bao gồm một số đối tƣợng sở hữu trí tuệ và các đối tƣợng khác có liên quan đến sở hữu trí tuệ (có thể gọi chung là các chỉ dẫn thương mại), tức là các dấu hiệu, thông tin nhằm hƣớng dẫn thƣơng mại hàng hóa, dịch vụ. Cụ thể, bên cạnh nhãn hiệu, tên thƣơng mại, chỉ dẫn địa lý thì đối tƣợng của hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ còn có biểu tƣợng kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, kiểu dáng bao bì của hàng hóa, nhãn hàng hóa.
1.3.4. Sự khác nhau về phƣơng thức xử lý
Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân khác thì tùy theo tính chất, mức độ xâm phạm, có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự, biện pháp hành chính ho c biện pháp hình sự. Trong khi đó, tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc có khả năng bị thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh có quyền yêu cầu cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền áp dụng các biện pháp dân sự và các biện pháp hành chính.
1.4.SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHÁP LUẬT CHỐNG CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH TRONG LĨNH VỰC S Ở HỮU TRÍ CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH TRONG LĨNH VỰC S Ở HỮU TRÍ TUỆ CỦA VIỆT NAM VÀ HOA KỲ
1.4.1. Sự hình thành và phát triển của pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ tại Việt Nam
Trong khi nhiều nƣớc phƣơng Tây đã đạt đƣợc những thành tựu to lớn bằng phƣơng thức tƣ bản chủ nghĩa và biến xã hội của họ thành những xứ sở công nghệ với nền thƣơng mại phát triển thì Việt Nam vẫn còn chìm dƣới chế độ phong kiến với nền sản xuất chủ yếu mang tính chất tự cấp, tự túc. Tiếp đó Việt Nam lại phải trải qua hai cuộc chiến tranh trƣờng kỳ và gian khổ chống đế quốc Pháp và đế quốc Mỹ. Pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh nói chung và pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ nói riêng do đó mà chƣa có điều kiện ra đời.
Chỉ đến khi Việt Nam bƣớc vào xây dựng nền kinh tế thị trƣờng, các quy định pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh mới đƣợc soạn thảo và ban hành.
-Hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ lần đầu tiên đƣợc đề cập đến là tại Nghị định số 54/2000/NĐ-CP ngày 03/10/2000 của Chính phủ về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thƣơng mại và bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới sở hữu công nghiệp.
Điều 24 của Nghị định số 54/2000/NĐ-CP quy định hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới sở hữu công nghiệp bao gồm:
1. Sử dụng các chỉ dẫn thƣơng mại để làm sai lệch nhận thức và thông tin về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh, hàng hoá, dịch vụ, nhằm mục đích:
a) Lợi dụng uy tín, danh tiếng của ngƣời sản xuất kinh doanh khác trong sản xuất kinh doanh của mình;
b) Làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của ngƣời sản xuất kinh doanh khác trong sản xuất kinh doanh của mình;
c) Gây nhầm lẫn về xuất xứ, cách sản xuất, tính năng, chất lƣợng, số lƣợng hoặc đặc điểm khác của hàng hoá, dịch vụ; về điều kiện cung cấp hàng hoá, dịch vụ... cho ngƣời tiêu dùng trong quá trình nhận biết, chọn lựa hàng hoá, dịch vụ hoặc hoạt động kinh doanh.
2. Chiếm đoạt, sử dụng thành quả đầu tƣ của ngƣời khác mà không đƣợc ngƣời đó cho phép.
Có thể khẳng định rằng, Nghị định số 54/2000/NĐ-CP đã tiếp cận đƣợc một số khía cạnh mang tính bản chất của hành vi cạnh tranh không lành mạnh, đó là sự chiếm đoạt thành quả kinh doanh của doanh nghiệp khác vì mục đích cạnh tranh, đồng thời xác định quyền chống cạnh tranh không lành
mạnh thuộc phạm vi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với các đối tƣợng nằm ngoài phạm vi bảo hộ theo văn bằng sở hữu công nghiệp.
Điều 25 của Nghị định số 54/2000/NĐ-CP quy định về quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới sở hữu công nghiệp. Theo đó, tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc có khả năng bị thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh thuộc lĩnh vực sở hữu công nghiệp có quyền yêu cầu cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền: buộc ngƣời có hành vi cạnh tranh không lành mạnh phải chấm dứt hành vi đó, yêu cầu bồi thƣờng thiệt hại; xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với ngƣời có hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Các hội ngƣời tiêu dùng, hội nghề nghiệp của các tổ chức, cá nhân có quyền đại diện cho các hội viên của mình thực hiện quyền nêu trên.
Tổ chức, cá nhân thực hiện quyền yêu cầu xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh có nghĩa vụ chứng minh với cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc của tổ chức, cá nhân do mình đại diện đang bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây ra [2, Điều 26]. Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh thuộc lĩnh vực sở hữu công nghiệp thì tuỳ theo tính chất, mức độ của hành vi đó sẽ bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại phải bồi thƣờng theo quy định của pháp luật [2, Điều 27].
Nghị định số 54/2000/NĐ-CP không đƣa ra chế tài để xử lý hành chính đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới sở hữu công nghiệp. Việc xử lý vi phạm hành chính về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thƣơng mại và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới sở hữu công nghiệp không đƣợc quy định tại Nghị định số 54/2000/NĐ-CP mà đƣợc bỏ ngỏ “quy định tại Nghị định khác của Chính phủ”. Chính quy định này là hạn chế của Nghị định số 54/2000/NĐ-
CP vì thiếu cơ chế, biện pháp để chống lại hành vi cạnh tranh không lành mạnh một cách có hiệu quả.
-Sau nhiều năm xây dựng nền kinh tế thị trƣờng, ngày 03/12/2004, Việt Nam mới ban hành Luật Cạnh tranh, có hiệu lực vào ngày 01/07/2005. Luật Cạnh tranh ra đời là kết quả của quá trình đổi mới về kinh tế, xây dựng nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và là bƣớc cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội thứ IX của Đảng, theo đó cơ chế thị trƣờng đòi hỏi phải hình thành một môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh, hợp pháp, văn minh. Nhà nƣớc tạo môi trƣờng thuận lợi, bình đẳng cho các doanh nghiệp cạnh tranh và hợp tác để phát triển. Đây cũng là đạo luật đƣợc ban hành nhằm cụ thể hóa những quy định của Hiến pháp năm 1992 về bảo đảm quyền tự do kinh doanh, tự do cạnh tranh, cũng nhƣ pháp điển hóa các quy định về chống cạnh tranh không lành mạnh tại Nghị định số 54/2000/NĐ-CP vào nội dung của Luật.
Luật Cạnh tranh quy định về các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, trong đó hành vi “chỉ dẫn gây nhầm lẫn” đƣợc xem là hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ vì chúng có chứa đựng các đối tƣợng của quyền sở hữu trí tuệ (tên thƣơng mại, chỉ dẫn địa lý…).
Điểm nổi bật so với Nghị định số 54/2000/NĐ-CP là Luật Cạnh tranh đã quy định các biện pháp chế tài cụ thể để xử lý các tổ chức, cá nhân có hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến sở hữu công nghiệp đƣợc quy định tại Chƣơng V của Luật và đƣợc cụ thể hóa tại Nghị định số 71/2014/NĐ- CP ngày 21/7/2014 của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh.
-Tiếp sau Luật Cạnh tranh năm 2004, Luật Sở hữu trí tuệ ra đời vào năm 2005 cũng nhằm bảo vệ quyền sở hữu của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ của mình, một loại tài sản vô hình nhƣng có giá trị ngày càng lớn
Luật Sở hữu trí tuệ quy định cụ thể hơn về hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ tại Điều 130.
Qua việc khảo sát các quy định của Luật Cạnh tranh và Luật Sở hữu trí tuệ, có thể rút ra một số nhận xét sau đây:
Thứ nhất, sự không đồng bộ trong sử dụng thuật ngữ giữa Luật Cạnh tranh và Luật Sở hữu trí tuệ. Luật Cạnh tranh sử dụng thuật ngữ “chỉ dẫn gây nhầm lẫn”, trong khi đó Luật Sở hữu trí tuệ sử dụng thuật ngữ “chỉ dẫn thƣơng mại”. Chỉ dẫn gây nhầm lẫn theo quy định của Luật Cạnh tranh gồm: tên thƣơng mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tƣợng kinh doanh, bao bì, chỉ dẫn địa lý và các yếu tố khác theo quy định của Chính phủ [9, Điều 40, khoản 1]. Chỉ dẫn thƣơng mại theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm: nhãn hiệu, tên thƣơng mại, biểu tƣợng kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng bao bì của hàng hóa, nhãn hàng hóa [10, Điều 130, khoản 2].
Thứ hai, có sự khác biệt về phạm vi các chỉ dẫn gây nhầm lẫn giữa Luật Cạnh tranh và Luật Sở hữu trí tuệ. Nếu không kể đến “các yếu tố khác” đƣợc quy định tại Luật Cạnh tranh thì phạm vi đối tƣợng đƣợc bảo vệ chống lại chỉ dẫn gây nhầm lẫn của Luật Sở hữu trí tuệ rộng hơn so với Luật Cạnh tranh. Cụ thể, so với Luật Sở hữu trí tuệ thì các đối tƣợng là nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp và nhãn hàng hóa không thuộc phạm vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn tại Luật Cạnh tranh.
Thứ ba, sự khác biệt về mục đích của hành vi. Nếu nhƣ mục đích của pháp luật sở hữu trí tuệ là bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của cá nhân, pháp nhân tránh khỏi sự xâm phạm của các hành vi trái pháp luật, thì pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh, ngoài mục đích nêu trên còn có nhiệm vụ bảo vệ trật tự cạnh tranh trong một thị trƣờng cụ thể.
Thứ tư, sự mở rộng các chế tài xử lý hành vi xâm phạm của Luật Sở hữu trí tuệ so với Luật Cạnh tranh. Theo quy định của Luật Cạnh tranh,
hành vi cạnh tranh không lành mạnh có thể bị xử lý bằng biện pháp hành chính. Trong khi đó, Luật Sở hữu trí tuệ cho phép tổ chức, cá nhân đƣợc lựa chọn sử dụng biện pháp hành chính hoặc biện pháp dân sự để bảo vệ quyền lợi của mình.
Tóm lại, Luật Sở hữu trí tuệ và Luật Cạnh tranh có một số điểm khác biệt trong quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Luật Sở hữu trí tuệ là văn bản chuyên ngành và đƣợc ban hành sau nên đã có nhiều quy định cụ thể hơn đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.
1.4.2. Sự hình thành và phát triển của pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ tại Hoa Kỳ
Nếu căn cứ vào lịch sử lập quốc, Hoa Kỳ đƣợc liệt vào hàng các quốc gia trẻ trên thế giới vì cho đến tận ngày 04 tháng 07 năm 1776, những ngƣời dân nơi đây mới giành đƣợc độc lập và xây dựng nhà nƣớc nhƣ ngày nay, song về lịch sử lập pháp, nhất là trong lĩnh vực pháp luật về sở hữu trí tuệ và cạnh tranh không lành mạnh, Hoa Kỳ lại là một trong các nƣớc đi tiên phong.
Trƣớc đây, trong những năm 1800, tại Hoa Kỳ có rất nhiều công ty lớn đƣợc biết tới nhƣ là những “liên hiệp” (trusts). Những công ty liên hiệp này kiểm soát toàn bộ các lĩnh vực của nền kinh tế nhƣ ngành đƣờng sắt, dầu mỏ, thép và đƣờng. Hai trong số các công ty liên hiệp nổi tiếng nhất là Công ty liên hiệp về thép và Công ty liên hiệp về dầu mỏ của Mỹ. Các công ty này hoàn toàn độc quyền kiểm soát việc cung cấp sản phẩm cũng nhƣ kiểm soát giá cả. Với một công ty kiểm soát toàn bộ một ngành công nghiệp, sự cạnh tranh không tồn tại, và các doanh nghiệp nhỏ cũng nhƣ ngƣời tiêu dùng không có sự lựa chọn về ngƣời bán. Giá cả thƣờng vƣợt ngƣỡng, và chất lƣợng không phải là ƣu tiên hàng đầu. Điều này đã gây khó khăn và đe dọa tới sự phát triển của nền kinh tế Hoa Kỳ.
Trong khi những ngƣời sở hữu các công ty liên hiệp ngày càng giàu hơn, công chúng bắt đầu giận dữ và yêu cầu Chính phủ phải có hành động. Tổng thống Theodore Roosevelt đã phá vỡ rất nhiều công ty liên hiệp bằng việc đƣa vào áp dụng các quy định pháp luật về chống độc quyền (antitrust laws). Mục đích của các quy định pháp luật này là bảo vệ ngƣời tiêu dùng bằng việc thúc đẩy cạnh tranh trên thị trƣờng.
Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua nhiều đạo luật để thúc đẩy cạnh tranh bằng cách cấm các cách thức cạnh tranh không lành mạnh:
-Đạo luật Sherman (Sherman Act) là đạo luật chống độc quyền ở tầm quốc gia lâu đời nhất. Đƣợc thông qua vào năm 1890, đạo luật này quy định hành vi của các bên cạnh tranh ký thỏa thuận với bên khác nhằm hạn chế cạnh tranh là bất hợp pháp. Đạo luật này cũng cấm doanh nghiệp trở thành độc quyền nếu công ty này làm ăn gian dối hoặc cạnh tranh không lành mạnh.
-Đạo luật Clayton (Clayton Act) đƣợc thông qua vào năm 1914. Với sự hiện diện của Đạo luật Sherman, và các công ty liên hiệp bị phá vỡ, tình hình kinh tế tại Hoa Kỳ đã có chuyển biến. Tuy nhiên, một số công ty phát hiện ra việc sáp nhập nhƣ cách thức để kiểm soát giá và việc sản xuất (thay vì tạo thành các công ty liên hiệp, các bên cạnh tranh hợp nhất thành một công ty duy nhất). Đạo luật Clayton giúp bảo vệ ngƣời tiêu dùng Hoa Kỳ bằng việc ngăn chặn các hành vi sáp nhập hoặc mua lại công ty mà có khả năng làm kiềm chế cạnh tranh.
-Với Đạo luật về Ủy ban Thƣơng mại liên bang (Federal Trade Commission (FTC) Act) (1914), Quốc hội đã tạo ra một cơ quan mới chịu trách nhiệm thực thi pháp luật cạnh tranh ở Hoa Kỳ, đó là Ủy ban Thƣơng mại liên bang Hoa Kỳ (Federal Trade Commission - FTC). Khác với cơ quan cạnh tranh còn lại là Cục Chống độc quyền của Bộ Tƣ Pháp chuyên trách về hạn chế cạnh tranh theo Luật Chống độc quyền, chức năng của Ủy ban Thƣơng mại Liên bang
rộng hơn, bên cạnh chức năng điều tra và giám sát các vụ việc chống độc quyền, còn bao gồm việc xử lý “các cách thức cạnh tranh không lành mạnh ảnh hƣởng đến thƣơng mại và các hành vi không lành mạnh hoặc gây gian dối ảnh hƣởng đến thƣơng mại” [15, Điều 5]. Khái niệm “cách thức cạnh tranh không lành mạnh” (unfair methods of competition) đã gây nhiều tranh luận giữa các nhà lập pháp ở cả hai Viện của Quốc Hội Hoa Kỳ, và sau đó đƣợc thay thế bằng khái niệm “cạnh tranh không lành mạnh” (với phạm vi bao gồm cả các hành vi hạn chế cạnh tranh). Ủy ban Thƣơng mại liên bang Hoa Kỳ đã có những giải thích rõ hơn về phạm vi các hành vi “không lành mạnh” và “gian dối” trong các văn bản hƣớng dẫn theo thẩm quyền của mình. Trong bản Tuyên bố chính sách về hành vi gian dối, cơ quan này nêu rõ: “Luật thành văn chỉ định khung cho các điều khoản chung do Nghị viện nhận thấy rằng không thể soạn ra một danh sách các hành vi không lành mạnh mà không bị lạc hậu một cách nhanh chóng hoặc tạo ra những kẽ hở cho việc vi phạm. Nhiệm vụ xác định các hành vi cạnh tranh không lành mạnh thuộc về Ủy ban, với hy vọng các tiêu chí đánh giá sẽ đƣợc xem xét và phát triển”.