Giải pháp hoàn thiện về pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ ở việt nam và hoa kỳ (Trang 91 - 94)

3.3. KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT CHỐNG

3.3.1. Giải pháp hoàn thiện về pháp luật

-Cụ thể hóa tiêu chí đánh giá và dạng biểu hiện của hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

Tại Hoa Kỳ, các tiêu chí đánh giá khả năng gây nhầm lẫn (likelihood of confusion) đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh về cơ bản là giống với các tiêu chí đánh giá khả năng gây nhầm lẫn đối với hành vi xâm phạm nhãn hiệu. Sự rõ ràng trong quy định này của pháp luật Hoa Kỳ tạo thuận lợi rất lớn trong việc xác định xem có hay không có hành vi cạnh tranh không lành mạnh xảy ra.

mạnh bao gồm hành vi sử dụng chỉ dẫn thƣơng mại gây nhầm lẫn. Liệu các tiêu chí đánh giá “gây nhầm lẫn” cấu thành hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ có giống các tiêu chí đánh giá khả năng gây nhầm lẫn cấu thành hành vi vi phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đã đƣợc đăng ký? Tại Việt Nam hiện nay chƣa có văn bản nào làm rõ các tiêu chí đánh giá này mà hoàn toàn phụ thuộc vào sự đánh giá của các cơ quan có thẩm quyền. Việc này gây khó khăn trong việc xác định xem có hay không có hành vi cạnh tranh không lành mạnh xảy ra. Vì vậy, tác giả đề xuất Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm lập pháp của Hoa Kỳ trong vấn đề này.

-Tăng mức phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

Quy định về mức phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ cần đƣợc sửa đổi theo hƣớng: tăng mức phạt tối đa; mức phạt phải cao hơn lợi nhuận mà ngƣời vi phạm có thể thu đƣợc từ hành vi vi phạm và tăng theo mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm nhƣ vi phạm có tổ chức, tái phạm, vi phạm có liên quan đến các sản phẩm có ảnh hƣởng trực tiếp đến tính mạng và sức khỏe của cộng đồng.

-Loại bỏ quy định xử phạt cảnh cáo đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

Hiện nay, cảnh cáo là một trong hai hình thức xử phạt chính đƣợc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp và lĩnh vực cạnh tranh. Tuy nhiên, tác giả mạnh dạn đề xuất loại bỏ hình thức xử phạt cảnh cáo bởi hình thức xử phạt này không có tính răn đe, ngƣời vi phạm dễ “nhờn thuốc”.

-Bổ sung quy định liên quan đến yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ gây ra

(monetary remedies) là một trong các biện pháp chính đƣợc áp dụng nhằm ngăn cấm hành vi vi phạm. Theo đó, nguyên đơn đƣợc đền bù một khoản tiền cho những thiệt hại do hành vi của bị đơn gây ra. Khoản tiền này có thể bao gồm: bất kỳ thiệt hại thực tế nào mà nguyên đơn phải chịu, lợi nhuận mà bị đơn thu đƣợc từ việc thực hiện hành vi vi phạm, chi phí thuê luật sƣ và các phí tổn khác cho vụ kiện. Thậm chí, mức phạt bổ sung cũng có thể đƣợc áp dụng. Biện pháp bồi thƣờng thiệt hại bằng tiền này vừa giúp bù đắp cho nguyên đơn những tổn thất, thiệt hại do hành vi vi phạm của bị đơn gây ra vừa mang tính răn đe, phòng ngừa để bị đơn chấm dứt, không tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm.

Tại Việt Nam, bên cạnh việc yêu cầu bên vi phạm phải chấm dứt hành vi vi phạm thì pháp luật chống cạnh tranh cần có cơ chế đảm bảo cho đƣơng sự thực hiện yêu cầu bồi thƣờng thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra.

-Bổ sung quy định về từ chối đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Theo quy định của pháp luật Hoa Kỳ, các Tòa án liên bang có sức mạnh đối với Ủy ban giải quyết khiếu nại và vi phạm về nhãn hiệu (TTAB - Trademark Trial and Appeal Board) để thực hiện thủ tục hủy bỏ, và vì vậy việc đăng ký có thể bị tác động trong bất kỳ vụ kiện dân sự nào nơi mà tính hợp pháp của nhãn hiệu là vấn đề cần đƣợc xem xét, và Tòa án có thể ra lệnh hủy bỏ toàn bộ hoặc một phần nhãn hiệu.

Tại Việt Nam hiện nay, Cục Sở hữu trí tuệ thƣờng chỉ xem xét từ chối đăng ký nhãn hiệu hoặc hủy bỏ hiệu lực của nhãn hiệu đã đƣợc đăng ký trên cơ sở đánh giá có hay không hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu và ít xem xét đến yếu tố cạnh tranh không lành mạnh. Trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm của Hoa Kỳ, tác giả mạnh dạn đề xuất áp dụng quy định về từ chối đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam. Theo đó, các Tòa án có quyền yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ từ chối đăng ký nhãn hiệu hoặc hủy bỏ hiệu lực của

nhãn hiệu đã đƣợc đăng ký nếu việc sử dụng nhãn hiệu này cấu thành hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Quy định này cũng góp phần tăng thẩm quyền cho Tòa án, nhờ đó góp phần thúc đẩy việc áp dụng biện pháp dân sự để giải quyết tranh chấp liên quan đến cạnh tranh không lành mạnh về sở hữu trí tuệ tại Việt Nam.

-Bổ sung quy định về giải quyết tranh chấp sở hữu trí tuệ thông qua hòa giải

Theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ, các bên tranh chấp có thể khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Biện pháp này thƣờng là biện pháp cuối cùng các bên lựa chọn khi không thể giải quyết đƣợc bằng các biện pháp khác. Biện pháp dân sự này có ƣu điểm là giải quyết triệt để nhất các nội dung tranh chấp và nguyên đơn có thể yêu cầu bồi thƣờng thiệt hại. Tuy nhiên, nhƣợc điểm của biện pháp này, tƣơng tự nhƣ biện pháp trọng tài, là chi phí khởi kiện và xét xử khá cao, tốn nhiều thời gian vì có thể trải qua nhiều cấp xét xử. Giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải là biện pháp giải quyết tranh chấp không chính thức, theo đó các bên tiến hành hòa giải thông qua sự can thiệp của bên thứ ba, hoạt động một cách trung lập và khuyến khích các bên xóa bớt sự khác biệt. Tại Hoa Kỳ và nhiều quốc gia phát triển trên thế giới, biện pháp này đƣợc áp dụng khá phổ biến. Các bên có thể trƣớc tiên áp dụng biện pháp hòa giải để tự dàn xếp tranh chấp. Nếu hai bên không hòa giải đƣợc với nhau thì để giải quyết tranh chấp sẽ phải bằng biện pháp hành chính hoặc tòa án. Biện pháp hòa giải giúp các bên tranh chấp tiết kiệm đƣợc thời gian và chi phí. Do vậy, theo quan điểm của tác giả, việc áp dụng phƣơng thức giải quyết tranh chấp này cần đƣợc khuyến khích ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ ở việt nam và hoa kỳ (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)