1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH KHÔNG
1.2.2. Đặc điểm của cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu
2009 không có khái niệm cụ thể về cạnh tranh không lành mạnh nhƣng Luật đã dành 01 điều (Điều 130) quy định về cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ với một số điểm mới hơn và rõ hơn so với Luật cạnh tranh. Theo đó, các hành vi sau đây bị coi là cạnh tranh không lành mạnh:
-Sử dụng chỉ dẫn thƣơng mại gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh, nguồn gốc thƣơng mại của hàng hoá, dịch vụ;
-Sử dụng chỉ dẫn thƣơng mại gây nhầm lẫn về xuất xứ, cách sản xuất, tính năng, chất lƣợng, số lƣợng hoặc đặc điểm khác của hàng hoá, dịch vụ; về điều kiện cung cấp hàng hoá, dịch vụ;
-Sử dụng nhãn hiệu đƣợc bảo hộ tại một nƣớc là thành viên của điều ƣớc quốc tế có quy định cấm ngƣời đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu sử dụng nhãn hiệu đó mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên, nếu ngƣời sử dụng là ngƣời đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu và việc sử dụng đó không đƣợc sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu và không có lý do chính đáng;
- Đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền trùng hoặc tƣơng tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thƣơng mại đƣợc bảo hộ của ngƣời khác hoặc chỉ dẫn địa lý mà mình không có quyền sử dụng nhằm mục đích chiếm giữ tên miền, lợi dụng hoặc làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu, tên thƣơng mại, chỉ dẫn địa lý tƣơng ứng.
1.2.2. Đặc điểm của cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ hữu trí tuệ
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ trƣớc hết là một hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Vì vậy, nó cũng có những đặc điểm của hành vi cạnh tranh không lành mạnh nhƣ đã nêu tại mục 1.1.2 và cả đặc điểm riêng có của hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở
-Đối tượng xâm hại của hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ tương đối riêng biệt, cụ thể là nó xâm hại một số đối tượng sở hữu trí tuệ và các đối tượng khác có liên quan đến sở hữu trí tuệ (có thể gọi chung là các “chỉ dẫn thương mại”), bao gồm nhãn hiệu, tên thƣơng mại, biểu tƣợng kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng bao bì của hàng hóa, nhãn hàng hóa. Đây đƣợc coi là các loại “tài sản vô hình”, là thành quả sáng tạo và đầu tƣ của các doanh nghiệp khác. Các đối tƣợng sở hữu trí tuệ nói riêng và các chỉ dẫn thƣơng mại nói chung là công cụ cho phép chủ sở hữu tạo nên và duy trì một lợi thế cạnh tranh, dựa trên khả năng sử dụng, cũng nhƣ khả năng ngăn cản ngƣời khác sử dụng các đối tƣợng sở hữu trí tuệ của mình. Lợi thế cạnh tranh ngày nay không còn nằm chủ yếu ở tài nguyên thiên nhiên hoặc lao động rẻ, mà nghiêng về tiềm lực tri thức và công nghệ, đƣợc chứa đựng chủ yếu trong các đối tƣợng sở hữu trí tuệ. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ liên quan trực tiếp đến quyền sử dụng các đối tƣợng sở hữu trí tuệ nói riêng và các chỉ dẫn thƣơng mại nói chung trong hoạt động kinh doanh của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.
- Nếu một hành vi bị coi là cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ thì nó sẽ vừa vi phạm pháp luật về cạnh tranh, vừa vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ. Hai lĩnh vực pháp lý này có mối quan hệ qua lại, gắn bó chặt chẽ và ảnh hƣởng trực tiếp đến nhau. Điều này thể hiện mối quan hệ khăng khít giữa pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh và pháp luật về sử dụng các đối tƣợng sở hữu trí tuệ trong hoạt động thƣơng mại.