Quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành về vai trò của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của viện kiểm sát nhân dân với việc tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh thái bình) (Trang 48 - 57)

trò của Viện kiểm sát nhân dân với việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo tội phạm, kiến nghị khởi tố

Vai trò của VKSND được thể hiện thông qua chức năng kiểm sát và hoạt động tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo tội phạm, kiến nghị khởi tố. Những chức năng và hoạt động này lại được cụ thể hóa thành nhiệm vụ, quyền hạn quy định trong BLTTHS 2003 và văn bản hướng dẫn. Bởi vậy, nghiên cứu quy định pháp luật về vai trò của VKSND là nghiên cứu nhiệm vụ, quyền hạn khi thực hiện hoạt động tiếp nhận và chức năng kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo tội phạm, kiến nghị khởi tố.

Trong BLTTHS 2003, các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND với việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo tội phạm, kiến nghị khởi tố nằm đan xen ở các điều luật thuộc chương VIII “Khởi tố vụ án hình

sự”. Sau 10 năm áp dụng, các CQTHTT đã thu được những kết quả nhất

định song cũng gặp những khó khăn, vướng mắc do một số vấn đề chưa được luật điều chỉnh. Để khắc phục tình trạng này, ngày 2 tháng 8 năm 2013, liên bộ Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã ký Thông tư 06 hướng dẫn thi hành quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố. Đến ngày 16/9/2013, thông tư chính thức có hiệu lực. Căn cứ vào các quy định trong

việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo tội phạm, kiến nghị khởi tố được thể hiện thành những nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất, tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.

Cụ thể, tại khoản 1 Điều 103 BLTTHS 2003:

Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có trách nhiệm tiếp nhận đầy đủ mọi tố giác, tin báo về tội phạm do cá nhân, cơ quan, tổ chức và kiến nghị khởi tố do cơ quan nhà nước chuyển đến. Viện kiểm sát có trách nhiệm chuyển ngay các tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố kèm theo các tài liệu có liên quan đã tiếp nhận cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

Ngoài VKSND, theo Điều 5 Thông tư 06, các cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố bao gồm: CQĐT trong Công an nhân dân, CQĐT trong Quân đội nhân dân; CQĐT của VKSND tối cao, CQĐT của Viện kiểm sát quân sự Trung ương; bộ đội biên phòng; cơ quan Hải quan; cơ quan Kiểm lâm, lực lượng cảnh sát biển, các cơ quan khác của Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; các cơ quan khác của Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; Công an xã, phường, thị trấn, đồn, trạm Công an; Tòa án; cơ quan báo chí; các cơ quan, tổ chức khác.

Đối với CQĐT, hoạt động của VKSND không khác biệt với những cơ quan nêu trên. Bởi sau khi tiếp nhận thông tin, VKSND có trách nhiệm “chuyển ngay” cho CQĐT có thẩm quyền. Trong khi đó, tại Điều 101 BLTTHS 2003: “Cơ quan, tổ chức khi phát hiện hoặc nhận được tố giác

của công dân phải báo tin ngay về tội phạm cho Cơ quan điều tra bằng văn bản”. Điều 36 BLTTHS 2003 “Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát” hay Điều 37 BLTTHS 2003

quy định nào về các biện pháp mà đại diện VKSND phải thực hiện từ khi nhận được thông tin tội phạm đến khi chuyển tới CQĐT. Nói cách khác, khi thực hiện hoạt động tiếp nhận tố giác, tin báo tội phạm, kiến nghị khởi tố, VKSND chỉ là trung gian truyền tin tới CQĐT.

Thứ hai, kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến

nghị khởi tố.

Nhiệm vụ này được quy định tại khoản 4 Điều 103 BLTTHS 2003: “Viện kiểm sát có trách nhiệm kiểm sát việc giải quyết của Cơ quan điều

tra đối với tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố”. Vì Điều 103

mang tiêu đề: “Nhiệm vụ giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến

nghị khởi tố” nên những nội dung được quy định tại Điều này đều thuộc

phạm vi kiểm sát, ngoại trừ những hành vi do chính VKSND thực hiện. Các nội dung đó bao gồm: việc tiếp nhận tố giác, tin báo tội phạm và kiến nghị khởi tố của CQĐT; thời hạn, kết quả giải quyết tố giác, tin báo tội phạm, kiến nghị khởi tố và các biện pháp bảo vệ người đã tố giác tội phạm. Những nội dung ở Điều 103 BLTTHS 2003 có tác dụng bảo đảm thông tin về hành vi phạm tội, người phạm tội, được xử lý kịp thời, đúng pháp luật.

Về kiểm sát việc tiếp nhận tố giác, tin báo tội phạm, kiến nghị khởi tố, theo khoản 1 Điều 103 BLTTHS 2003, CQĐT có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo tội phạm do cá nhân, cơ quan, tổ chức và kiến nghị khởi tố do cơ quan nhà nước chuyển đến. Tiêu đề Điều 103 và nội dung tại khoản 1 phản ánh quan điểm của nhà lập pháp: tiếp nhận thông tin là một hoạt động giải quyết tố giác, tin báo tội phạm, kiến nghị khởi tố. Sau 10 năm, quan điểm đó không còn được thể hiện tại Thông tư 06. Quy định về việc tiếp nhận nằm ở Điều 7 của Thông tư: “Nhiệm vụ tiếp nhận về tố giác, tin báo

về tội phạm và kiến nghị khởi tố”, hoàn toàn tách biệt với quy định tại Điều

sự khác biệt này là theo BLTTHS 2003, VKSND có quyền kiểm sát việc tiếp nhận tố giác, tin báo tội phạm, kiến nghị khởi tố của CQĐT mặc dù các quy định chưa thực sự rõ ràng. Nhưng nếu căn cứ vào Thông tư 06, VKSND không có thẩm quyền trên. Đó là lý do mà Điều 7 Thông tư 06 không quy định CQĐT có nghĩa vụ thông báo cho VKSND về việc tiếp nhận thông tin. Suy luận trên được củng cố bằng các quy định tại Điều 9 và Điều 11 Thông tư 06. Theo khoản 1 Điều 9 Thông tư 06:

Sau khi tiếp nhận thông tin liên quan đến tội phạm, Cơ quan điều tra phải tiến hành phân loại, xác minh sơ bộ ban đầu. Nếu xác định thông tin đó là tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan mình thì trong thời hạn 03 ngày làm việc, Thủ trưởng Cơ quan điều tra phải ra Quyết định phân công giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố và gửi ngay một bản đến Viện kiểm sát cùng cấp.

Phù hợp với khoản 1 Điều 9 Thông tư 06, khoản 1 Điều 11 Thông tư quy định:

Sau khi nhận được Quyết định phân công giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố của Cơ quan điều tra theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư liên tịch này, trong thời hạn 3 ngày làm việc, Viện trưởng Viện kiểm sát phải ra Quyết định phân công kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố và gửi ngay một bản cho Cơ quan điều tra.

Như vậy, theo Điều 7 và Điều 9 Thông tư 06, VKSND chỉ bắt đầu kiểm sát sau khi CQĐT đã kiểm tra, xác minh sơ bộ tố giác, tin báo tội phạm, kiến nghị khởi tố. Trước đó, VKSND không có thẩm quyền với việc

tiếp nhận thông tin của CQĐT. Điều này vô hình trung đã hạn chế vai trò phát hiện hành vi phạm tội, người phạm tội của VKSND bởi hầu hết tố giác, tin báo tội phạm, kiến nghị khởi tố được tiếp nhận bởi CQĐT.

Không phải thông báo cho VKSND về việc tiếp nhận thông tin tội phạm là điểm khác biệt giữa CQĐT với các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra vì khoản 2 Điều 7 Thông tư 06 quy định:

Các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra sau khi tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm hoặc tự phát hiện dấu hiệu của tội phạm thuộc quyền hạn điều tra của cơ quan mình thì thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp, Cơ quan điều tra có thẩm quyền và tiến hành kiểm tra, xác minh.

Quy định trên cho thấy các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải thông báo ngay cho VKSND về việc tiếp nhận thông tin, sau đó mới tiến hành xác minh sơ bộ. Nói cách khác, VKSND có thẩm quyền kiểm sát việc tiếp nhận tố giác, tin báo tội phạm của các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.

Về kiểm sát thời hạn giải quyết tố giác, tin báo tội phạm, kiến nghị khởi tố, khoản 2 Điều 103 BLTTHS quy định:

Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra trong phạm vi trách nhiệm của mình phải kiểm tra, xác minh nguồn tin và quyết định việc khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự.

Trong trường hợp sự việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn để giải quyết tố giác và tin báo có thể dài hơn, nhưng không quá hai tháng.

Như vậy, từ khi nhận được tố giác, tin báo tội phạm, kiến nghị khởi tố, CQĐT có 20 ngày để giải quyết trong trường hợp bình thường và hai tháng trong trường hợp sự việc có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm. Vấn đề pháp lý nảy sinh từ khoản 2 Điều 103 BLTTHS 2003 là: Cơ quan nào có thẩm quyền gia hạn thời gian giải quyết tố giác, tin báo tội phạm, kiến nghị khởi tố. Cả BLTTHS 2003 và Thông tư 06 đều chưa quy định cụ thể nên VKSND khó có thể khẳng định thẩm quyền này thuộc về mình. Trong khi đó, CQĐT có căn cứ cho rằng việc gia hạn thời hạn giải quyết thuộc thẩm quyền của CQĐT với lập luận: chỉ CQĐT mới đánh giá được tính chất phức tạp trong tình tiết sự việc cũng như những thông tin phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm. Hệ quả là, hoạt động kiểm sát thời hạn giải quyết tố giác, tin báo tội phạm, kiến nghị khởi tố của VKSND chỉ dừng ở mức xác định thời hạn đó có vượt quá hai tháng hay không mà chưa kiểm sát được tính hợp lý trong việc gia hạn của CQĐT. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới mức độ kịp thời của việc xử lý thông tin mà kịp thời là một trong những yêu cầu với VKSND khi thực hiện vai trò của mình: “Bảo đảm mọi hành vi phạm tội đều phải

được xử lý kịp thời” [19, khoản 3, Điều 23].

Về kiểm sát kết quả giải quyết tố giác, tin báo tội phạm và kiến nghị khởi tố, khoản 3 Điều 103 BLTTHS 2003 quy định: “Kết quả giải quyết tố

giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước phải được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp…”. Thông tư 06 làm rõ hơn quy định

này tại Điều 13:

1. Khi kết thúc việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, trong thời hạn 03 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố phải gửi kết quả giải quyết cùng hồ sơ giải quyết tố giác,

tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố cho Viện kiểm sát cùng cấp; trong thời hạn 06 ngày làm việc, Viện kiểm sát phải có văn bản thể hiện quan điểm đồng ý hoặc không đồng ý về kết quả giải quyết.

Trường hợp đã hết thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố quy định tại Điều 103 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 mà cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố chưa đủ căn cứ để quyết định việc khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự thì thông báo ngay bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp biết để thống nhất quan điểm giải quyết.

Như vậy, so với Điều 103 BLTTHS 2003, Điều 13 Thông tư 06 đã làm rõ: thời hạn VKSND nhận được báo cáo (trong vòng 3 ngày làm việc sau khi cơ quan có thẩm quyền kết thúc giải quyết tố giác, tin báo tội phạm, kiến nghị khởi tố); tài liệu mà VKSND nhận được (kết quả và hồ sơ giải quyết tố giác, tin báo tội phạm, kiến nghị khởi tố); hoạt động cụ thể mà VKSND phải thực hiện (ra văn bản thể hiện quan điểm đồng ý hay không đồng ý kết quả giải quyết). Giá trị thực tiễn của Điều 13 Thông tư 06 không thể phủ nhận. Nhưng vấn đề pháp lý nảy sinh là quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định không khởi tố vụ án hình sự có đồng nhất với kết quả giải quyết tố giác, tin báo tội phạm, kiến nghị khởi tố hay không. Nếu có, hoạt động kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo tội phạm, kiến nghị khởi tố sẽ bao hàm cả kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự. Trường hợp ngược lại, hai hoạt động kiểm sát trên cần được coi là những hoạt động độc lập, riêng rẽ với nhau. Chúng tôi cho rằng, kết quả giải quyết tố giác, tin báo tội phạm, kiến nghị khởi tố không đồng nghĩa mà chỉ là nền tảng cho việc ra quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự. Trong thực tiễn, quyết định

khởi tố vụ án hình sự hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự được lập thành một văn bản riêng, trong khi kết quả giải quyết tố giác, tin báo tội phạm, kiến nghị khởi tố được thể hiện trong văn bản thông báo mà CQĐT gửi cho VKSND cũng như cá nhân, cơ quan, tổ chức đã cung cấp thông tin. Nói cách khác, hoạt động kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo tội phạm, kiến nghị khởi tố không bao gồm hoạt động kiểm sát khởi tố vụ án.

Ngoài ra, VKSND còn kiểm sát kết quả tổng thể tình hình giải quyết tố giác, tin báo tội phạm, kiến nghị khởi tố thông qua chế độ báo cáo định kỳ. Theo khoản 1 Điều 14 Thông tư 06:

Cơ quan điều tra các cấp có trách nhiệm thông báo bằng văn bản tình hình tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố cho Viện kiểm sát cùng cấp định kỳ: hàng tháng đối với cấp huyện, ba tháng đối với cấp tỉnh, sáu tháng đối với cấp trung ương.

Nội dung cuối cùng của hoạt động kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo tội phạm và kiến nghị khởi tố theo Điều 103 BLTTHS 2003 là các biện pháp bảo vệ người đã tố giác tội phạm. Khoản 3 BLTTHS 2003 quy định: “Cơ quan điều tra phải áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ

người đã tố giác tội phạm”. Thông tư 06 cũng quy định vấn đề này tại

khoản 5 Điều 4, nhưng với tư cách là một trong những nguyên tắc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố:

Trường hợp xét thấy cần thiết, cơ quan tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố có trách nhiệm áp dụng hoặc đề nghị áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản cho cơ quan, tổ chức đã báo tin, kiến nghị khởi tố; người đã tố giác tội phạm và những người thân thích của họ.

Có thể thấy việc bảo vệ cho cá nhân, cơ quan, tổ chức đã cung cấp thông tin không phải hoạt động giải quyết tố giác, tin báo, kiến nghị khởi tố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của viện kiểm sát nhân dân với việc tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh thái bình) (Trang 48 - 57)