Những thành tích đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của viện kiểm sát nhân dân với việc tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh thái bình) (Trang 57 - 62)

2.2. Thực trạng hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân với việc tiếp

2.2.1. Những thành tích đạt được

Trong những năm qua, ngành kiểm sát tỉnh Thái Bình đã có những nỗ lực đáng ghi nhận trong công tác kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo tội phạm và kiến nghị khởi tố. Qua đó, đạt được những kết quả tích cực, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Trong hơn 6 năm (2011 – 6/2017), VKSND hai cấp đã kiểm sát thụ lý 5051 tin báo, tố giác về tội phạm, giải quyết 4634 tin, đạt tỷ lệ trung bình 91,5%. Năm 2013, tỷ lệ giải quyết đạt mức cao nhất 97,4 % (660/677 tin).

Số liệu chi tiết về kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo tội phạm của VKSND hai cấp tỉnh Thái Bình được thể hiện qua bảng sau.

Bảng 2.1: Số liệu thụ lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm trên địa bàn tỉnh Thái Bình giai đoạn 2011 – 6/2017

Năm Số tin đã thụ lý Số tin đã giải quyết Tỷ lệ số tin đã giải quyết/ số tin đã thụ lý 2011 1071 966 90,2% 2012 1179 1059 90,3% 2013 677 660 97,4% 2014 564 545 96,6% 2015 547 510 93,2% 2016 661 611 92,4% 1- 6/2017 352 283 80,4% Tổng/ Trung bình 5051 4634 91,5%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của VKSND tỉnh Thái Bình các năm 2011, 2012, 2013, 2014, 2015, 2016 và báo cáo sơ kết 6 tháng đầu năm 2017)

Từ bảng số liệu trên, có thể nhận thấy số tin báo, tố giác VKSND hai cấp đã kiểm sát giải quyết có xu hướng giảm, đặc biệt giảm mạnh từ năm 2012 đến năm 2013. Nhưng nếu xét riêng giai đoạn 2013 – 6/2017, số lượng tin duy trì khá ổn định.

Từ tổng số 4634 tố giác, tin báo tội phạm được phân loại, giải quyết, các cơ quan có thẩm quyền đã khởi tố 3449 vụ án, đạt tỷ lệ 74,4%. Số tố giác, tin báo còn lại không được dùng để khởi tố vụ án bao gồm những thông tin về hành vi không cấu thành tội phạm hoặc không phát sinh sự kiện phạm tội, tổng cộng 979 tin. Kết quả việc giải quyết tố giác, tin báo tội

Bảng 2.2: Kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm trên địa bàn tỉnh Thái Bình giai đoạn 2011 – 6/2017

Năm Số vụ án đƣợc khởi tố

Số tố giác, tin báo đƣợc dùng

khởi tố vụ án

Số tố giác, tin báo không đƣợc dùng khởi tố vụ án 2011 761 761 205 2012 781 777 123 2013 497 535 112 2014 421 421 124 2015 372 372 138 2016 442 442 169 1-6/2017 175 175 108 Tổng 3449 3483 979

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của VKSND tỉnh Thái Bình các năm 2011, 2012, 2013, 2014, 2015, 2016 và báo cáo sơ kết 6 tháng đầu năm 2017)

Để đạt được những kết quả trên, VKSND hai cấp tỉnh Thái Bình đã thực hiện đồng bộ, đan xen các hoạt động nội bộ và phối hợp liên ngành. Nhìn chung, những hoạt động được thực hiện khá toàn diện, bao gồm nhiều khâu khác nhau nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho công tác kiểm sát.

Bắt đầu từ việc xây dựng chủ trương, tầm quan trọng của công tác kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo tội phạm và kiến nghị khởi tố đã được lãnh đạo ngành nhận thức sâu sắc trong toàn bộ giai đoạn 2011 – 6/2017. Nhưng điều này thể hiện rõ nét nhất vào năm 2014, khi VKSND tỉnh Thái Bình xác định: “Kiểm sát chặt chẽ việc phân loại, giải quyết tố giác, tin

báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố là nhiệm vụ trọng tâm, đột phá”. [28]

Hiện thực hóa chủ trương, ở hầu hết VKSND, KSV chuyên trách được phân công theo dõi từng lĩnh vực, từng đầu mối. Cách tổ chức công

việc đã tạo điều kiện cho KSV củng cố và nâng cao kinh nghiệm ở các hoạt động đặc thù, bảo đảm chất lượng kiểm sát. Bên cạnh đó, VKSND hai cấp thường xuyên phối hợp,tăng cường trao đổi thông tin; biện pháp mở sổ theo dõi, cập nhật kết quả xử lý được thực hiện tương đối tốt. Các chế độ trực nghiệp vụ, thường trực tiếp công dân cũng được nghiêm túc chấp hành.

VKSND hai cấp cũng chủ động kiểm sát trực tiếp việc giải quyết tố giác, tin báo tội phạm tại CQĐT. Đây là một bước tiến về phương thức kiểm sát bởi trước năm 2011, việc kiểm sát trực tiếp không được tiến hành trên địa bàn tỉnh. Hoạt động kiểm sát đột xuất cũng được triển khai nhiều hơn bên cạnh các đợt kiểm sát thường kỳ. Đặc biệt, từ năm 2015 đến nay, VKSND hai cấp phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc trong công tác kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo tội phạm. Cụ thể:

Năm 2012, kiểm sát trực tiếp tại 9 đơn vị, đã ban hành 8 kết luận, qua kiểm sát đã ban hành 10 kiến nghị yêu cầu CQĐT khắc phục vi phạm. [26]

Năm 2013, kiểm sát trực tiếp 10/10 CQĐT hai cấp, qua kiếm sát ban hành 12 kiến nghị với CQĐT. [27]

Năm 2014, kiểm sát trực tiếp, đột xuất 13 cuộc tại 10 CQĐT và phối hợp kiểm tra tại 7 đơn vị, qua kiểm sát ban hành 19 kiến nghị với CQĐT. [28]

Năm 2015, VKSND hai cấp phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc kiểm sát trực tiếp tại 8 đơn vị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện và 01 đơn vị (PC45) thuộc Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thái Bình; tiến hành 2 cuộc kiểm sát đột xuất đối với Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện và 92 cuộc kiểm sát tại các xã, phường, thị trấn. Kết thúc các cuộc kiểm sát đã ban hành 19 kiến nghị với CQĐT công an hai cấp, ban hành kiến nghị với ủy ban nhân dân cấp xã và 4 kiến nghị với chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện. [29]

Năm 2016, kiểm sát 15 cuộc tại CQĐT (vượt chỉ tiêu đề ra 5 cuộc), phối hợp với Mặt trận Tổ quốc tiến hành kiểm sát, giám sát việc tiếp nhận, xử lý tin báo tội phạm tại Công an 107 xã, phường, thị trấn. Qua kiểm sát ban hành 19 kiến nghị, yêu cầu CQĐT Công an cùng cấp khắc phục vi phạm. [30] 6 tháng đầu năm 2017, tiến hành 2 cuộc kiểm sát đột xuất việc giải quyết tin báo, tố giác tội phạm tại Cơ quan điều tra, đồng thời, phối hợp với Mặt trận Tổ quốc cùng cấp tiến hành kiểm tra, giám sát việc tiếp nhận, xử lý ban đầu tố giác, tin báo tội phạm tại Công an 79 xã, phường, thị trấn. Qua kiểm sát ban hành 79 kết luận và 22 kiến nghị yêu cầu CQĐT khắc phục vi phạm. [31]

Song song với các biện pháp nội bộ, các hoạt động liên ngành được phối hợp triển khai. Họp giao ban định kỳ hàng tháng, họp định kỳ hàng tuần đối chiếu số liệu với CQĐT cùng cấp là biện pháp không mới nhưng hiệu quả, giúp VKSND hai cấp đánh giá tình hình, kết quả tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác tội phạm.

Những hội nghị liên ngành được VKSND tỉnh tổ chức nhằm tổng kết kinh nghiệm. Các quy chế liên ngành được xây dựng và ký kết giúp nâng cao chất lượng kiểm sát giải quyết tin báo, tố giác tội phạm. Năm 2011, Công an - Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Bình đã tổ chức Hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện Quy chế phối hợp liên ngành trong công tác giải quyết, kiểm sát giải quyết tin báo tố giác tội phạm cho Điều tra viên, KSV hai cấp. Sau hội nghị, VKSND tỉnh chủ trì sửa đổi, ký kết Quy chế phối hợp liên ngành số 01/2011/QCLN ngày 08/8/2011 thay thế Quy chế năm 2007 để kịp thời khắc phục những khó khăn, tăng cường quản lý tình hình tội phạm; thực hiện tốt chức năng quản lý về tin báo, tố giác tội phạm, tổ chức kiểm tra chấn chỉnh những tồn tại trong công tác thụ lý giải quyết tin báo ở Công an huyện, thành phố. [25]

Ngày 02 tháng 08 năm 2013, Thông tư 06 được ban hành, đến ngày 16 tháng 9 năm 2013, thông tư chính thức có hiệu lực. VKSND tỉnh Thái Bình đã tăng cường chỉ đạo các biện pháp quản lý, triển khai thực hiện kịp thời Thông tư. Để phù hợp với các quy định của Thông tư 06, ngày 20 tháng 11 năm 2014, quy chế 06/2014/QCLN (Quy chế 06) về phối hợp liên ngành trong công tác tiếp nhận, giải quyết, kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố được ký kết giữa Công an, Bộ đội Biên phòng, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Hải quan và Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Bình. Quy chế 06 có hiệu lực từ ngày ký, thay cho Quy chế số 01/2011/QCLN ngày 08/8/2011. Quy chế 06 đã quy định trách nhiệm phối hợp giữa các bộ phận chức năng trực thuộc Công an và VKSND tỉnh. Theo khoản 3, Điều 6 Quy chế 06:

Lãnh đạo liên ngành thống nhất giao cho Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra (PC44) Công an tỉnh và Phòng thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử án hình sự về trật tự xã hội (Phòng 1A) Viện kiểm sát nhân dân tỉnh là các đơn vị thường trực, tham mưu cho lãnh đạo liên ngành về công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, xây dựng mẫu, biểu; thực hiện chế độ thống kê, báo cáo, kiểm tra, hướng dẫn và tổ chức rút kinh nghiệm trong việc thực hiện Quy chế này.

Thông tư và các quy chế nói trên đã góp phần thống nhất nhận thức và hành động của cán bộ kiểm sát các cấp, tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan trong công tác tiếp nhận, giải quyết, kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo tội phạm, kiến nghị khởi tố từ năm 2014 đến nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của viện kiểm sát nhân dân với việc tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh thái bình) (Trang 57 - 62)