Một số quốc gia tiêu biểu trong hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của viện kiểm sát nhân dân với việc tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh thái bình) (Trang 43 - 48)

chủ nghĩa

Hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa ra đời năm 1917 cùng với sự xuất hiện của nhà nước Nga Xô viết. Do vậy, hệ thống này có những nét đặc thù do ảnh hưởng sâu sắc quan điểm lập pháp của Liên Xô. Một trong số đó là các quy định về Viện kiểm sát nói chung, vai trò của Viện kiểm sát khi giải quyết tố giác, tin báo tội phạm nói riêng. Giữa thế kỷ XX, với sự phát triển của hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa, những quy định này đã được nhiều quốc gia khác tiếp nhận và thể chế hóa vào pháp luật tố tụng hình sự nước mình. Ngày nay, tuy bối cảnh chính trị đã thay đổi, hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa vẫn thể hiện dấu ấn đậm nét ở một số nước mà Liên bang Nga và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là những quốc gia tiêu biểu.

a) Liên bang Nga

Liên bang Nga là quốc gia khởi nguồn của chế định Viện kiểm sát. Ngày 12 tháng 3 năm 1722, Pie đại đế ban hành Sắc lệnh thiết lập một tổ

chức kiểm sát có chức năng giám sát các chính quyền địa phương. Theo đó, ở mỗi tỉnh lỵ đều có đại diện do chính quyền trung ương cử ra để giám sát sự quản lý của bộ máy hành chính sở tại. Được tái lập vào năm 1922, cấu trúc của Viện kiểm sát Nga về cơ bản giữ nguyên cho đến ngày nay và được khẳng định trong các Hiến pháp 1936, 1977, 1993; Luật liên bang về Viện kiểm sát Liên bang Nga năm 1995. Lịch sử thành lập của chế định Viện kiểm sát ở Nga cho thấy kiểm sát được quy định là chức năng độc lập, không phải hoạt động thuộc nội dung THQCT [37].

Luật về kiểm sát của Liên bang Nga chia các hoạt động kiểm sát thành bốn định hướng chính, trong đó kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo tội phạm thuộc lĩnh vực thứ ba: kiểm sát công tác thực thi pháp luật của các cơ quan tham gia vào hoạt động khám xét, thẩm vấn (hoặc sau cải cách năm 2007 được gọi là hoạt động điều tra ban đầu) [5, tr. 514 - 515]. Cụ thể, trước khi xét xử, KSV có các thẩm quyền:

- Kiểm sát việc thực hiện các yêu cầu của Luật Liên bang trong việc tiếp nhận, đăng ký và giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm;

- Cho phép nhân viên điều tra ban đầu, Dự thẩm viên được đệ trình trước Toà án đề nghị việc áp dụng, thay đổi huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn hoặc tiến hành các hoạt động tố tụng khác nếu các hoạt động này chỉ được tiến hành trên cơ sở quyết định của Toà án;

- Quyết định thay đổi KSV cấp dưới, Dự thẩm viên, nhân viên điều tra ban đầu khi có khiếu nại cũng như khi những người này tự đề nghị thay đổi;

- Không cho phép nhân viên điều tra ban đầu, Dự thẩm viên được tiếp tục tiến hành điều tra nếu họ vi phạm các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự Liên bang Nga trong quá trình điều tra vụ án;

- Huỷ bỏ các quyết định không có căn cứ hoặc trái pháp luật của KSV cấp dưới, của Dự thẩm viên, nhân viên điều tra ban đầu [12].

Nhìn chung, trong pháp luật Liên bang Nga, thẩm quyền của Viện kiểm sát với việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo tội phạm tương đối lớn. KSV chi phối hoạt động của nhân viên điều tra ban đầu và dự thẩm viên. So sánh với Viện Công tố trong hệ thống Dân luật, Viện kiểm sát ở Nga có khá nhiều nét tương đồng khi thực hiện quyền hạn. Điểm khác biệt nằm ở phương diện lý luận. Đối với các quốc gia Dân luật như Pháp, Đức, vai trò của Viện Công tố với hoạt động tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo tội phạm hoàn toàn là thực hành quyền công tố. Trong khi đó, ở Nga, quyền công tố chỉ là phương thức kiểm sát việc tuân theo pháp luật. Mặc dù các vấn đề lý luận còn khá phức tạp, quan điểm lập pháp ở các nước Dân luật và Liên bang Nga là những kinh nghiệm hữu ích để Việt Nam tham khảo. Luật Tố tụng hình sự Việt Nam cần tăng cường hơn nữa sự kiểm tra, giám sát của VKSND đối với CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.

b) Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

Trong Bộ luật Tố tụng Hình sự của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (sửa đổi, bổ sung năm 2012), các quy định về vai trò của VKSND với việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo tội phạm nằm ở chương I: “Khởi

tố vụ án”, thuộc phần thứ 2: “Khởi tố vụ án, điều tra và truy tố”. Theo đó,

VKSND có những quyền hạn sau:

- Tiếp nhận tố giác, tin báo tội phạm:

Bất kỳ tổ chức hay cá nhân nào, sau khi phát hiện dấu hiệu tội phạm hoặc kẻ bị tình nghi, có quyền và nghĩa vụ phải thông báo về vụ án hoặc cung cấp thông tin cho cơ quan công an, Viện kiểm sát nhân dân hoặc Toà án nhân dân.

Khi các quyền tài sản hoặc quyền nhân thân bị xâm phạm, người bị hại có quyền báo cáo cơ quan công an, Viện kiểm sát nhân dân hoặc Toà án nhân dân về các dấu hiệu tội phạm hoặc tố giác kẻ bị tình nghi. [42, Điều 108]

Cơ quan công an, Viện kiểm sát nhân dân hoặc Toà án nhân dân phải tiếp nhận toàn bộ tin báo, tố giác và thông tin.

- Thẩm tra thông tin tội phạm:

Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân hoặc cơ quan công an, trong phạm vi thẩm quyền, phải nhanh chóng thẩm tra các tài liệu do người báo tin, tố giác cung cấp hoặc người phạm tội ra tự thú. Nếu thấy có dấu hiệu phạm tội và cần truy cứu trách nhiệm hình sự thì cần phải khởi tố vụ án. Nếu thấy rằng không có dấu hiệu phạm tội hoặc rõ ràng là không nghiêm trọng và không cần truy cứu trách nhiệm hình sự thì không khởi tố vụ án và thông báo cho người cung cấp thông tin biết lý do. Nếu người đó không đồng ý với quyết định thì có thể đề nghị xem xét lại. [42, Điều 110]

Thẩm quyền tiếp nhận tố giác, tin báo tội phạm trong luật Trung Quốc khá tương đồng với pháp luật Việt Nam nhưng việc VKSND có quyền thẩm tra thông tin ngay khi tiếp nhận là sự khác biệt rõ rệt. Hoạt động thẩm tra này thuộc chức năng thực hành quyền công tố hay chức năng kiểm sát vẫn là một vấn đề chưa rõ ràng bởi khái niệm “quyền công tố” và “kiểm sát” chưa được giải thích trong BLTTHS Trung Quốc. Tuy vậy, có thể khẳng định các quy định tại Điều 108 và 110 BLTTHS Trung Quốc đều hướng đến bảo đảm vai trò của VKSND với việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo tội phạm. Việt Nam có thể học hỏi và áp dụng các kinh nghiệm nói trên nếu điều đó phù hợp với thực tiễn giải quyết vụ án cũng như nền tảng lý luận trong pháp luật Việt Nam được thống nhất.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Chương 1 của luận văn nghiên cứu một số vấn đề lý luận về vai trò của Viện kiểm sát nhân dân với việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo tội phạm và kiến nghị khởi tố.

Với mục tiêu đó, Chương 1 đưa ra định nghĩa và phân tích đặc điểm của tin báo, tố giác tội phạm, kiến nghị khởi tố; vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hình sự, sự thể hiện vai trò thông qua chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự; hoạt động tiếp nhận tin báo, tố giác tội phạm, kiến nghị khởi tố của Viện kiểm sát nhân dân.

Từ những nghiên cứu trên, luận văn khẳng định vai trò của Viện kiểm sát nhân dân với việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo tội phạm, kiến nghị khởi tố là bảo đảm mọi hành vi phạm tội, người phạm tội, pháp nhân phạm tội, vi phạm pháp luật đều phải được phát hiện và xử lý kịp thời, đúng pháp luật. Vai trò này được thể hiện thông qua chức năng kiểm sát và hoạt động tiếp nhận tố giác, tin báo tội phạm, kiến nghị khởi tố.

Ngoài ra, chương 1 còn phân tích vai trò của Viện kiểm sát, Viện Công tố trong hoạt động tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác tội phạm ở một số quốc gia trên thế giới.

Những nội dung trong chương 1 là cơ sở lý luận cho việc khảo sát, đánh giá quy định của pháp luật và thực trạng trên địa bàn tỉnh Thái Bình được trình bày trong chương 2.

Chương 2

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỀ VAI TRÒ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN VỚI VIỆC TIẾP NHẬN, GIẢI

QUYẾT TỐ GIÁC, TIN BÁO TỘI PHẠM, KIẾN NGHỊ KHỞI TỐ VÀ THỰC TRẠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của viện kiểm sát nhân dân với việc tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh thái bình) (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)