Những mặt hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp – từ thực tiễn tỉnh bắc ninh (Trang 64 - 71)

2.3. Đánh giá tình hình thực hiện pháp luật về bảo hiểm thất

2.3.2. Những mặt hạn chế và nguyên nhân

* Hạn chế

Cùng với những kết quả đạt được thì việc thực hiện pháp luật về BHTN tại tỉnh Bắc Ninh vẫn còn những mặt hạn chế, cụ thể là:

Thứ nhất, công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật BHTN tuy đã làm

mức hiểu biết của một bộ phận không nhỏ NSDLĐ, NLĐ vẫn còn mơ hồ, kết quả tuyên truyền chưa cao, chưa thực chất đi vào cuộc sống của doanh nghiệp và NLĐ. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song đối với NSDLĐ và NLĐ, việc tuyên truyền của các cơ quan chức năng địa phương vẫn còn khó hiểu, không đi sâu vào cuộc sống người dân. Chọn đối tượng tuyên truyền và địa điểm tuyên truyền vẫn chưa được phù hợp ví dụ như: đối tượng sinh viên chưa đi làm, cán bộ các xã phường là người không tham gia BHTN...

Thứ hai, tuy nhận thức và ý thức thực hiện pháp luật về BHTN của

NLĐ và NSDLĐ đã được nâng cao nhưng vẫn còn nhiều mặt hạn chế.

Còn xảy ra tình trạng doanh nghiệp chậm đóng và nợ đọng BHXH, BHTN nên không chốt được sổ BHXH, chốt sổ cho NLĐ quá muộn đẫn đến việc NLĐ quá hạn thời gian để làm hồ sơ hưởng BHTN; khai số tiền lương của NLĐ thấp đi nhiều so với thực tế để giảm tiền đóng BHTN; việc ký và trả HĐLĐ, HĐLV cho NLĐ đa phần được tiến hành muộn, dẫn đến tình trạng NLĐ đang hưởng TCTN không mang kịp HĐLĐ lên đúng hạn theo quy định và phải làm thu hồi và nộp lại tiền hưởng TCTN... những điều này gây ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của NLĐ, ảnh hưởng đến công tác thực hiện chính sách BHTN; phần lớn NSDLĐ chưa thực hiện thông báo định kỳ về tình hình biến động lao động theo quy định tại Nghị định 28/2015/NĐ-CP nên không cập nhật được số liệu về tình hình lao động tại địa phương, theo Báo cáo chỉ số đánh giá hiệu quả thực hiện BHTN của TTDVVL qua các năm cho thấy NSDLĐ có thông báo tình hình biến động lao động đều ở mức rất thấp, chỉ đạt dưới 3% trên tổng số các doanh nghiệp trên địa bàn.

Đa phần, NLĐ chỉ quan tâm tới việc được hưởng TCTN (tiền được chi trả hàng tháng khi hưởng TCTN) chứ không quan tâm đến các quyền lợi khác khi tham gia BHTN như HTHN. Nhiều NLĐ hưởng chế bộ BHTN không trung thực trong việc khai báo tình trạng việc làm, chỉ quan tâm tới quyền lợi được

hưởng chứ không quan tâm đến nghĩa vụ bản thân phải thực hiện trong thời gian hưởng BHTN. Nhiều NLĐ vẫn hiểu sai về ý nghĩa thực sự của chế độ BHTN, NLĐ chỉ quan tâm tới tiền họ được hưởng với suy nghĩ “đóng vào phải được lấy ra” hiểu sai bản chất của BHTN là hỗ trợ cho họ trong thời gian thất nghiệp, tìm kiếm được việc làm mới để sớm quay lại thị trường lao động.

Thứ ba, tuy việc thực hiện tư vấn, giới thiệu việc làm và hỗ trợ học nghề

được tiến hành đầy đủ nhưng hiệu quả vẫn chưa ở mức cao. Điều này thể hiện qua tỉ lệ NLĐ nhận được việc làm trong quá trình hưởng TCTN qua báo cáo thực hiện của các năm chỉ là dưới 1% NLĐ hưởng TCTN. Việc hỗ trợ HN cho NLĐ được thực hiện khá tốt tuy nhiên so với tổng số NLĐ hưởng TCTN vẫn là thấp, việc HTHN chủ yếu quan tâm đến đối tượng được hưởng TCTN, đối tượng không đủ điều kiện hưởng TCTN nhưng đủ điều kiện được HTHN chưa được chú trọng.

Thứ tư, tuy công tác phối hợp giữa các bên trong việc giải quyết các chế

độ BHTN khá tốt nhưng vẫn còn hạn chế. Chưa kết nối phần mềm giữa TTDVVL với BHXH tỉnh trong việc giải quyết hồ sơ và theo dõi tình trạng việc làm của NLĐ trong thời gian hưởng TCTN dẫn đến còn nhiều khó khăn trong việc kiểm tra, kiểm soát kịp thời khi thực hiện chính sách BHTN nhằm tránh gian lận, trục lợi quỹ BHTN. Giữa cơ sở dạy nghề, TTDVVLvà BHXH tỉnh phối hợp làm việc chưa chặt chẽ như tình trạng NLĐ đăng ký nghề học ở TTDVVL nhưng cơ sở dạy nghề lại không mở lớp vào thời điểm đó, hay việc chữ ký của NLĐ khác nhau giữa các nơi nên cơ sở dạy nghề khó thanh quyết toán tiền hỗ trợ từ BHXH tỉnh dẫn đến tình trạng cơ sở dạy nghề lẩn tránh việc dạy nghề cho NLĐ thất nghiệp...

Thứ năm, còn nhiều hạn chế trong công tác thu, chi BHTN. Công tác

thu BHTN còn chưa triệt để, chưa tiếp cận được hết số doanh nghiệp phải thu trên địa bàn, tình trạng nợ đọng BHTN, BHXH vẫn còn nhiều...Mặc dù có

nhiều cố gắng trong việc rút ngắn thời gian chi trả TCTN, thế nhưng, thực tế việc chi trả TCTN cho NLĐ hưởng TCTN trong vòng 05 ngày sau khi nhận quyết định hưởng TCTN vẫn chưa thực hiện được. Nhiều khi vẫn xảy ra tình trạng chậm trễ chi tiền cho NLĐ, khiến một số NLĐ bức xúc vì không được chi tiền kịp thời. Đôi khi vẫn xảy ra tình trạng NLĐ đã hủy hưởng, tạm dừng hưởng TCTN nhưng vẫn được chi tiền, điều này dẫn đến việc thu hồi lại số tiền chi sai là rất khó khăn bởi nó phụ thuộc vào ý thức của NLĐ.

Thứ sáu, các văn bản quy phạm pháp luật về BHTN hiện nay khá là

đầy đủ tuy nhiên vẫn tồn tại một số mâu thuẫn, thiếu xót cần phải kiến nghị sửa đổi. Điều này một phần gây khó khăn trong việc giải quyết các chế độ BHTN ví dụ như: theo như quy đinh tại Điều 52 của Luật Việc làm, hàng tháng NLĐ phải trực tiếp lên thông báo tìm kiếm việc làm đúng theo quy định nếu không sẽ bị tạm dừng hưởng TCTN theo quy định tại Điều 53 của Luật Việc làm và theo Điều 19 của Nghị định 28/2015/NĐ-CP có quy định trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày NLĐ không đến thông báo việc làm hằng tháng thì phải trình Giám đốc Sở LĐ-TB&XH để ký quyết định tạm dừng, trong khi đó thông tư số 28/2015/TT-LĐTBXH tại Khoản 3 Điều 10 có hướng dẫn trường hợp NLĐ không phải trực tiếp thông báo tìm kiếm việc làm thì trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày cuối cùng của thời hạn thông báo thì NLĐ phải gửi thư đảm bảo hoặc ủy quyền cho người khác giấy tờ theo quy định đến TTDVVL. Điều này khá là mâu thuẫn vì có thể dẫn đến tình trạng ra quyết định tạm dừng cho NLĐ rồi sau đó NLĐ mới gửi giấy tờ xác minh tới, vậy đặt ra câu hỏi là xử lý cho NLĐ trong trường hợp này như thế nào? Việc thu hồi quyết định tạm dừng không được hướng dẫn và cũng chưa từng được làm, hiện nay thì để không tạm dừng sai đối tượng thì TTDVVL tự có những biện pháp để khắc phục như liên lạc với NLĐ qua điện thoại, kiểm soát chặt chẽ thông báo tìm kiếm việc làm trước khi đề nghị ra quyết định tạm

dừng hưởng TCTN. Quy định về tháng liền kề phải đóng BHTN trước khi chấm dứt HĐLĐ hoặc HĐLV, một trong những điều kiện để hưởng TCTN, trên thực tế có rất nhiều NLĐ, họ vì một lý do nào đó mà không có tháng chốt liền kề trước khi nghỉ việc, mặc dù họ có thể đóng tới 10 năm BHTN và đang thất nghiệp thực sự nhưng họ cũng không được hưởng TCTN.

Thứ bảy, thông qua báo cáo tình hình thực hiện qua các năm có thể

thấy là chế độ hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho NLĐ chưa được thực hiện và quan tâm, chưa có một đề án nào được phê duyệt, việc này không chỉ diễn ra ở Bắc Ninh mà còn trong cả nước.

Thứ tám, một số cán bộ, nhân viên thực hiện chính sách BHTN vẫn

còn thiếu chuyên nghiệp, chưa đủ nhiệt tình, tâm huyết, thờ ơ, quan liêu. Đa phần những cán bộ, nhân viên thực hiện chính sách về BHTN đều là nhũng người không học chuyên ngành về bảo hiểm nên dẫn đến trình độ chuyên môn, nghiệp vụ chưa được tốt. Số lượng biên chế còn mỏng so với khối lượng công việc hiện tại, công việc hàng năm phát sinh nhiều, nhiều chỗ nhân viên luôn làm việc trong điều kiện quá tải, phải làm thêm giờ mới hoàn thành nhiệm vụ và phải kiêm nhiệm nhiều công việc khác nhau, đôi lúc công việc đạt được chưa như mong đợi.

* Nguyên nhân

Công tác tuyên truyền vẫn còn mang tính chất hình thức, chú trọng tới số lượng nhưng chưa thực sự chú trọng tới chất lượng, việc thực hiện công tác tuyên truyền vẫn mang tính chất hời hợt, cho có, những người thực hiện công tác tuyên truyền chưa thực sự tâm huyết và hiểu được ý nghĩa của việc tuyên truyền. Kinh phí cho công tác tuyền truyền còn hạn hẹp, không đáp ứng đủ cho công tác tuyên truyền. Chưa chọn đúng địa điểm và đối tượng tuyên truyền...

Thực tế, có một bộ phận NSDLĐ và NLĐ chưa nhận thức đầy đủ cũng như ý nghĩa, tầm quan trọng, quyền lợi và trách nhiệm của họ về chính sách, chế độ BHTN. NSDLĐ thực hiện cho có mang tính chất đối phó, chỉ quan tâm tới lợi nhuận trước mắt, lợi nhuận của công ty chứ chưa thực sự quan tâm đến quyền lợi của NLĐ. Hầu hết NLĐ đến nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp phần lớn là lao động phổ thông, trình độ nhận thức còn chưa cao nên đẫn đến tình trạng chưa nhận thức được đầy đủ về chính sách BHTN.

Việc tư vấn, giới thiệu việc làm chưa được phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban (phòng BHTN, Phòng Tư vấn, giới thiệu việc làm-TTDVVL Bắc Ninh) việc tư vấn vẫn còn mang tính hình thức, chưa thực sự đầu tư. Những việc làm được giới thiệu chưa thực sự hấp dẫn, đa dạng, đáp ứng nhu cầu tìm việc làm của NLĐ. NLĐ ngày nay có thể dễ dàng tìm kiếm việc làm thông qua phương thức trực tiếp hay gián tiếp không cần phải qua khâu trung gian. Các nghề được hỗ trợ để học vẫn còn thiếu phong phú, không đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động, ở Bắc Ninh, các khu công nghiệp hầu hết các công ty là vốn của nước ngoài nên nhu cầu học thêm ngoại ngữ như: Anh, Trung, Nhật, Hàn rất là cao, NLĐ quan tâm đến ngoại ngữ rất là nhiều, thế nhưng ngoại ngữ lại không nằm trong danh mục nghề được hỗ trợ.

Do việc giải quyết chế độ BHTN do nhiều cơ quan thực hiện nên nhiều khi có sự phối hợp không ăn ý, thống nhất, đùn đẩy giữa các bên trong việc giải quyết chế độ BHTN cho NLĐ.

Do Luật được xây dựng trước và qua quá trình thực hiện mới phát sinh những vấn đề thực tế để đặt ra vấn đề sửa đổi các quy định pháp luật về BHTN.

Tiểu kết chương 2

Tại chương này, tác giải đã khái quát và hệ thống hóa pháp luật Việt Nam về BHTN, tập trung làm rõ một số quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về BHTN cụ thể qua các yếu tố: Đối tượng tham gia BHTN, Quỹ BHTN, các chế độ của BHTN. Chương 2 tác giả đã trình bày những nghiên cứu, tìm hiểu cũng như đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về BHTN tại tỉnh Bắc Ninh, qua quá trình thực hiện chỉ ra được những mặt được và mặt còn hạn chế trong quá trình thực hiện pháp luật về BHTN tại tỉnh Bắc Ninh trong thời gian vừa qua, bên cạnh đó cũng làm rõ được những nguyên nhân của những mặt hạn chế này. Từ việc biết được những điểm còn tồn tại và nguyên nhân để đưa ra những giải pháp thích hợp để cho việc thực hiện pháp luật về BHTN tại tình Bắc Ninh được tốt hơn.

Chương 3

CÁC GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp – từ thực tiễn tỉnh bắc ninh (Trang 64 - 71)