Giải pháp tiếp tục hoàn thiện pháp luật khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của viện kiểm sát nhân dân với việc tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh thái bình) (Trang 93 - 94)

3.1. Giải pháp tiếp tục hoàn thiện pháp luật về vai trò của Viện kiểm

3.1.3. Giải pháp tiếp tục hoàn thiện pháp luật khác

a) Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014

Nhằm tương thích với các đề xuất sửa đổi BLTTHS 2015, quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của VKSND khi thực hành quyền công tố trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố cần xóa bỏ [22, Điều 12]. Lý do của đề xuất này đã được phân tích trong phần kiến nghị sửa đổi BLTTHS 2015: VKSND không thực hành quyền công tố trong giải quyết tố giác, tin báo tội phạm và kiến nghị khởi tố. Các khoản 1,2,3,4 Điều 12 Luật Tổ chức VKSND 2014 sẽ được gộp vào Điều 13 “Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân khi kiểm sát việc tiếp

nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố”. Khoản 5

Điều 12: “Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác để thực hành quyền công tố

theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự nhằm chống bỏ lọt tội phạm, chống làm oan người vô tội” được lược bỏ vì không còn cần thiết.

b) Bộ luật Hình sự 2015

Bộ luật Hình sự 2015 cần bổ sung quy định về trách nhiệm hình sự với những cá nhân thuộc cơ quan Nhà nước khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong cơ quan hay lĩnh vực mình quản lý nhưng không cung cấp

thông tin hoặc cung cấp thông tin sai sự thật cho CQĐT, VSKND. Về bản chất, đây là hành vi che giấu tội phạm nên phải chịu trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất. Tuy Điều 5 BLTTHS 2015 đã quy định về trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong đấu tranh phòng chống tội phạm nhưng chưa thực sự rõ ràng: “Thủ trưởng cơ quan nhà nước phải chịu trách nhiệm về

việc không thông báo hoặc cung cấp thông tin sai sự thật về hành vi phạm tội xảy ra trong cơ quan và trong lĩnh vực quản lý của mình cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát”. Quy định này chưa làm rõ dạng trách nhiệm, tính

chất, mức độ trách nhiệm mà thủ trưởng cơ quan nhà nước phải chịu. Ngoài thủ trưởng, Bộ luật hình sự 2015 cần bổ sung quy định về trách nhiệm hình sự với tất cả những người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước khi phát hiện hành vi, vụ việc có dấu hiệu tội phạm mà không kiến nghị khởi tố. Những quy định được bổ sung sẽ làm tăng số lượng kiến nghị khởi tố, hạn chế tình trạng bỏ lọt tội phạm như hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của viện kiểm sát nhân dân với việc tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh thái bình) (Trang 93 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)