Giải quyết các chế độ về bảo hiểm thất nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp – từ thực tiễn tỉnh bắc ninh (Trang 52 - 59)

2.2. Thực hiện pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp tại tỉnh Bắc Ninh

2.2.4. Giải quyết các chế độ về bảo hiểm thất nghiệp

2.2.4.1. Tiếp nhận và giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp

TTDVVL tỉnh Bắc Ninh thuộc Sở LĐ-TB&XH được giao nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ hưởng các chế độ hưởng BHTN, xem xét và thực hiện các thủ tục giải quyết các chế độ BHTN đối với NLĐ, xem xét, tham mưu, trình lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH ra các quyết định về các chế độ BHTN. Tình hình tiếp nhận và giải quyết hưởng TCTN tại tỉnh Bắc Ninh được tổng hợp như sau:

Bảng 2.2: Tình hình tiếp nhận hồ sơ và giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp

Đơn vị tính: người

TT Nội dung Năm

2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

1 Số người nộp hồ sơ đề nghị hưởng TCTN 7769 8504 8452 10668 2 Số người có quyết định hưởng TCTN 7597 8410 8148 10455

3 Số người hủy hưởng TCTN 370 415 320 391

4 Số người chuyển hưởng TCTN Chuyển đi 5 6 5 14 Chuyển đến 12 9 20 28 5 Số người bị tạm dừng hưởng TCTN 257 252 188 202 6 Số người tiếp tục hưởng TCTN 100 78 64 40

7 Số người chấm dứt hưởng TCTN

CD do hết thời gian hưởng 6997 7840 6533 8305

CD do có việc làm 50 135 243 482

CD do 3 tháng liên tục không

thực hiện thông báo 13 9 16 16

Các trường hợp chấm dứt khác 8 7 5 6

* Tiếp nhận hồ sơ và ra quyết định hưởng TCTN

Qua bảng 2.2, có thể thấy tổng số NLĐ nộp hồ sơ đề nghị hưởng TCTN qua các năm có sự gia tăng, năm 2015 con số là 7.769 người cho đến năm 2018 là 10.668 người (tăng 2.899 người, tương đương với 37%). Cùng với sự gia tăng của người nộp hồ sơ đề nghị hưởng TCTN là số người có quyết định hưởng TCTN cũng gia tăng từ 7.597 người lên 10.455 người (tăng 2.858 người, tương đương với 38%). Sở dĩ có sự gia tăng như vậy là do NLĐ ngày càng biết đến chính sách BHTN nhiều hơn, NLĐ không chỉ biết đến mà còn tìm hiểu về chính sách BHTN, có được kết quả này cũng do một phần không nhỏ của các cơ quan thực hiện pháp luật BHTN trên địa bàn tỉnh thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, pháp luật cho NLĐ, NSDLĐ. Những năm trước thì NSDLĐ ngỏ lơ, không phổ biến cho NLĐ khi nghỉ việc về chính sách BHTN thì nay rất nhiều công ty, doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức khi cho NLĐ nghỉ việc đã phổ biến cho NLĐ về chính sách BHTN ví dụ như: công ty SamSung Việt Nam, công ty Canon Việt Nam... in sẵn tờ rơi cho NLĐ về chính sách BHTN. Bên cạnh đó, một phần nguyên nhân không nhỏ dẫn đến sự gia tăng về số người đề nghị hưởng TCTN và người có quyết định hưởng TCTN là do các công ty, doanh nghiệp thay đổi cơ cấu, giải thể, phá sản, tình hình sản xuất kinh doanh giảm sút kéo theo việc cắt giảm lao động nên số người thất nghiệp do đó tăng theo.

Cũng qua số liệu thống kê ở trên, cho thấy rằng số người nộp hồ sơ đề nghị hưởng TCTN và số người có quyết định hưởng TCTN là không đồng nhất. Số người có quyết định hưởng TCTN luôn thấp sơ so với số người nộp hồ sơ đề nghị hưởng TCTN. Nguyên nhân là do khâu kiểm tra, sàng lọc, xem xét hồ sơ đủ điều kiện hưởng TCTN được thực hiện khá tốt, khâu tư vấn tiếp nhận hồ sơ ban đầu tư vấn cho NLĐ hiểu rõ hơn về chính sách BHTN nên NLĐ đã chủ động không hưởng TCTN.

* Hủy hưởng, tạm dừng, tiếp tục, chấm dứt hưởng TCTN

Khi NLĐ được nhận quyết định về việc hưởng TCTN, thì 100% NLĐ được các cán bộ thực hiện chính sách BHTN của TTDVVL tỉnh Bắc Ninh tư vấn cho NLĐ về những quyền lợi của NLĐ trong thời gian hưởng TCTN, cũng như những trách nhiệm bắt buộc NLĐ phải thực hiện trong thời gian hưởng TCTN. Ví dụ như: quyền được HTHN, cấp phát thẻ bảo hiểm y tế miễn phí, được tư vấn giới thiệu việc làm, trách nhiệm hằng tháng người lao động phải lên thông báo tìm việc làm, thông báo khi NLĐ có việc làm, khi nào bị tạm dừng hưởng TCTN...

Tổng hợp số liệu qua các năm thấy rằng, số người có quyết định hưởng TCTN hủy hưởng TCTN so với các trường hợp tạm dừng, tiếp tục... có sự cao hơn. Phần lớn nguyên nhân là do NLĐ đã có việc làm trong thời gian chờ xét duyệt hồ sơ, NLĐ quên không lên lấy quyết định...

Qua bảng 2.2 cũng cho thấy dù số người được hưởng TCTN tăng lên, nhưng số người lao động bị tạm dừng và tiếp tục hưởng TCTN có dấu hiệu giảm. Từ năm 2015 cho tới năm 2018 thì số người bị tạm dừng hưởng TCTN có dấu hiệu giảm từ 257 người năm 2015 đến năm 2018 là 202 người (giảm 55 người), kéo theo đó là tỉ lệ người được tiếp tục hưởng TCTN cũng giảm theo từ 100 người năm 2015 xuống còn 40 người năm 2016 (giảm 60 người).

Số người chấm dứt hưởng TCTN cũng gia tăng đặc biệt là số NLĐ đang hưởng TCTN chấm dứt hưởng TCTN do có việc làm trong thời gian hưởng TCTN. Ban đầu năm 2015 chỉ là 50 người, đến năm 2018 con số này lên đến 482 người.

Những số liệu trên cho thấy khâu tư vấn cho NLĐ đã làm việc ngày càng hiệu quả và sát sao hơn, bên cạnh đó cũng là nhận thức của NLĐ về quyền cũng như trách nhiệm ngày càng nâng cao và ý thức thực hiện pháp luật trong quá trình hưởng TCTN ngày càng nghiêm chỉnh hơn

* Chuyển nơi hưởng TCTN

NLĐ chuyển hưởng TCTN có thể là do điều kiện, hoàn cảnh thực tế của NLĐ như NLĐ về quê, thay đổi chỗ ở, thay đổi việc làm... có nhu cầu chuyển nơi hưởng TCTN.

Từ bảng 2.2 cho thấy, số lượng NLĐ chuyển hưởng TCTN là không nhiều, chiếm chưa tới 1% trong tổng số người có quyết định hưởng TCTN, lý do là vì ngay từ ban đầu cơ quan tiếp nhận hồ sơ hưởng TCTN là TTDVVL đã tư vấn cho NLĐ hưởng TCTN ở đâu là thuận tiện, hợp lý cho NLĐ, sau khi được tư vấn NLĐ đã xác định được nơi hưởng TCTN thuận tiện cho mình từ ban đầu. Quy định chuyển nơi hưởng TCTN thì NLĐ phải hưởng ít nhất 01 tháng TCTN mới được chuyển hưởng nên nhiều NLĐ hưởng số tháng TCTN ít (03 tháng) NLĐ chọn cách hưởng hết TCTN rồi mới chuyển địa điểm sinh sống.

Số lượng người chuyển nơi hưởng TCTN đến tỉnh Bắc Ninh cao hơn so với người chuyển nơi hưởng TCTN đi, lý do vì Bắc Ninh là tỉnh công nghiệp, với tốc độ phát triển kinh tế cao nên có nhiều cơ hội việc làm cho NLĐ đến để tìm việc.

Tất cả những NLĐ có nhu cầu chuyển hưởng đi hay chuyển hưởng đến, đều được TTDVVL Bắc Ninh thực hiện một cách nghiêm chỉnh, đầy đủ đúng theo pháp luật quy định và tạo điều kiện cho NLĐ.

2.2.4.2. Hỗ trợ học nghề, hỗ trợ đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động

Đây là hai chế độ đều hướng đến việc đào tạo nghề, nâng cao tay nghề cho NLĐ, cho NLĐ có thể sớm tìm được việc làm mới, thay đổi ngành nghề làm việc và duy trì việc làm cho NLĐ. Tình hình thực hiện tại tỉnh Bắc Ninh từ năm 2015 đến năm 2018 như sau:

Bảng 2.3: Tình hình hỗ trợ học nghề, hỗ trợ đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động

Đơn vị tính: người

TT Nội dung Năm

2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

1 Số người đang hưởng TCTN được hỗ

trợ học nghề 578 506 570 899

2 Số người không thuộc diện hưởng

TCTN được hỗ trợ học nghề 7 2 1 0

3

Số NSDLĐ đề nghị hỗ trợ, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho NLĐ

0 0 0 0

4

Số NSDLĐ được hỗ trợ, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho NLĐ

0 0 0 0

(Nguồn: Trung tâm DVVL tỉnh Bắc Ninh)

Hỗ trợ học nghề

Đào tạo nghề có ý nghĩa rất quan trọng để người thất nghiệp nâng cao tay nghề hoặc chuyển đổi nghề nghiệp, từ đó có cơ hội sớm tìm được việc làm. Việc tư vấn học nghề đóng vai trò quan trọng, có thể giúp người lao động hiểu rõ các điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, các nhu cầu của người sử dụng lao động, nhu cầu của thị trường,… qua đó góp phần định hướng nghề nghiệp phù hợp cho người thất nghiệp. TTDVVL thường xuyên phối hợp với các cơ sở dạy nghề để mở rộng ngành, nghề để thuận tiện cho NLĐ dễ dàng tiếp cận với nghề được học. Các nghề được học khá

đa dạng như: kế toán, tin học văn phòng, lái xe, nấu ăn, các nghề liên quan đến điện tử, điện lạnh...

TTDVVL tỉnh Bắc Ninh luôn coi trọng công tác tư vấn và HTHN cho NLĐ, tất cả những NLĐ đến đăng ký nộp hồ sơ đề nghị hưởng TCTN đều được tư vấn học nghề, vì đây là phần quan trọng của chế độ BHTN. Tất cả những người thất nghiệp có nguyện vọng học nghề đều được hỗ trợ học nghề theo đúng quy định của pháp luật. Việc tư vấn được diễn ra nhiều lần, từ lúc NLĐ nộp hồ sơ đề nghị đăng ký hưởng TCTN đến khi hết thời gian hưởng TCTN.

So với các địa phương khác thì Bắc Ninh là trong những tỉnh có tỉ lệ NLĐ được HTHN tương đối cao. Từ năm 2015 cho tới năm 2017, thì số người được HTHN đều trên 500 người và tương đối ổn định. Năm 2018 thì số người được HTHN tăng mạnh lên 899 người (tăng 321 người). Tuy nhiên số NLĐ không thuộc diện hưởng TCTN được HTHN lại giảm dần và không có người nào vào năm 2018.

Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động

Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho NLĐ là một chế độ mới của chính sách BHTN được quy định tại Điều 42 Luật Việc làm. Đây là một chế độ hỗ trợ NLĐ thông qua NSDLĐ động để phòng ngừa nguy cơ thất nghiệp khi NLĐ động tham gia BHTN. Tính đến hết năm 2018 thì Bắc Ninh không có NSDLĐ nào đề nghị cũng như hưởng chế độ hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho NLĐ do một số nguyên nhân như: hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đã được duy trì ổn định, các doanh nghiệp không gặp khó khăn do suy giảm kinh tế hoặc vì lý do bất khả kháng khác theo quy định để được hưởng chế độ này, các điều kiện để được hỗ trợ nhiều, các doanh nghiệp chưa quan tâm đến chế độ này...

2.2.4.3. Tư vấn, giới thiệu việc làm

Hiện nay, TTDVVL đã sử dụng nhiều hình thức tư vấn phù hợp với người lao động tư vấn trực tiếp, tư vấn trực tuyến qua mạng Internet, thư điện tử... Nguồn dữ liệu việc làm được trung tâm dịch vụ việc làm lấy từ các doanh nghiệp, NSDLĐ đến đăng ký tuyển dụng tại trung tâm, sàn giao dịch việc làm, đăng ký trực tuyến trên website, sau đó thống kê và lập bảng danh sách việc làm trống để giới thiệu đến NLĐ. Trung tâm cũng đẩy mạnh công tác thông tin thị trường lao động, trực tiếp liên hệ với các doanh nghiệp trong và ngoài địa bàn nhằm thu thập nhiều thông tin về tuyển dụng, việc làm trống của của doanh nghiệp để hỗ trợ người thất nghiệp nhanh chóng có việc làm;

Quy trình giải quyết tư vấn, giới thiệu việc làm cho người thất nghiệp thông qua các hình thức như: tư vấn gián tiếp thông qua điện thoại, website, email liên hệ... tư vấn trực tiếp tư vấn trực tiếp:người lao động trực tiếp đến trung tâm dịch vụ việc làm để được cán bộ trung tâm dịch vụ việc làm tư vấn, giới thiệu việc làm.

Bảng 2.4: Tình hình thực hiện tư vấn, giới thiệu việc làm

Đơn vị tính: người, lượt

TT Nội dung Năm

2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

1 Tổng số người được tư vấn, giới thiệu việc làm 7769 8621 8452 10694 2 Số người đề nghị hưởng TCTN được tư

vấn, giới thiệu việc làm 7769 8504 8452 10668 3 Số NLĐ được giới thiệu việc làm 6235 6544 6841 8820 4 NLĐ đang hưởng TCTN nhận được việc

làm do TTDVVL giới thiệu 13 18 25 48

5 Bình quân số lượt tư vấn cho một người

đang hưởng TCTN 3 3.5 4 4

Toàn bộ NLĐ ngay từ ban đầu khi nộp đơn đề nghị hưởng TCTN đều được cán bộ TTDVVL tư vấn, giới thiệu việc làm, đây là mục tiêu đầu tiên, để hướng cho NLĐ sớm tìm được việc làm và quay lại với thị trường lao động. Trường hợp NLĐ vẫn muốn hưởng TCTN thì mới tiếp nhận hồ sơ đề nghị hưởng TCTN. Trong quá trình NLĐ hưởng TCTN thì vẫn được tư vấn, giới thiệu việc làm cho đến khi hết thời gian hưởng TCTN. Có thể nói TTDVVL Bắc Ninh làm khá tốt khâu tư vấn, giới thiệu việc làm cho NLĐ.

Nhìn chung, số lượt người được tư vấn chiếm tỷ lệ 100% với số người có quyết định hưởng TCTN, tuy nhiên, tỷ lệ được giới thiệu việc làm vẫn còn thấp, số người nhận được việc làm do trung tâm giới thiệu trong thời gian hưởng TCTN còn rất thấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp – từ thực tiễn tỉnh bắc ninh (Trang 52 - 59)