Chuyển lợi nhuận về nước

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và thực tiễn thực hiện của các doanh nghiệp có nguồn vốn Nhà nước (Trang 67 - 68)

2.4. Thủ tục đầu tư ra nước ngoài

2.4.5. Chuyển lợi nhuận về nước

Liên quan đến việc chuyển tiền ra nước ngoài có nhiều khó khăn, nhưng việc chuyển lợi nhuận về nước cũng gặp nhiều khó khăn. Theo quy định tại Điều 65 Luật đầu tư: “Trừ trường hợp sử dụng lợi nhuận để đầu tư ở nước ngoài, trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày có báo cáo quyết toán thuế hoặc văn bản có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư, nhà đầu tư phải chuyển toàn bộ lợi nhuận thu được và các khoản thu nhập khác từ đầ u tư ở nước

ngoài về Việt Nam”, việc quy định này với thực tế là khó thực hiện khi mà thời

điểm có quyết toán thuế với thời điểm có báo cáo tài chính và thời điểm họp chủ đầu tư để phân phối lợi nhuận là khác nhau, việc ấn định một thời hạn cụ thể sẽ gây khó khăn cho nhà đầu tư.

Một số thị trường đầu tư do chính sách kinh tế vĩ mô không ổn định, đồng nội tệ mất giá cao có khi lên đến 70% (ví dụ như Mozambique năm 2013 – 2015, Burundi 2015 – 2017; Peru 2014 – 3016) nếu hạch toán theo đồng tiền sở tại thì doanh nghiệp tại nước đầu tư có lãi, nhưng khi chuyển sang đồng đô la Mỹ để mang về nước thì lại không có lãi. Ngoài ra có thị trường không thể mua được đồng đô la Mỹ để mang về nước, chênh lệch về giá mua giữa tỷ giá công bố và giá trị thực quá cao, doanh nghiệp lúng túng trong trường hợp này, chưa biết cách xử lý, ví dụ như thị trường Lào năm 2019, Burundi năm 2017-2019.

Trên thực tế có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhưng do không nắm chắc được các thủ tục, các nhà đầu tư đã mang tiền trực tiếp ra nước ngoài để đầu tư mà không thông qua một tài khoản ngoại tệ, khi có lợi nhuận chuyển về nước thì lúng túng không biết mang tiền về bằng cách nào, lúc đó mới đăng ký tài khoản ngoại tệ, mặc dù dự án có hiệu quả, nhưng về thủ tục đầu tư là đang vi phạm.

2.4.6. Sử dụng lợi nhuận để đầu tư ở nước ngoài

Để thực hiện dự án ĐTRNN doanh nghiệp phải mở một tài khoản tiền gửi ngoại tệ tại ngân hàng được phép hoạt động ngoại hối. Mọi giao dịch chuyển tiền ra nước ngoài và vào Việt Nam liên quan đến hoạt động ĐTRNN của doanh nghiệp phải thực hiện thông qua tài khoản này; đồng thời trường hợp doanh nghiệp sử dụng lợi nhuận để mở rộng đầu tư hoặc kéo dài thời hạn đầu tư ở nước ngoài thì:

- Nhà đầu tư sử dụng lợi nhuận thu được từ hoạt động đầu tư ở nước ngoài để tăng vốn, mở rộng hoạt động đầu tư ở nước ngoài phải thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài và báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

- Trường hợp dùng lợi nhuận thu được từ dự án đầu tư ở nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư khác ở nước ngoài thì nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài cho dự án đầu tư đó và phải đăng ký tài khoản vốn, tiến độ chuyển vốn đầu tư bằng tiền với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Sau khi có văn bản chấp thuận của BKHĐT doanh nghiệp phải đăng ký với chi nhánh ngân hàng nhà nước tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Hàng năm trong thời hạn 6 tháng kể từ khi kết thúc năm tài chính của nước tiếp nhận đầu tư, doanh nghiệp phải gửi cho chi nhánh ngân hàng nhà nước tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính (trong đó có bảng tổng kết tài sản và kết quả kinh doanh lãi- lỗ của doanh nghiệp) có chứng nhận của cơ quan kiểm toán hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư. (Điều 66 Luật đầu tư 2014)

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và thực tiễn thực hiện của các doanh nghiệp có nguồn vốn Nhà nước (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)