Những bất cập, hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của viện kiểm sát nhân dân với việc tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh thái bình) (Trang 62 - 71)

2.2. Thực trạng hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân với việc tiếp

2.2.2. Những bất cập, hạn chế

tố vẫn còn một số hạn chế, bất cập, làm ảnh hưởng đến chất lượng giải quyết vụ án hình sự.

a) Hoạt động tiếp nhận tố giác, tin báo tội phạm và kiến nghị khởi tố

Nếu hoạt động tiếp nhận tố giác, tin báo tội phạm, kiến nghị khởi tố được thực hiện hiệu quả, các cá nhân, tổ chức, cơ quan Nhà nước sẽ có nhiều kênh thông báo hơn. VKSND cũng nắm được nhiều thông tin tội phạm hơn, qua đó kiểm sát tốt hơn việc tiếp nhận, giải quyết thông tin của CQĐT. Nhưng trên thực tế, VKSND nhận được rất ít tố giác, tin báo tội phạm. Mặc dù không có thống kê cụ thể nhưng cán bộ ngành kiểm sát cho rằng số lượng tin báo, tố giác gửi trực tiếp đến VKSND hầu như không đáng kể, đặc biệt ở những địa phương tình hình kinh tế - xã hội khó khăn, trình độ dân trí chưa cao. Hiện tượng này lại phản ánh một bất cập khác: một số biện pháp tiếp nhận, quản lý tin báo, tố giác như đặt hòm thư, lịch tiếp công dân không hiệu quả, thiếu thực tế nhưng chậm được sơ kết rút kinh nghiệm.

Hoạt động tiếp nhận kiến nghị khởi tố cũng trong tình trạng tương tự. VKSND không nhận được kiến nghị khởi tố nào trong khoảng thời gian 2011 – 6/2017. Đây có thể coi là hạn chế khách quan của ngành kiểm sát bởi CQĐT cũng không nhận được kiến nghị khởi tố trong thời gian nói trên. Nhưng không có kiến nghị khởi tố không đồng nghĩa với việc các cơ quan Nhà nước không phát hiện hành vi phạm tội. Có nhiều trường hợp các bên dàn xếp với nhau, chính quyền cơ sở sau đó phát hiện được nhưng chỉ xử phạt hành chính. Nhiều vụ cần phải khởi tố hình sự nhưng người có thẩm quyền (thậm chí cả cơ quan công an) chỉ xử lý nội bộ. Ngay trong các cơ quan quản lý Nhà nước cũng tồn tại hành vi có dấu hiệu tội phạm nhưng chỉ một số được phát hiện. Trong 6 tháng đầu năm 2017, CQĐT phát hiện 02 vụ có dấu hiệu tham nhũng; đã khởi tố 01 vụ/01 bị can về tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; kết luận điều tra đề nghị truy tố 01

vụ/01 bị can. Năm 2016, Tòa án nhân dân tỉnh Thái Bình đã xử 1 vụ án/1 bị cáo về tội danh tham nhũng. Năm 2017, con số này tăng lên 04 vụ/ 07 bị cáo [35]. Ở góc độ phòng chống tội phạm nói chung, phòng chống tham nhũng nói riêng, việc phát hiện và xử lý trách nhiệm hình sự với cán bộ sai phạm luôn mang ý nghĩa tích cực và cần được khuyến khích. Nhưng từ góc độ nguồn tin về tội phạm, các vụ án này được CQĐT phát hiện thông qua tiếp nhận tố giác, tin báo trong khi nếu được tiếp nhận bằng hình thức kiến nghị khởi tố, việc giải quyết sẽ nhanh chóng và hiệu quả hơn. Tình trạng trên cho thấy việc phát hiện và kiến nghị khởi tố các hành vi, vụ việc có dấu hiệu tội phạm trong cơ quan, lĩnh vực quản lý chưa được các cơ quan nhà nước quan tâm đúng mức. Ở chiều hướng ngược lại, VKSND hai cấp chưa có hoạt động nào chủ động phối hợp với những cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh để thống nhất nhận thức về tầm quan trọng của kiến nghị khởi tố cũng như xác định vai trò của các bên trong hoạt động này.

Như vậy, hoạt động tiếp nhận kiến nghị khởi tố của VKSND hai cấp vẫn chưa phát huy tác dụng. Điều này là một hạn chế rất lớn vì về lý thuyết, kiến nghị khởi tố là nguồn tin có chất lượng cao nhất do thông tin đã được cơ quan Nhà nước xác minh và kiểm tra sơ bộ; phạm vi thông tin đa dạng bởi mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội đều được cơ quan có thẩm quyền quản lý. Hơn nữa, trách nhiệm kiến nghị khởi tố đã được BLTTHS 2003 quy định tại Điều 26:

Các cơ quan nhà nước phải thường xuyên kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao; phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật để xử lý và phải thông báo ngay cho Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát mọi hành vi phạm tội xảy ra trong cơ quan và trong lĩnh vực quản lý của mình; có quyền kiến

nghị và gửi các tài liệu có liên quan cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát xem xét, khởi tố đối với người có hành vi phạm tội.

Thủ trưởng các cơ quan nhà nước phải chịu trách nhiệm về việc không thông báo hành vi phạm tội xảy ra trong cơ quan và trong lĩnh vực quản lý của mình cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát. Nếu hoạt động tiếp nhận tố giác, tin báo tội phạm, kiến nghị khởi tố không được VKSND hai cấp phát huy đúng mức, một biện pháp luật định có khả năng chỉ “nằm trên giấy”, không phát huy hiệu quả thực tế, qua đó ảnh hưởng đến tính nghiêm minh của cả BLTTHS.

b)Chức năng kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm

Kiểm sát việc tiếp nhận tố giác, tin báo tội phạm.

Để kiểm sát triệt để công tác giải quyết tố giác, tin báo tội phạm, VKSND phải nắm được tình hình tiếp nhận tố giác, tin báo tội phạm của CQĐT. Có thể nói kiểm sát việc tiếp nhận là yếu tố “đầu vào” của toàn bộ quá trình kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo tội phạm. Mặc dù có tầm quan trọng như vậy, công tác kiểm sát việc tiếp nhận tố giác, tin báo tội phạm ở Thái Bình vẫn đang tồn tại nhiều bất cập, hạn chế.

Đầu tiên là những hạn chế trong nội bộ ngành kiểm sát. VKSND hai cấp chưa chú trọng kiểm sát việc tiếp nhận tố giác, tin báo tội phạm. Các văn bản thể hiện chủ trương, chỉ đạo công tác kiểm sát của lãnh đạo ngành chưa nhắc đến hoạt động này. Cách thức làm việc của KSV còn thụ động, mang tính hình thức trong việc cập nhật đầy đủ số lượng vụ việc có dấu hiệu tội phạm. KSV chỉ nắm được số lượng tố giác, tin báo tội phạm thông qua kiểm tra sổ tiếp nhận của CQĐT mà không trực tiếp nghiên cứu hồ sơ hoặc áp dụng các biện pháp kiểm sát. Hệ quả là, số liệu VKSND có được không hoàn toàn là số liệu mà CQĐT tiếp nhận. Thực tế, số tố giác, tin báo tội phạm CQĐT thụ lý luôn lớn hơn nhiều số chuyển tới VKSND.

Bên cạnh đó là những bất cập từ phía CQĐT. Hoạt động kiểm sát việc tiếp nhận tố giác, tin báo tội phạm phụ thuộc rất lớn vào mức độ phối hợp của CQĐT. Nếu CQĐT không hợp tác, VKSND cũng không dễ dàng thực hiện quyền hạn của mình. Có những tố giác, tin báo tội phạm sau khi được xác minh, CQĐT cần khởi tố vụ án. Tuy nhiên, hoạt động khởi tố không được tiến hành và CQĐT không đưa những tố giác, tin báo đó vào sổ thụ lý. Như vậy, VKSND không thể biết và đưa ra cơ sở pháp lý nhằm thực hiện quyền hạn của mình.

Một hạn chế khác ảnh hưởng đến công tác kiểm sát việc tiếp nhận tố giác, tin báo tội phạm đến từ cách thức làm việc của công an xã. Trong hệ thống tổ chức của công an nhân dân, công an xã, phường, thị trấn (công an cấp xã) là cấp thấp nhất. Do thường xuyên tiếp xúc với nhân dân nên lực lượng này đã và đang giữ vai trò chủ yếu trong việc tiếp nhận trực tiếp tố giác, tin báo từ quần chúng. Tuy nhiên, không phải toàn bộ các tin báo, tố giác đều được công an xã chuyển lên CQĐT. Nhiều vụ việc, hành vi có dấu hiệu tội phạm nhưng công an xã tự giữ lại để kiểm tra, xác minh, sau đó ban hành quyết định xử phạt hành chính. Tiêu biểu là vụ việc của Đặng Văn Hạnh (sinh ngày 14/4/2001, học sinh lớp 9), trú tại xã Tây Ninh huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. 19 giờ ngày 22/10/1015, Phó trưởng công an xã Tây Ninh và một công an viên đã chở Hạnh về trụ sở Ủy ban nhân dân xã Tây Ninh để xác minh tố giác về việc Hạnh đã trộm cắp tài sản. Đến khoảng hơn 20 giờ, Hạnh được công an dẫn xuống tầng 1 thì gặp Lương Tuấn Anh và Tô Hải Nam (trú cùng xã). Tại đây, Tuấn Anh và Hải Nam đã tát Hạnh 2-3 cái làm Hạnh đập mặt vào tường, bị chảy máu mũi và có vết xước ở mũi dài 2cm…Hạnh được bệnh viện xác định là sai khớp sụn vạch mũi và gia đình Hạnh đã có đơn tố cáo về hành vi của Nam. Vụ việc có dấu hiệu hình sự vì nạn nhân là trẻ em và hành vi đánh người có tính chất côn

đồ. Tuy nhiên, công an xã Tây Ninh chỉ ra quyết định xử phạt hành chính Nam 500.000 đồng [32].

Như vậy, trong khi VKSND chỉ kiểm sát được tố giác, tin báo về tội phạm thông qua CQĐT thì chính CQĐT lại chưa nắm triệt để mọi thông tin. Hậu quả của việc không thực hiện tốt hoạt động kiểm sát việc tiếp nhận tố giác, tin báo tội phạm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiệm vụ chống bỏ lọt tội phạm của VKSND.

Kiểm sát thời gian giải quyết tố giác, tin báo tội phạm.

Theo khoản 2 Điều 103 BLTTHS 2003, thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm được tính từ khi CQĐT nhận được thông tin đến khi CQĐT ra quyết định khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự. Thời hạn này kéo dài 20 ngày trong trường hợp bình thường và tối đa 2 tháng đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiếm tra, xác minh ở nhiều địa điểm. Về lý thuyết, VKSND chỉ cần đối chiếu thời hạn giải quyết thực tế của CQĐT với thời hạn được quy định trong luật để kết luận CQĐT có vi phạm thời hạn giải quyết tố giác, tin báo tội phạm hay không. Nhưng thực hiện công tác này hoàn toàn không dễ dàng vì khi VKSND không kiểm sát được việc tiếp nhận, tố giác tin báo tội phạm của CQĐT, VKSND không thể biết thời hạn giải quyết nguồn tin về tội phạm bắt đầu từ lúc nào. Trên thực tế, có nhiều trường hợp thời gian phân loại, xác minh ban đầu của CQĐT kéo dài quá lâu, thậm chí vượt quá 2 tháng. Một số trường hợp cá biệt, CQĐT vi phạm nghiêm trọng thời hạn giải quyết cũng như quyền lợi của người báo tin nhưng chỉ được phát hiện thông qua các cơ quan truyền thông mà vụ việc bà Trần Thị Vượng tố cáo bà Bùi Thị Sợi về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” ở Hưng Hà, Thái Bình năm 2015 là một ví dụ điển hình. Tháng 4/2014, bà Vượng gặp và tạo quan hệ quen biết với bà Sợi. Trong thời gian quen biết, bà Vượng đã cho

bà Sợi vay 873 triệu đồng. Ngày 2/6/2014, bà Sợi nói để cảm ơn việc bà Vượng cho vay tiền, bà Sợi sẽ xin việc cho con bà Vượng tại một công ty xây dựng thuộc Bộ Công an. Vì việc này, bà Vượng đã đưa thêm cho bà Sợi 68 triệu đồng và 2 chỉ vàng. Sau đó, khi thấy bà Sợi không trả nợ cũng như xin việc làm như đã hứa, bà Vượng tìm hiểu và phát hiện bà Sợi đưa ra những thông tin gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản của mình. Tháng 5/2015, bà Vượng đã có đơn tố giác bà Sợi đến Công an huyện Hưng Hà. Sau khi tiếp nhận tố cáo, Công an huyện Hưng Hà đã mời bà Vượng lên làm việc, nhưng sau gần 2 năm mà chưa có kết quả giải quyết [33].

Theo khoản 2 Điều 13 Thông tư 06, trong 12 ngày làm việc sau khi kết thúc việc giải quyết tố giác, tin báo tội phạm, CQĐT có trách nhiệm thông báo cho cá nhân cung cấp thông tin. Vì vậy, khi VKSND không kiểm sát được thời hạn giải quyết tố giác, tin báo tội phạm, không chỉ thủ tục tố tụng bị vi phạm mà quyền lợi của người báo tin, người tố giác cũng không được tôn trọng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân vào trách nhiệm, năng lực của các cơ quan có thẩm quyền.

Kiểm sát trình tự, biện pháp giải quyết tố giác, tin báo tội phạm.

Kiểm sát trình tự và các biện pháp xác minh, làm rõ của CQĐT là yếu tố quan trọng nhất trong toàn bộ hoạt động kiểm sát giải quyết nguồn tin về tội phạm. Mối quan hệ giữa kết quả với trình tự, biện pháp thực hiện chính là quan hệ mục đích – phương tiện. Nhằm tạo cơ sơ pháp lý cho trình tự và các biện pháp giải quyết nguồn tin về tội phạm, Thông tư 06 đã quy định nhiệm vụ và quyền hạn của từng người tiến hành tố tụng thuộc CQĐT và VKSND. Theo Điều 10 Thông tư 06, Điều tra viên có quyền tiến hành triệu tập và lấy lời khai của những người có liên quan nhằm kiểm tra, xác minh nguồn tin, khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, đối chất, nhận dạng.

Đối với hoạt động lấy lời khai, KSV chủ yếu kiểm sát thông qua hồ sơ do CQĐT cung cấp. Điều này không gây ra bất cập nếu thủ tục tố tụng được Điều tra viên hoàn toàn tuân thủ. Nhưng khi Điều tra viên cố ý sai phạm, tính chính xác của lời khai sẽ không còn. Người khai báo có thể không phát hiện được do không kiểm tra biên bản ghi lời khai hoặc nếu phát hiện được, Điều tra viên sẽ hủy biên bản vì ngoài Điều tra viên và người khai báo, không còn ai chứng kiến. Trong vụ việc bà Vượng tố cáo bà Sợi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, thông tin bà Vượng cung cấp cho cơ quan báo chí có nhiều điểm khác biệt với thông tin được CQĐT xác nhận. Theo CQĐT, vì xác định vụ việc không có dấu hiệu tội phạm nên ngày 26/2/2016, CQĐT đã ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự và được VKSND cùng cấp thống nhất quan điểm. Việc này được thông báo cho bà Vượng. Nhưng theo bà Vượng, bà hoàn toàn không biết và không nhận được kết quả giải quyết tố giác, quyết định không khởi tố vụ án hình sự như xác nhận của CQĐT. Hơn nữa, ngày 17/02/2017, bà Vượng đến CQĐT Công an huyện Hưng Hà để Điều tra viên lấy lời khai. Sau khi ký vào biên bản, bà Vượng có yêu cầu đọc lại biên bản thì phát hiện có nhiều nội dung không đúng với lời khai của mình. Ngay lập tức, Điều tra viên đã lấy lại biên bản rồi xé đi [33]. Dù chưa thể xác nhận tính trung thực của thông tin mà các bên cung cấp, có thể nhận xét, VKSND huyện Hưng Hà chưa kiểm sát được việc giải quyết tố giác tội phạm trong vụ việc trên. Hoặc nếu có, vai trò này thể hiện rất mờ nhạt bởi không có thông tin nào được đưa ra từ phía VKSND.

Đối với công tác khám nghiệm hiện trường, một số trường hợp KSV không tham gia khám nghiệm như luật định mà chỉ kiểm tra thông qua biên bản khám nghiệm. Hiện tượng này thường xảy ra khi khám nghiệm hiện trường tai nạn giao thông. Lý do KSV vắng mặt đến từ việc CQĐT không

thông báo cho VKSND. Nhưng cũng có trường hợp CQĐT đã thông báo mà KSV vẫn không có mặt tại hiện trường. Chất lượng công tác khám nghiệm trong một số vụ án còn nhiều thiếu sót, như: khám nghiệm không theo đúng thủ tục, trình tự luật định, biên bản khám nghiệm ghi không đầy đủ, chi tiết. Một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng kiểm sát khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi là kiến thức về kỹ thuật hình sự của KSV. Hiện nay, ở các VKSND cấp huyện, đặc biệt là VKSND thành phố Thái Bình, hoạt động kiểm sát khám nghiệm được thực hiện bởi các KSV chuyên trách nhằm đảm bảo yếu tố kinh nghiệm khi tiến hành công việc. Mặc dù vậy, khoảng cách trình độ chuyên môn giữa KSV và Điều tra viên còn khá lớn. Nhiều trường hợp, KSV chỉ quan sát và ký vào biên bản. Rõ ràng là, để kiếm sát hiệu quả, trình độ của KSV tối thiểu phải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của viện kiểm sát nhân dân với việc tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh thái bình) (Trang 62 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)