2.7. Thực thi pháp luật về đầu tư ra nước ngoài
2.7.2. Việc xin phép chuyển tiền đầu tư ra nước ngoài
Nhà đầu tư được chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài để thực hiện hoạt động đầu tư khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
Thứ hai, Hoạt động đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư chấp thuận hoặc cấp phép. Trường hợp pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư không quy định về việc cấp phép đầu tư hoặc chấp thuận đầu tư, nhà đầu tư phải có tài liệu chứng minh quyền hoạt động đầu tư tại nước tiếp nhận đầu tư;
Thứ ba, các nhà đầu tư phải có tài khoản vốn theo quy định tại Điều 63 của Luật đầu tư;
Thứ tư, nhà đầu tư tự chịu trách nhiệm đối với việc chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài, đảm bảo đúng mục đích, đúng thời hạn và tuân thủ các quy định của hợp đồng dầu khí, hợp đồng mua bán cổ phần…;
Thứ năm, nhà đầu tư chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài thông qua tài khoản vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài sau khi được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác nhận đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến đầu tư ra nước ngoài.
Trình tự thực hiện chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài:
+ Bước 1: Doanh nghiệp được phép đầu tư ra nước ngoài lập hồ sơ đăng ký
tài khoản ngoại tệ và tiến độ chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài gửi Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
+ Bước 2: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố xem xét thẩm
định hồ sơ;
+ Bước 3: Trong thời gian 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ,
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính có trách nhiệm xác nhận việc mở tài khoản và đăng ký tiến độ chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài để nhà đầu tư Việt Nam làm cơ sở chuyển tiền đầu tư ra nước ngoài thực hiện dự án đầu tư thông qua tài khoản đã mở ở ngân hàng được phép.
Việc quy định đã rõ ràng, nhưng thực tế thủ tục thực hiện có nhiều khó khăn về thời gian chuyển, trong khi các doanh nghiệp thực hiện tham gia đấu thầu giấy phép, một số gói thầu bên nước ngoài có yêu cầu về thời gian nhất định để chuyển tiền, nếu chậm sẽ được coi là từ bỏ tham gia, điều đó gây khó khăn cho nhà đầu tư (i). Không thực hiện được cam kết; (ii). Mất khoản tiền đặt cọc tham gia; (iii). Mất đi cơ hội đầu tư. Ví dụ: Công ty Viettel Overseas khi tham gia đấu thầu giấy phép
viễn thông tại Haiti, khi thắng thầu, trong thông báo trúng thầu của cơ quan quản lý viễn thông Haiti quy định Viettel Overseas có 30 ngày để chuyển tiền thanh toán giấy phép, quay lại các thủ tục ở Việt Nam, Viettel Overseas thấy khó khăn khi hoàn thành các thủ tục, thời điểm năm 2010 Viettel Overseas đã phải huy động các nguồn lực để thực hiện các thủ tục xin cấp phép, chuyển tiền, trong khi không đáng phải như vậy và không đáng để đưa nhà đầu tư vào tình thế khó khăn [21].