TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH TRONG LĨNH VỰC SỞ HỮU TRÍ TUỆ TẠI VIỆT NAM
Pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh nói chung và pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ nói riêng có lịch sử phát triển lâu dài và có một vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh hành vi của các chủ thể tham gia nền kinh tế thị trƣờng. Bộ phận pháp luật này có những đặc thù về phạm vi điều chỉnh, đối tƣợng điều chỉnh hay phƣơng pháp điều chỉnh. Các quốc gia có nền kinh tế thị trƣờng và pháp luật cạnh tranh phát triển xây dựng pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh theo hai hƣớng chính: (i) sử dụng các nguyên tắc chung của pháp luật dân sự kết hợp với án lệ; và (ii) xây dựng luật chuyên ngành quy định cụ thể về các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm. Các nhà lập pháp của Hoa Kỳ kết hợp cả hai cách tiếp cận nêu trên trong việc điều chỉnh hành vi cạnh tranh không lành mạnh, sử dụng các các quy định chung về bồi thƣờng thiệt hại dân sự cũng nhƣ một số quy định chuyên ngành.
Tại Việt Nam, pháp luật cạnh tranh và pháp luật sở hữu trí tuệ đã có những quy định cơ bản để điều chỉnh hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, tuy nhiên hiện chƣa đủ để đáp ứng các yêu cầu ngăn chặn hành vi vi phạm, bảo vệ môi trƣờng cạnh tranh, quyền lợi của doanh nghiệp và ngƣời tiêu dùng. Dƣới đây là một số phƣơng hƣớng nhằm hoàn thiện pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ tại Việt Nam:
Thứ nhất, cần nâng cao chất lƣợng của pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Các quy định về chống cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ đƣợc điều chỉnh bởi cả pháp luật sở hữu trí tuệ và pháp luật cạnh tranh. Tuy nhiên, cả nội dung các quy định của pháp luật và cơ chế đảm bảo thực thi pháp luật vẫn còn nhiều điểm bất cập.
Kinh nghiệm của Hoa Kỳ và các quốc gia đi trƣớc cho thấy việc điều chỉnh hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ cần có một cơ chế mở và linh hoạt để thích ứng với những diễn biến đa dạng và liên tục của thị trƣờng. Do đó Việt Nam cần hoàn thiện pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ theo hai hƣớng: một mặt xây dựng các quy định cụ thể hóa tiêu chí đánh giá và dạng biểu hiện của hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, mặt khác tăng thẩm quyền cho cơ quan xử lý, có thể là cơ quan cạnh tranh hay tòa án, trong việc đánh giá, kết luận về tính chất, mức độ của hành vi vi phạm, để có thể chủ động xử lý hiệu quả các vụ việc về cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ trên thực tế.
Thứ hai, việc xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ bằng biện pháp hành chính vẫn đang đƣợc ƣu tiên áp dụng trong thời gian trƣớc mắt tại Việt Nam. Đây là điểm chƣa phù hợp của pháp luật Việt Nam so với pháp luật của Hoa Kỳ và đa số các nƣớc có nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, biện pháp hành chính là biện pháp phù hợp với tình hình thực tiễn của nƣớc ta ở giai đoạn hiện thời.
Ở Việt Nam, do nƣớc ta đang trong giai đoạn đầu xây dựng nền kinh tế thị trƣờng, cơ chế thị trƣờng đang vận hành ở trình độ thấp. Nhiều quan hệ kinh tế, trong đó có quan hệ cạnh tranh, đặc biệt là cạnh tranh không lành mạnh đang phát triển rất nhanh và tự phát. Thêm vào đó, lĩnh vực sở hữu trí
mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ cần phải có sự can thiệp, điều chỉnh kịp thời, mạnh mẽ của Nhà nƣớc thông qua thủ tục hành chính.
Theo đó, vẫn có thể giữ nguyên các cơ quan hành chính nhà nƣớc có thẩm quyền xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, cần có sự phân định thẩm quyền rõ ràng, minh bạch giữa các cơ quan hành chính nhà nƣớc khi xử lý hành vi vi phạm loại này. Bên cạnh đó, cũng cần quy định rõ mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan có liên quan trong việc xử lý vụ việc cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ để tránh chồng chéo trong quá trình xử lý hoặc ngƣợc lại, bỏ lọt lỗi vi phạm khi xử lý vụ việc. Đây là một nội dung hết sức cần thiết xét trên hoàn cảnh, điều kiện Việt Nam có cơ chế thực thi pháp luật chung tƣơng đối cứng nhắc và hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan nhà nƣớc còn hạn chế.
Thứ ba, về lâu dài, việc xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự cần đƣợc áp dụng triệt để. Đây là biện pháp đƣợc lựa chọn ở Hoa Kỳ và hầu hết các quốc gia có hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ phát triển.
Do cơ chế thị trƣờng cho phép các doanh nghiệp tự do hoạt động kinh doanh và cạnh tranh, họ có thể lựa chọn, sáng tạo nhiều biện pháp cạnh tranh đa dạng, phong phú xuất phát từ mục tiêu lợi nhuận. Quy định của pháp luật cũng nhƣ cơ quan quản lý nhà nƣớc không thể can thiệp quá rộng hoặc quá sâu vào các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nếu không sẽ kìm hãm động lực phát triển của các doanh nghiệp trên thị trƣờng. Các hành vi cạnh tranh chỉ bị điều chỉnh, ngăn chặn khi trở nên thái quá, gây ảnh hƣởng tiêu cực đến lợi ích của các tổ chức, cá nhân khác và của cả xã hội. Do đó, việc xem xét các vụ việc về cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ sẽ chủ yếu dựa trên đơn khởi kiện của tổ chức, cá nhân khi bị thiệt hại.
đơn có thể yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp ngăn chặn để hạn chế tác hại của hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Bên cạnh đó, nguyên đơn khi lựa chọn biện pháp dân sự có thể đƣợc giải quyết việc bồi thƣờng thiệt hại gây ra bởi hành vi cạnh tranh không lành mạnh, gồm cả thiệt hại về vật chất, tinh thần và chi phí hợp lý để thuê luật sƣ. Do đó, biện pháp dân sự đƣợc coi là biện pháp giải quyết triệt để nhất các nội dung liên quan đến xử lý hành vi