Nguyên nhân của những bất cập, hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của viện kiểm sát nhân dân với việc tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh thái bình) (Trang 71 - 78)

2.2. Thực trạng hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân với việc tiếp

2.2.3. Nguyên nhân của những bất cập, hạn chế

a) Nguyên nhân của những bất cập, hạn chế trong việc tiếp nhận tố giác, tin báo tội phạm và kiến nghị khởi tố

Việc VKSND không nhận được tố giác, tin báo tội phạm là một thực trạng phổ biến. Thông thường, khi có thông tin về hành vi, vụ việc có dấu hiệu tội phạm, người dân sẽ lựa chọn các đồn, trạm công an, công an xã, phường, thị trấn hoặc một cán bộ công an đã quen biết để báo tin mà không chọn VKSND, bởi:

Thứ nhất, mối quan hệ KSV - người dân hầu như chưa có sự gắn kết

trong khi quan hệ giữa công an với nhân dân bảo đảm yếu tố này ở mức độ nhất định. Một trong những hoạt động nghiệp vụ của cán bộ công an là xây dựng và duy trì mạng lưới cơ sở trong quần chúng nhân dân. Vì thế, khi người dân “cơ sở” biết tin, cán bộ công an họ quen biết sẽ là người đầu tiên được thông báo. Sự gắn kết còn đến từ các hoạt động của công an xã. Lực lượng này thường xuyên tiếp xúc với người dân nên tạo được sự tin tưởng, gần gũi. Đây là yếu tố vô cùng quan trọng trong thực tiễn tại Thái Bình bởi Thái Bình là một tỉnh nông nghiệp. Văn hóa nông thôn, làng xã có đặc trưng là cơ quan Nhà nước muốn được người dân ủng hộ, hợp tác, trước hết phải thu hút được tình cảm và sự tin tưởng của họ.

Thứ hai, VKSND chưa có nguồn lực tiếp nhận tố giác, tin báo tội

phạm mạnh như cơ quan công an. Muốn báo tin cho VKSND, người dân phải đến trực tiếp trụ sở hoặc qua điện thoại. Nhưng số điện thoại của VKSND có thẩm quyền chưa được nhiều người dân biết đến. Trong khi đó, họ có thể đến các đồn, trạm công an ở vị trí thuận tiện nhất để báo tin. Hơn nữa, trong hệ thống cơ quan công an có mạng lưới phối hợp là công an các cấp. Cơ quan công an cũng có nhiều biện pháp nghiệp vụ để tiếp nhận và xử lý tố giác, tin báo tội phạm nên tạo được sự yên tâm cho người dân.

Thứ ba, hầu như người dân không biết đến chức năng tiếp nhận tố

giác, tin báo tội phạm của VKSND. Thông thường, chỉ những quy định pháp luật liên quan chặt chẽ, tác động thường xuyên đến đời sống, nghề nghiệp của người dân mới được họ quan tâm. So với những quy định đó, quy định VKSND có thẩm quyền tiếp nhận tố giác, tin báo tội phạm không mang nhiều giá trị để tìm hiểu

Đối với những hạn chế trong việc tiếp nhận kiến nghị khởi tố, nguyên nhân đến từ việc quy định trách nhiệm phòng chống tội phạm của các cơ quan Nhà nước chưa thực sự rõ ràng. Tuy khoản 1 Điều 26 BLTTHS 2003 đã quy định: “Thủ trưởng các cơ quan nhà nước phải chịu trách nhiệm về

việc không thông báo hành vi phạm tội xảy ra trong cơ quan và trong lĩnh vực quản lý của mình cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát” nhưng chưa nêu

rõ mức độ trách nhiệm, loại trách nhiệm phải gánh chịu. Ngoài ra, khoản 1 Điều 26 BLTTHS 2003 quy định các cơ quan “có quyền kiến nghị và gửi các

tài liệu có liên quan cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát xem xét, khởi tố đối với người có hành vi phạm tội” dễ làm cho các cơ quan Nhà nước hiểu nhầm

việc kiến nghị khởi tố không phải nghĩa vụ, chỉ đơn thuần là quyền và việc thực hiện quyền hạn này có thể phụ thuộc vào ý chí chủ quan.

Thông thường, kiến nghị khởi tố đến từ cơ quan thanh tra bởi theo khoản 2 Điều 26 BLTTHS 2003:

Cơ quan thanh tra có trách nhiệm phối hợp với Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án trong việc phát hiện và xử lý tội phạm. Khi phát hiện vụ việc có dấu hiệu tội phạm thì phải chuyển ngay các tài liệu có liên quan và kiến nghị Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát xem xét, khởi tố vụ án hình sự.

Nhưng nếu kiến nghị khởi tố chỉ được đưa ra từ cơ quan thanh tra, các cơ quan Nhà nước khác sẽ nảy sinh tâm lý cho rằng phát hiện sai phạm và kiến nghị khởi tố không phải nhiệm vụ của mình.

Một yếu tố khác dẫn đến tình trạng các cơ quan Nhà nước không tích cực đưa ra kiến nghị khởi tố chính là chủ nghĩa thành tích, muốn cấp trên đánh giá lĩnh vực mình phụ trách, địa phương mình quản lý vẫn đảm bảo ổn định. Do vậy, với những vụ việc mà theo cảm tính cá nhân, cán bộ Nhà nước cho rằng “không lớn” thì họ chỉ xử đưa ra những mức phạt hành chính, mang tính răn đe.

Tất cả những yếu tố trên kết hợp lại khiến các cơ quan Nhà nước không biết hoặc không nhớ tới nghĩa vụ phòng chống tội phạm của mình, chỉ phối hợp với các CQTHTT và cơ quan thanh tra khi được yêu cầu.

b) Nguyên nhân của những bất cập, hạn chế trong kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo tội phạm

Nguyên nhân từ các quy định của pháp luật.

Một là, theo Thông tư 06, VKSND chưa có thẩm quyền kiểm sát việc

kiểm tra, xác minh sơ bộ tố giác, tin báo tội phạm của CQĐT. Khoản 1 Điều 7 Thông tư 06 quy định: “Cơ quan điều tra sau khi tiếp nhận tố giác, tin báo

về tội phạm và kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan mình phải tiến hành kiểm tra, xác minh” mà không nhắc đến trách nhiệm

phải thông báo cho VKSND cùng cấp. Chỉ sau khi CQĐT đưa ra kết luận thông tin đó là tố giác, tin báo tội phạm, kiến nghị khởi tố, VKSND mới biết và thực hiện vai trò của mình: “trong thời hạn 03 ngày làm việc, Thủ trưởng

Cơ quan điều tra phải ra Quyết định phân công giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố và gửingay một bản đến Viện kiểm sát cùng cấp” [4, Điều 9]. Không kiểm sát được khâu xác minh sơ bộ thông tin,

kiểm sát được thời hạn giải quyết của CQĐT. Như vậy, từ vị trí là cơ quan kiểm tra, giám sát, VKSND lại trở nên phụ thuộc vào CQĐT.

Quy định thời hạn giải quyết tố giác, tin báo tội phạm, kiến nghị khởi tố cũng là nguyên nhân làm hạn chế hoạt động kiểm sát việc tiếp nhận nguồn tin tội phạm. Đối với những vụ việc phức tạp, thời hạn giải quyết chỉ kéo dài tối đa 2 tháng là không đủ bảo đảm hiệu quả. Để tránh bị VKSND đánh giá vi phạm thời hạn này, CQĐT phải tận dụng khoảng thời gian mà VKSND chưa tham gia vào quá trình tố tụng – thời gian kiểm tra, xác minh sơ bộ nguồn tin.

Hai là, VKSND chưa có thẩm quyền kiểm sát hoạt động của Công an

xã. Lực lượng này đóng vai trò chủ đạo trong việc tiếp nhận nguồn tin tội phạm từ quần chúng nhân dân. Nhưng các quy định pháp lý ràng buộc trách nhiệm đối với Công an xã còn ít và chưa rõ ràng. Đối với các sai phạm của Công an xã như tự ý kiểm tra, xác minh, tự ra quyết định xử phạt hành chính trong các vụ việc có dấu hiệu tội phạm, VKSND không có căn cứ để xử lý. Thiếu sót này là một trong những nguyên nhân làm hạn chế vai trò của VKSND.

Ba là, các quy định về biện pháp mà KSV được thực hiện chưa đủ để

đảm bảo hiệu quả kiểm sát. Theo khoản 3 Điều 12 Thông tư 06, KSV có những quyền hạn: kiểm sát việc kiểm tra, xác minh nguồn tin của CQĐT; kiểm sát việc lập hồ sơ kiểm sát kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố. Những quy định này còn khá khái quát. Trong khi đó, hoạt động có hiệu quả kiểm sát cao nhất là lập hồ sơ giải quyết tố giác, tin báo tội phạm thuộc thẩm quyền Điều tra viên mà không phải là KSV. Nếu theo quy định của BLTTHS 2003 và Thông tư 06, KSV chỉ cần kiểm sát hồ sơ được lập sẵn vẫn được coi là đúng trình tự. Như vậy, thông tin KSV nắm được là những thông tin do CQĐT lựa chọn. Do đó,

KSV rất khó phát hiện được sai phạm của CQĐT cùng cấp. Nhiều trường hợp, VKSND chỉ biết đến những vi phạm khi thông tin được đăng tải trên báo chí, truyền thông.

Những nguyên nhân nội bộ của ngành kiểm sát.

Ở một số nơi, công tác chỉ đạo hoạt động kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo tội phạm chưa được chú trọng. Lãnh đạo VKSND mới chỉ kiểm tra, theo dõi KSV cấp dưới thông qua báo cáo, tài liệu nên nhiều trường hợp không phát hiện kịp thời các sai phạm của KSV, đặc biệt là những sai phạm như: không có mặt khi CQĐT khám nghiệm hiện trường, không kiểm sát kỹ lưỡng nên không phát hiện các sai sót được thể hiện ngay trong biên bản làm việc…[43]. Tư tưởng cho rằng hoạt động kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo tội phạm chỉ là thứ yếu so với công tác kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử, có lúc, có nơi vẫn tồn tại.

Với KSV, thói quen làm việc bị động, thiếu tích cực vẫn còn khá phổ biến. Biểu hiện của tình trạng này là KSV không tập trung nghiên cứu kỹ hồ sơ, không coi trọng trình tự thực hiện nghiệp vụ, chỉ ký vào hồ sơ để đảm bảo đủ thủ tục. Khi kiểm sát định kỳ tình hình tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo tội phạm, nhiều KSV chỉ quan tâm đến số lượng mà chưa chú trọng đến chất lượng, hiệu quả. Từ tâm lý bị động, ỷ lại sẽ nảy sinh tâm lý né tránh, ngại va chạm khi phát hiện CQĐT vi phạm thủ tục tố tụng. Điển hình là các trường hợp CQĐT không phối hợp với KSV, không thông báo cho KSV về việc tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác, chỉ đưa các biên bản cho KSV ký nhằm hợp thức hóa. KSV biết cách giải quyết này không đúng với quy định của pháp luật nhưng chấp nhận, bỏ qua.

Bên cạnh đó, năng lực, trình độ của một số KSV vẫn còn yếu kém. Kiểm sát là công việc có yêu cầu chuyên môn cao. KSV không những phải nắm vững quy định pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng hình sự mà còn

phải có hiểu biết nhất định về kỹ thuật hình sự, khoa học điều tra tội phạm, tội phạm học, kiến thức quản lý kinh tế, kiến thức tin học...Khi KSV không đáp ứng được mức độ kiến thức cần thiết trong những lĩnh vực này hoặc chênh lệch về trình độ nghiệp vụ giữa KSV với Điều tra viên lớn, dù KSV có quyền kiểm sát cũng khó sử dụng hiệu quả thẩm quyền của mình.

Nguyên nhân khác:

Hiện nay, kinh phí, cơ sở vật chất phục vụ công tác kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo tội phạm còn khó khăn thiếu thốn, dù đã được tăng cường nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng của KSV. Ở những VKSND cấp huyện, số lượng ô tô còn khá ít ỏi. Khi CQĐT thông báo tổ chức khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, nếu KSV có quan hệ tốt sẽ được CQĐT cho đi nhờ xe, nếu không, KSV phải đi bằng các phương tiện khác, không kịp thời có mặt tại địa điểm. Hệ thống máy tính, máy ảnh, máy quay phim ở các VKSND cấp huyện chưa được đầu tư, nâng cấp. Tài liệu chuyên ngành không được cập nhật đầy đủ để phục vụ nhu cầu nghiên cứu của KSV. Đây có thể coi là những nguyên nhân khách quan cản trở hoạt động kiểm sát nói chung, kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo tội phạm, kiến nghị khởi tố nói riêng.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Tại chương 2, luận văn nghiên cứu những quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2003, Thông tư liên tịch số 06/2013/TTLT-BCA-BQP-BTC- BNN&PTNT-VKSNDTC về vai trò của Viện kiểm sát nhân dân với việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo tội phạm, kiến nghị khởi tố. Bằng phương pháp phân tích, so sánh, luận văn chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa các văn bản quy phạm pháp luật nói trên trong quy định về thẩm quyền tiếp nhận, kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo tội phạm, kiến nghị khởi tố của Viện kiểm sát nhân dân.

Chương 2 cũng khảo sát thực trạng sự thể hiện vai trò của Viện kiểm sát nhân dân hai cấp với việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo tội phạm, kiến nghị khởi tố trên địa bàn tỉnh Thái Bình trong giai đoạn từ năm 2011 đến tháng 6 năm 2017. Qua đó, phân tích, đánh giá những kết quả đạt được, bất cập, hạn chế còn tồn tại và những nguyên nhân dẫn đến những bất cập, hạn chế đó.

Những nội dung phân tích tại chương 2 là cơ sở cho kiến nghị hoàn thiện pháp luật và đề xuất nâng cao vai trò của Viện kiểm sát nhân dân với việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo tội phạm, kiến nghị khởi tố được trình bày ở chương 3.

Chương 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN VỚI VIỆC TIẾP NHẬN, GIẢI QUYẾT TỐ GIÁC, TIN BÁO TỘI PHẠM

VÀ KIẾN NGHỊ KHỞI TỐ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của viện kiểm sát nhân dân với việc tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố (trên cơ sở thực tiễn địa bàn tỉnh thái bình) (Trang 71 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)