giải quyết tố cáo hành chính tại UBND thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
2.1.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội của thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc Vĩnh Phúc
Thị xã Phúc Yên thuộc tỉnh Vĩnh Phúc, nằm trong vùng đất có lịch sử dựng nước và giữ nước lâu đời của dân tộc. Những dấu tích còn để lại đến ngày nay đã tạo cho vùng đất Phúc Yên một vị trí địa lý kinh tế, chính trị với bề dày lịch sử có giá trị. Thị xã Phúc Yên được thành lập theo Nghị định số 153/NĐ-CP ngày 09/12/2003 của Chính Phủ và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/1/2004.
Thị xã Phúc Yên có diện tích tự nhiên: 120,13km2, có 10 đơn vị hành chính trực thuộc (gồm 6 phường và 4 xã), với dân số khoảng 117.000 người.
Thị xã Phúc Yên được coi là cửa ngõ của tỉnh Vĩnh Phúc, có vị trí rất thuận lợi, liền kề với thủ đô Hà Nội, gần các khu công nghiệp của Hà Nội, cách sân bay quốc tế Nội Bài 15km, có thị trường rộng lớn để cung cấp và tiêu thụ hàng hóa, có hệ thống giao thông thuận tiện như đường Quốc lộ 2, Quốc lộ 23, đường sắt Hà Nội – Lào Cai, đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai chạy qua. Đây là cơ hội cho thị xã Phúc Yên nói riêng và tỉnh Vĩnh Phúc nói chung tiếp nhận sự lan tỏa về vốn, khoa học – công nghệ và phát triển các ngành sản xuất, các loại hình dịch vụ cho thủ đô Hà Nội.
Sau 10 năm tái lập, thị xã Phúc Yên có hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hệ thống cung cấp dịch vụ tương đối hoàn chỉnh. Trên địa bàn thị xã có nhiều
cơ quan, doanh nghiệp, các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, dạy nghề của Trung ương và địa phương, tạo điều kiện thuận lợi để Phúc Yên khai thác các thế mạnh, phát triển kinh tế - xã hội
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Phúc Yên lần thứ II (nhiệm kỳ 2010 - 2015) xác định thị xã Phúc Yên phấn đấu xứng tầm đô thị trung tâm kinh tế - văn hóa của tỉnh Vĩnh Phúc. Trong những năm qua, với sự quan tâm của tỉnh Vĩnh Phúc và có cơ chế thu hút đầu tư đúng đắn, được các tầng lớp nhân dân đồng tình ủng hộ, thị xã Phúc Yên không ngừng xây dựng và phát triển, trở thành địa chỉ hấp dẫn thu hút đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, trong đó có những tập đoàn kinh tế nổi tiếng hàng đầu thế giới như Toyota, Honda…. Sự có mặt của các doanh nghiệp lớn đã góp phần thay đổi nhanh chóng cơ cấu kinh tế trên địa bàn thị xã, đưa thị xã Phúc Yên trở thành vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh. Nhiều dự án đã và đang được đầu tư, khai thác có hiệu quả như sân Golf Đại Lải, khu nghỉ dưỡng Flamigo… Hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật được quan tâm đầu tư xây dựng đồng bộ, nhất là về giao thông, điện, cấp nước sinh hoạt, xử lý chất thải. Thị xã có hệ thống giáo dục hoàn chỉnh từ bậc mầm non đến đại học. Hiện nay trên địa bàn có 01 trường đại học, 01 trường trung học chuyên nghiệp, có 04 bệnh viện lớn, 09 trung tâm thương mại; tỉ lệ lao động phi nông nghiệp đạt trên 70%.
Trong phương hướng phát triển dài hạn của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ nhấn mạnh thị xã Phúc Yên cũng như tỉnh Vĩnh Phúc là một trong những mắt xích quan trọng của chuỗi đô thị của vùng, được phát triển một cách đồng bộ và là xương sống cho phát triển kinh tế - xã hội vùng. Trong quy hoạch phát triển đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Phúc Yên được xác định là vùng kinh tế trọng điểm, hạt nhân đô thị của thành phố Vĩnh Phúc, là một trong những trọng điểm về du lịch, dịch vụ, giáo dục - đào tạo của tỉnh Vĩnh Phúc. Sau nhiều năm tập trung xây dựng, chỉnh trang, nâng cấp, ngày 21/01/2013, Bộ trưởng Bộ xây dựng đã ra Quyết định số
93/QĐ-BXD công nhận thị xã Phúc Yên là đô thị loại III trực thuộc tỉnh Vĩnh Phúc. Đây là niềm tự hào của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc, là cột mốc quan trọng đánh dấu sự trưởng thành của thị xã Phúc Yên trong quá trình 100 năm xây dựng và trưởng thành. Mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, thị xã Phúc Yên trở thành thành phố trong hệ thống đô thị hạt nhân của tỉnh, là một trong những trung tâm dịch vụ, công nghiệp, du lịch giải trí, giáo dục, đào tạo của tỉnh Vĩnh Phúc và Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ.
2.1.2. Tình hình tố cáo trên địa bàn thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
Trước khi Luật Tố cáo năm 2011 có hiệu lực, tình hình tố cáo diễn biến phức tạp. Số lượng các vụ việc tố cáo năm sau nhiều hơn năm trước với tính chất gay gắt (mỗi năm số lượt người đến trụ sở tiếp công dân của thị xã tố cáo tăng hơn 5%), trong đó có một số vụ việc trở thành điểm nóng. Nhiều đoàn đông người có tổ chức đến trụ sở tiếp công dân của thị xã để tố cáo như vụ tập thể nhân dân phường Phúc Thắng tố cáo cán bộ khi thực hiện công tác hỗ trợ bồi thường giải phóng mặt bằng dự án đường Nguyễn Tất Thành, Hợp tác xã Tứ Khu ở phường Hùng Vương tố cáo cán bộ khi thực hiện thu hồi đất để thực hiện dự án Khu đô thị Hùng Vương - Tiền Châu…
Mặc dù trước đó, Luật Khiếu nại, tố cáo quy định không giải quyết các đơn tố cáo nặc danh nhưng loại đơn này vẫn rất nhiều, đặc biệt là vào thời điểm chuẩn bị Đại hội Đảng hoặc bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp. Có thời điểm số đơn tố cáo nặc danh chiếm 20% đến 30% tổng số đơn tố cáo gửi đến Ủy ban nhân dân thị xã.
Từ năm 2011 đến nay, tình hình tố cáo về cơ bản đã ổn định, mức độ phức tạp của các vụ việc giảm so với trước, không phát sinh điểm nóng. Tuy nhiên từ năm 2015 đến nay, công dân đến các cơ quan hành chính nhà nước tố cáo tăng trên 10%, số vụ việc tăng gần 3%.
quan hành chính nhà nước để khiếu kiện, một số vụ việc cũ nhiều năm nay (có những vụ việc phát sinh 10 năm) đã được các cấp, các ngành của tỉnh và Trung ương xem xét, giải quyết nhưng công dân vẫn tiếp tục tố cáo. Đặc biệt, thời gian gần đây tình trạng một số người đi khiếu kiện có biểu hiện liên kết với nhau, có người cầm đầu, chỉ huy; có đoàn đã lợi dụng, lôi kéo, xúi giục, sắp xếp đưa các đối tượng chính sách, cụ già, trẻ em đi cùng. Các đoàn đông người đi tố cáo tập trung tại trụ sở tiếp công dân của thị xã, căng khẩu hiệu, biểu ngữ, có thái độ, hành vi gây mất trật tự tại nơi tiếp công dân của thị xã.
Nội dung tố cáo chủ yếu là tố cáo cán bộ lợi dụng chức quyền để tham nhũng, cố ý làm trái quy định về quản lý kinh tế, tài chính, giao đất trái thẩm quyền; tố cáo hủy hoại đất, sử dụng đất sai mục đích, xây nhà trên đất lấn chiếm; tố cáo lãnh đạo, cán bộ xã phường buông lỏng trong công tác quản lý kinh tế và quản lý đất đai, cấp đất, cho thuê đất trái thẩm quyền gây bức xúc, làm mất ổn định tình hình trong nhân dân. Ngoài ra còn các tố cáo về việc thiếu dân chủ, không công bằng trong thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhất là trong công tác cán bộ, về lối sống sa đọa, tham nhũng của một số cán bộ, đảng viên sa sút phẩm chất đạo đức. Trong đó các nội dung tố cáo liên quan đến đất đai chiếm tỉ lệ cao (85%) tổng số đơn tố cáo.