự rút gọn (giảm bớt số trang) của Báo cáo kết quả thanh tra. Vì vậy, việc phân tích đánh giá, quy kết trách nhiệm nêu trong dự thảo Kết luận thanh tra chưa tương xứng với thẩm quyền của người ký Kết luận thanh tra. Phần lớn các Kết luận thanh tra chưa có chiều sâu, chưa làm rõ nguyên nhân, chưa đánh giá chính xác tính chất của hành vi vi phạm, nhất là các hành vi liên quan đến tham nhũng; việc kiến nghị xem xét, xử lý trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan trong một số trường hợp vẫn chưa rõ ràng, cụ thể; việc đôn đốc, chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện sau thanh tra chưa đúng mức dẫn đến tỷ lệ thu hồi kinh tế và xử lý trách nhiệm chưa cao, làm ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra.

đề cập đầy đủ đến thực trạng tình hình, nguyên nhân dẫn đến tình trạng tố cáo diễn ra trong các cơ quan, đơn vị và địa phương. Đánh giá không đầy đủ kết quả giải quyết tố cáo, chưa chỉ ra được nguyên nhân, tồn tại, thiếu sót, trách nhiệm của tập thể, cá nhân, chưa đề xuất được các giải pháp để xử lý, khắc phục tồn tại, yếu kém về công tác này. Do đó có thanh tra, kiểm tra trách nhiệm xong tình trạng tố cáo vẫn diễn ra phức tạp.

Bẩy là, cơ quan Thanh tra thị xã Phúc Yên còn phụ thuộc quá lớn vào cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp cả về tổ chức, nhân sự, kinh phí, chưa chủ động trong việc tiến hành các cuộc thanh tra, kiểm tra giải quyết tố cáo hành chính, chưa chủ động trong việc xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra, trong quá trình tiến hành thanh tra cũng như giai đoạn kết thúc, kết luận và kiến nghị xử lý sau thanh tra. Điều này ảnh hưởng đến tính độc lập, chủ động và tự chịu trách nhiệm đối với công tác thanh tra của ngành.

Mặc dù Luật quy định việc ban hành kết luận thanh tra thuộc thẩm quyền của người ra quyết định thanh tra, nhưng trên thực tế vẫn phải chờ xin ý kiến của cấp trên vì thường liên quan đến trách nhiệm quản lý của các cán bộ chủ chốt.

Mặt khác, việc thi hành quyết định thanh tra chủ yếu phụ thuộc vào thủ trưởng cơ quan quản lý và ý thức chấp hành của đối tượng thanh tra. Luật Thanh tra đã đề cập đến trách nhiệm của đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước trong việc thực hiện yêu cầu, kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra. Tuy nhiên các quy định này chưa được thể hiện đầy đủ, do đó thiếu cơ sở để thực hiện, thiếu các chế tài, nhất là khi xử lý các hành vi chống đối, cản trở, không thực hiện yêu cầu, kết luận, kiến nghị của các cơ quan thanh tra. Vì vậy, kỷ cương, kỷ luật trong quản lý hành chính trên địa bàn thị xã bị giảm sút.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về giải quyết tố cáo hành chính từ thực tiễn ủy ban nhân dân thị xã phúc yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)