Thực hiện tốt công tác thu, chi, quản lý đối tượng tham gia BHTN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp – từ thực tiễn tỉnh bắc ninh (Trang 80 - 88)

Thực hiện tốt công tác thu, chi, quản lý đối tượng tham gia BHTN là giúp cho Quỹ BHTN được duy trì ổn định và cân bằng.

Phối hợp với các cơ quan có chức năng để nắm chắc được danh sách các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức thuộc đối tượng bắt buộc tham gia BHTN, từ đó rà soát được số NLĐ bắt buộc tham gia BHTN.

Trực tiếp đến các đơn vị tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn giúp NSDLD, NLĐ lập thủ tục đóng BHXH, BHTN. Kết hợp với Sở LĐ- TB&XH, Phòng LĐ-TB&XH thành lập Tổ Kiểm tra liên ngành để thanh tra, kiểm tra đối với đơn vị chưa đăng ký đóng, đóng chưa đầy đủ BHXH, BHTN cho NLĐ để yêu cầu đơn vị đóng bảo hiểm đầy đủ cho NLĐ theo quy định của pháp luật.

Giao chỉ tiêu cụ thể cho Phòng thu BHXH tỉnh và BHXH các huyện, thị xã, thành phố thực hiện quản lý thu Quỹ BHTN đảm bảo kịp thời, đúng mức và đủ số lượng, tránh tùy tiện trong việc thu nộp BHTN.

Hằng tháng cơ quan BHXH thông báo kịp thời số tiền phải đóng BHXH, BHTN cho NSDLĐ đã tham gia BHXH, BHTN thông báo phải được gửi trực tiếp đến thủ trưởng đơn vị SDLĐ để họ biết và có kế hoạch trích nộp BHXH, BHTN. Rà soát các đơn vị nợ đọng BHTN kéo dài, năm bắt nguyên nhân từ đó đó xây dựng kế hoạch phối hợp với các ngành xử lý thu nợ.

Phối hợp tốt giữa các cơ quan liên quan, cụ thể là BHXH tỉnh và TTDVVL để việc chi trả các chế độ BHTN cho NLĐ được kịp thời.

Tiểu kết chương 3

Từ việc phân tích tình hình thực hiện pháp luật về BHTN tại tỉnh Bắc Ninh, chỉ ra được những điểm đã đạt được và những điểm còn hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó tại chương 2, thì chương 3 tác giả đã căn cứ vào tình hình thực tế để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc thực hiện pháp luật về BHTN tại tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới, bao gồm các giải pháp như: hoàn thiện các quy định pháp luật về BHTN, tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục về BHTN, nâng cao năng lực của TTDVVL Bắc Ninh, tăng cường phối hợp với các cơ quan có liên quan... những giải pháp này được đưa ra, hi vọng rằng khi áp dụng vào thực tế, sẽ góp phần cho việc thực hiện pháp luật về BHTN tại tỉnh Bắc Ninh được tốt hơn.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận

BHTN là chính sách nhằm hỗ trợ cho người thất nghiệp để thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của NLĐ khi bị mất thu nhập do thất nghiệp và quan trọng hơn là hỗ trợ người thất nghiệp được học nghề, được hỗ trợ tìm việc làm để NLĐ sớm quay lại thị trường lao động, thu nhập và ổn định cuộc sống. Pháp luật về BHTN sau một thời gian triển khai thực hiện đã đạt được những kết quả nhất định cho thấy việc thực thi chính sách BHTN là một chính sách an sinh xã hội có ý nghĩa to lớn đối với NLĐ, NSDLĐ. Tỉ lệ NLĐ, NSDLĐ tham gia BHTN ngày càng tăng cao, điều đó chứng tỏ rằng, các đối tượng đã có nhận thức và ý thức được tầm quan trọng của BHTN. Tuy nhiên, trong quá trình thực thi chính sách bảo BHTN vẫn còn những vướng mắc, khó khăn và để phát huy cao hơn nữa tính hiệu quả của loại hình bảo hiểm này thì rất cần sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan chức năng.

Sau 10 năm thực hiện pháp luật về BHTN ở Bắc Ninh đã đạt được nhiều kết quả tốt như sau: số lượng doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan và người tham gia BHTN ngày càng tăng nhanh, Số lao động làm việc trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tham gia BHTN cũng không ngừng tăng nhanh. Số NLĐ được hưởng các chế độ BHTN cũng ngày được gia tăng. Đã thực hiện tốt việc bố trí cán bộ, trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ công tác thực thi BHTN, sự phối hợp giữa các đơn vị tham gia thực thi chính sách BHTN ngày càng được đẩy mạnh.

Tuy nhiên trong quá trình thực hiện thì vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề như: công tác thu, chi BHTN còn hạn chế, vẫn có hiện tượng trục lợi BHTN, công tác HTHN, tư vấn giới thiệu việc làm còn thiếu hiệu quả, nhận thức cũng như ý thức chấp hành của NLĐ, NSDLĐ chưa cao...điều này đạt ra phải có những giải pháp để khắc phục, để trong thời gian sắp tới việc thực hiện pháp luật về BHTN của tỉnh Bắc Ninh được hiệu quả hơn.

Kiến nghị

* Đối với cơ quan quản lý

- Tăng cường tuyên truyền BHTN đến các doanh nghiệp (người SDLĐ) và NLĐ bằng nhiều hình thức, đa dạng hóa các biện pháp tuyên truyền, cần đưa ra các biện pháp tuyên truyền mang tính chủ động cho người tham gia BHTN.

- Rà soát, bổ sung, thay đổi các quy định về BHTN cho phù hợp với tình hình thực tế.

- Cần có lộ trình đưa ra và thực hiện các chế tài để NSDLĐ không trốn đóng, nợ đọng BHTN. Nâng dần mức xử phạt khi vi phạm, công khai danh tính các đơn vị nợ đọng, trốn đóng BHTN thậm chí khởi kiện các đơn vị trốn đóng, nợ đọng BHTN kéo dài.

* Đối với cơ quan thực thi

- Cần luôn tìm tòi, cải tiến quy trình thực hiện, áp dụng công nghệ thông tin vào công việc để đạt được hiệu quả tốt nhất.

- Thường xuyên đào tạo cán bộ, nâng cao trình độ, kỹ năng (đặc biệt là kỹ năng mềm trong công việc) để thực hiện, hoàn thành tốt công việc được giao.

* Đối với người SDLĐ

- Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về BHTN

- Tuyên truyền, vận động người NLĐ tham gia BHTN để đảm bảo quyền lợi cho họ và giảm bớt gánh nặng cho doanh nghiệp khi không bố trí đủ việc làm cho NLĐ (khi có người thất nghiệp)

- Phối hợp chặt chẽ với cơ quan BHXH và Sở LĐ-TB&XH để giải quyết chế độ cho NLĐ nếu xảy ra thất nghiệp.

* Đối với người lao động

- Tích cực tham gia BHTN không vì lợi ích trước mắt mà ảnh hưởng đến lợi ích lâu dài của bản thân và xã hội.

- Chấp hành nghiêm pháp luật BHTN, không trục lợi, không thỏa thuận với doanh nghiệp để trục lợi BHTN.

- Cung cấp thông tin cho cơ quan BHXH nếu doanh nghiệp không chấp hành.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2017), Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày

14 tháng 4 năm 2017 của Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, Hà Nội.

2. Bộ Lao động (2015), Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH ngày 31 tháng

7 năm 2015 của Bộ Lao động –Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Điều 52 của Luật Việc làm và một số điều của Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp, Hà Nội.

3. Chính phủ (2015), Nghị định số 28/2015/NĐ- CP ngà y 12/03/2015 Quy

định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp, Hà Nội.

4. Chính phủ (2015), Nghị định số 88/2015/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ sửa đỏi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2013/ NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạm vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Hà Nội.

5. Phạm Đức Chính (2005), “Lý thuyết về thị trường lao động, việc làm và thất nghiệp trong các học thuyết kinh tế”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế. 6. Phạm Đức Chính (2005), “Vấn đề thất nghiệp và sự cần thiết phải hình

thành bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế. 7. Cục Việc làm (2018), Sách Chỉ mục các quy định pháp luật về bảo

hiểm thất nghiệp, Cục Việc làm.

8. Cục Việc làm (2018), Sổ hướng dẫn nghiệp vụ về bảo hiểm thất nghiệp, Cục Việc làm.

9. David W.Pearce (1999) Từ điển kinh tế học hiện đại, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

10. Đặng Anh Duệ (2008), Một số ý kiến về tổ chức thực hiện chế độ bảo hiểm

thất nghiệp theo Luật Bảo hiểm xã hội, Hội thảo khoa học: Chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức.

11. Nguyễn Thị Hải Đường (2008), Điều kiện và khả năng đáp ứng nhu

cầu bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động ở Việt Nam, Hội thảo

khoa học: Chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức.

12. Trịnh Thị Hoa (2009), Những lý luận cơ bản về BHTN hiện đại.

13. Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Viện Nhà nước và Pháp luật (2006), Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, tập I, Nxb Lý

luận chính trị, Hà Nội.

14. Nguyễn Ngọc Huyền, Pháp luật về Bảo hiểm thất nghiệp theo Luật việc

làm 2013, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.

15. Lê Minh Lý (2013), Thực trạng giải pháp phòng chống lạm dụng quỹ BHTN trên địa bàn tỉnh Bình Dương, Đề tài luận văn Thạc sĩ.

16. Ngô Thu Phương (2014), Bảo hiểm thất nghiệp trong luật bảo hiểm xã hội

ở Việt Nam –Thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ luật học, Hà Nội.

17. Quốc hội (2012), Luật Lao động/2012/QH13, ngày 18 tháng 06 năm 2012, Hà Nội.

18. Quốc hội (2013), Luật Việc làm số 38/QH13, ngày 16 tháng 11 năm 2013, Hà Nội.

19. Quốc hội (2014), Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13, ngày 20 tháng 11 năm 2014, Hà Nội.

20. Phạm Đình Thành (2008), "Bàn về mô hình tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam", Hội thảo khoa học: Chính sách bảo

hiểm thất nghiệp ở Việt Nam, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức.

21. Phạm Quý Thọ (2003), Thị trường lao động Việt Nam – Thực trạng và các giải pháp phát triển, Nxb Lao động và Xã hội, Hà Nội.

22. Thủ tướng (2014), Quyết định số 77/2014/QĐ-TTg ngày 24 tháng 12 năm 2014, Thủ tưởng Chính phủ quy định mức hỗ trợ học nghề đối với người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp, Hà Nội.

23. Lê Thị Hoài Thu ( 2008), Chế độ BHTN trong nền KTTT ở Việt Nam, Đề tài luận án tiến sĩ.

24. Mạc Văn Tiến (2012), “Lý luận về BHTN”, Tạp chí Bảo hiểm.

25. Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) (1952), Công ước 102: Quy phạm tối

thiểu về an toàn xã hội.

26. Tổ chức lao động quốc tế (ILO) (1988), Công ước số 168 “Công ước

về Xúc tiến việc làm và bảo vệ chống lại thất nghiệp”.

27. Trung tâm dịch vụ việc làm Bắc Ninh, Báo cáo các chỉ số đánh giá hiệu quả thực hiện bảo hiểm thất nghiệp các năm 2015, 2016, 2017, 2018 của Trung tâm dịch vụ việc làm Bắc Ninh.

28. Trung tâm dịch vụ việc làm Bắc Ninh, Báo cáo tình thực hiện bảo hiểm

thất nghiệp các năm 2015, 2016, 2017, 2018 của Trung tâm dịch vụ việc làm Bắc Ninh.

29. Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình Luật An sinh xã hội, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

30. Trường Đại học Quốc gia Hà Nội (1999), Giáo trình Luật Lao động Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

31. Trường Đại học Quốc gia Hà Nội (2006), Giáo trình Lý luận chung Nhà nước và Pháp luật, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

32. Viện Khoa học Lao động và xã hội (2008), Đề tài cơ sở lý luận và thực

tiễn hoàn thiện cơ chế vận hành và mô hình tổ chức thực hiện chính sách BHXH, Hà Nội.

* Tài liệu Website

33. Quy định về pháp luật của bảo hiểm thất nghiệp thực trạng và một số kiến nghị sửa đổi (2019), Tạp chí công thương,

http://tapchicongthuong.vn/bai-viet/quy-dinh-cua-phap-luat-ve-bao- hiem-that-nghiep-thuc-trang-va-mot-so-kien-nghi-sua-doi-63114.htm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp – từ thực tiễn tỉnh bắc ninh (Trang 80 - 88)