LĨNH VỰC SỞ HỮU TRÍ TUỆ TẠI VIỆT NAM
Cạnh tranh không lành mạnh là mặt trái của nền kinh tế thị trƣờng. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ đang diễn ra hàng ngày trên quy mô rộng lớn và ngày càng tinh vi. Khi tham gia vào thị trƣờng hàng hóa, dịch vụ các doanh nghiệp đã vì những động cơ vụ lợi của mình mà tìm mọi cách để cạnh tranh với sản phẩm, dịch vụ của các doanh nghiệp đối thủ bằng cách làm cho khách hàng nói chung và trong đó có khách hàng của doanh nghiệp đối thủ bị nhầm lẫn trong việc quyết định sử dụng sản phẩm, dịch vụ của mình thông qua việc doanh nghiệp thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh bằng cách tạo ra những chỉ dẫn trên sản phẩm có thể bị nhầm lẫn với sản phẩm cùng loại của doanh nghiệp khác.
Thực tiễn ở nƣớc ta trong thời gian qua hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ diễn ra rất nhiều và có thể thấy là công khai. Tuy nhiên có thể thấy số lƣợng vụ việc liên quan đến cạnh tranh không lành mạnh, đặc biệt là cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ đƣợc xử lý còn hạn chế.
Theo thống kê của Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công thƣơng, tính đến ngày 31/12/2015, Cục Quản lý cạnh tranh đã tiến hành điều tra tiền tố tụng 46 vụ việc liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh, qua đó
khởi xƣớng điều tra 28 vụ việc. Các loại hành vi cạnh tranh không lành mạnh đƣợc khởi xƣớng điều tra trong năm 2015 chủ yếu là: quảng cáo đƣa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn, quảng cáo so sánh trực tiếp, bán hàng đa cấp bất chấp. Không có vụ việc cạnh tranh không lành mạnh về chỉ dẫn gây nhầm lẫn nào đƣợc khởi xƣớng điều tra trong năm 2015. Quay lại năm 2014, chỉ có 01 vụ việc cạnh tranh không lành mạnh về chỉ dẫn gây nhầm lẫn đƣợc khởi xƣớng điều tra [22].
Thanh tra ngành Khoa học và Công nghệ đã tiến hành thanh tra 752 vụ việc, phát hiện và xử lý 473 vụ việc xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, đã xử phạt cảnh cáo 66 vụ việc, phạt tiền 264 vụ việc với số tiền xử phạt gần 6 tỷ đồng. Buộc tiêu huỷ, loại bỏ yếu tố vi phạm gắn trên hàng trăm nghìn sản phẩm, hàng hoá vi phạm; kết luận thanh tra công nhận sự thỏa thuận giữa các bên 108 vụ việc (chủ yếu là các vụ việc xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến tên doanh nghiệp; vụ việc cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến tên miền...); từ chối thụ lý 23 vụ việc; chuyển cơ quan có thẩm quyền 07 vụ việc [32]. Qua các con số này có thể nhận thấy hoạt động của Thanh tra ngành Khoa học và Công nghệ trong các năm 2012 - 2015 tập trung vào các hành vi xâm phạm quyền, số lƣợng vụ việc cạnh tranh không lành mạnh không nhiều.
Một số vụ việc cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ đã đƣợc xử lý có thể kể đến sau đây:
Vụ việc sản phẩm trà chanh Nestea của Nestle và trà chanh Freshtea của Công ty Thuý Hƣơng.
Sản phẩm trà chanh Nestea hiện đƣợc ƣa chuộng trên thị trƣờng nhƣng không ít khách hàng, nhất là khách hàng ở các tỉnh, bị nhầm lẫn với Freshtea của công ty Thuý Hƣơng. Theo tài liệu của Công ty sở hữu trí tuệ Banca đƣợc công bố công khai trong cuộc hội thảo do Bộ Công thƣơng tổ chức thì công
ty Thuý Hƣơng (Thanh Trì, Hà Nội) đã có hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Cụ thể, Thuý Hƣơng đã sử dụng chỉ dẫn thƣơng mại gây nhầm lẫn giữa Freshtea và Nestea. Hai dấu hiệu này không chỉ tƣơng tự về cấu tạo, cách phát âm của phần chữ mà còn tƣơng tự cả về cách trình bày, bố cục, màu sắc. Trông bề ngoài, nếu không để ý sẽ khó phát hiện hai gói trà chanh này là do hai công ty khác nhau sản xuất. Một số ngƣời tiêu dùng đƣợc hỏi thì cho rằng, cả Freshtea và Nestea cùng là sản phẩm của công ty Nestle, vì trông chúng rất... giống nhau!
Cùng nằm trong dòng sản phẩm của công ty Nestlé, sản phẩm sữa Milo bị tới hai hãng khác cạnh tranh không lành mạnh thông qua các chỉ dẫn thƣơng mại gây nhầm lẫn. Sản phẩm sữa Good Cacao của Cty Mina đƣợc sản xuất với những điểm tƣơng tự sữa Milo nhƣ: Tƣơng tự về bao gói sản phẩm, cách thức trình bày, bố cục, màu sắc [21].
Một vụ việc khác là trên thị trƣờng tân dƣợc xuất hiện sản phẩm mang nhãn hiệu Thekan & Hình của Công ty DTH. Ngay sau khi phát hiện trên thị trƣờng xuất hiện loại thuốc mang nhãn hiệu này, Công ty Dƣợc MEDIPLANTEX đã có thông báo, khuyến cáo Công ty DTH về tình trạng thể hiện nhãn hiệu và bao bì mang các chỉ dẫn thƣơng mại trùng với các chỉ dẫn thƣơng mại của MEDIPLANTEX. Tuy nhiên, Công ty DTH không chấp nhận các khuyến cáo này và vẫn cho lƣu hành các sản phẩm của mình trên thị trƣờng.
Căn cứ của khuyến cáo trên là do sản phẩm mang nhãn hiệu Thekan & Hình có cách trình bày các chỉ dẫn trên bao bì, kể cả màu sắc và phần hình lá cây Ginkgo cách điệu tƣơng tự với bao bì sản phẩm thuốc Superkan & Hình của Công ty Dƣợc MEDIPLANTEX. Đây là nhãn hiệu hàng hoá đƣợc bảo hộ tại Văn bằng số 44906 ngày 20.1.2003 cho nhãn hiệu Superkan & Hình đối với các sản phẩm thuộc nhóm 5: Thuốc và dƣợc phẩm các loại. Nhãn hàng hóa của MEDIPLANTEX đăng ký với Cục quản lý Dƣợc từ ngày 21.10.2001
và đƣợc lƣu hành từ ngày 25.2.2002. Còn nhãn hàng của Công ty DTH đƣợc lƣu hành từ năm 2004.
Từ các so sánh trên, cơ quan có thẩm quyền kết luận bao bì 2 sản phẩm đƣợc sản xuất bởi hai đơn vị khác nhau nhƣng: Về tổng thể cách trình bày dấu hiệu Thekan & Hình trên vỏ hộp thuốc của Công ty DTH tƣơng tự nhƣ cách trình bày dấu hiệu Superkan & Hình trên vỏ hộp thuốc của MEDIPLANTEX. Các sản phẩm thuốc mang dấu hiệu Superkan & Hình và Thekan & Hình đều có chỉ định điều trị các chứng bệnh về rối loạn tuần hoàn não và mạch máu ngoại biên nhƣ: Suy tuần hoàn não cấp và mạn tính, giảm chú ý tập trung, nhức đầu, giảm trí nhớ, mất trí do xơ cứng động mạch não và các tình trạng xảy ra sau đột qụy, sau chấn thƣơng sọ não, rối loạn tuần hoàn máu và thần kinh tai, thần kinh mắt...
Từ căn cứ do hai bên cung cấp, cơ quan có thẩm quyền kết luận hành vi cạnh tranh không lành mạnh của DTH thể hiện ở việc sử dụng vỏ hộp thuốc mang nhãn hiệu Thekan & Hình đã vi phạm Điều 130 Luật Sở hữu trí tuệ [27].
Qua thực tiễn xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ trong thời gian qua có thể rút ra nhận xét rằng: Bên cạnh hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thì hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ diễn ra ngày càng phổ biến. Nguyên nhân của tình trạng này là do các hành vi vi phạm đã trở nên tinh vi và khó xác định ranh giới giữa vi phạm và không vi phạm. Doanh nghiệp đã áp dụng các biện pháp để tránh xâm phạm trực tiếp đến quyền sở hữu trí tuệ đang đƣợc bảo hộ mà chỉ ở mức tƣơng tự, gây nhầm lẫn về chỉ dẫn thƣơng mại. Hơn nữa mức phạt đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ thấp hơn rất nhiều so với mức phạt đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Trên cơ sở phân tích thực tiễn pháp lý và hoạt động cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ tại Việt Nam, so sánh với các quy định của pháp luật Hoa Kỳ, tác giả nhận thấy pháp luật chống cạnh tranh
không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ của nƣớc ta đã đạt đƣợc một số điểm tích cực, tuy nhiên cũng vẫn còn nhiều điểm hạn chế, cụ thể nhƣ sau:
-Những điểm tích cực của pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ:
Thứ nhất, các văn bản quy định về cạnh tranh và xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh đã đƣợc Nhà nƣớc ta ban hành để đƣa hoạt động cạnh tranh vào khuôn khổ, đảm bảo cho hoạt động cạnh tranh lành mạnh trên thị trƣờng.
Thứ hai, các quy định của pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới quyền sở hữu trí tuệ về cơ bản là đạt độ tƣơng thích với pháp luật quốc tế và pháp luật các nƣớc nhƣ Hoa Kỳ.
-Những điểm hạn chế của pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ:
Thứ nhất, do tính chất “mở” của việc xác định hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ nên cần có các tiêu chí cụ thể, rõ ràng để xác định hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Đây là một vấn đề hiện đang rất khó khăn trong thực tiễn do thiếu vắng các quy định của pháp luật.
Nhƣ đã phân tích tại Chƣơng 1, định nghĩa về cạnh tranh không lành mạnh của Luật Cạnh tranh năm 2004 tƣơng tự với định nghĩa của Công ƣớc Paris. Tuy nhiên, Công ƣớc Paris khuyến nghị các nƣớc tham gia cụ thể hóa các tiêu chí đánh giá hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong nội luật của mình để thuận tiện cho việc áp dụng pháp luật. Pháp luật cạnh tranh Việt Nam chẳng những không đƣa thêm đƣợc các tiêu chí đánh giá mà còn giản lƣợc hơn khi chỉ đề cập đến khái niệm đạo đức kinh doanh, gây khó khăn cho việc xác định hành vi cạnh tranh không lành mạnh trên thực tế vì: (i) nền kinh tế thị trƣờng tại nƣớc ta mới hình thành, các quan hệ kinh doanh chƣa đủ thời gian để trở thành tập quán và đƣợc chấp nhận rộng rãi. Tầng lớp thƣơng nhân
Việt Nam cũng chƣa đủ đông và mạnh để có thể thống nhất đặt ra những tiêu chuẩn chung, những hƣớng dẫn đóng vai trò quy tắc đạo đức cho một ngành kinh doanh; (ii) pháp luật Việt Nam không thừa nhận án lệ, các cơ quan tài phán của nƣớc ta thƣờng có vai trò hạn chế trong việc vận dụng pháp luật, nhất là trong trƣờng hợp chỉ có những quy định mang tính nguyên tắc nhƣ trƣờng hợp về các chuẩn mực đạo đức kinh doanh này. Các cơ quan công quyền cũng không đủ hiểu biết thực tế để thay cho thƣơng nhân đặt ra các quy tắc đạo đức trong ngành kinh doanh cụ thể. Do đó, quy định thiếu cụ thể đối với một nội dung có vai trò định vị nhƣ vậy sẽ gây trở ngại lớn cho các hoạt động thực thi pháp luật cạnh tranh tại Việt Nam.
Thứ hai, quyền chống cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ đƣợc ghi nhận trong các văn bản pháp luật gần nhƣ mới chỉ mang tính nguyên tắc, chƣa cụ thể, tính thực thi không cao, do đó chƣa ngăn cản và xử lý có hiệu quả các hành vi cạnh tranh không lành mạnh ngày càng gia tăng trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.
Qua nghiên cứu những nội dung cơ bản của pháp luật cũng nhƣ thực trạng cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ cho thấy: những hành vi cạnh tranh không lành mạnh ngày một nhiều hơn với những thủ đoạn tinh vi hơn. Một trong những nguyên nhân của vấn đề nêu trên là: hầu hết các quy định pháp luật về cạnh tranh đều là các quy phạm nội dung, và trong hệ thống pháp luật còn thiếu những quy phạm thủ tục, do đó không tạo ra một cơ chế hữu hiệu để đảm bảo thi hành pháp luật cạnh tranh.
Thứ ba, các chế tài đƣợc áp dụng đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ dƣờng nhƣ chƣa đủ nghiêm khắc để làm tăng tính giáo dục, răn đe đối với những hành vi vi phạm loại này.
Theo quy định hiện hành, mức phạt tiền cao nhất đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp của doanh nghiệp là 500.000.000
đồng, cá nhân là 250.000.000 đồng. Thậm chí, trong lĩnh vực cạnh tranh, mức phạt này còn thấp hơn khi áp dụng mức tiền phạt tối đa đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh là 200.000.000 đồng đối với tổ chức và 100.000.000 đồng đối với cá nhân. Có thể nhận thấy mức phạt này là khá thấp so với mức lợi nhuận trung bình mà ngƣời vi phạm có thể thu đƣợc từ hành vi vi phạm và bởi vậy, nhiều ngƣời vẫn bất chấp pháp luật để thực hiện hành vi vi phạm.
Thứ tư, ở Việt Nam hiện nay, biện pháp hành chính vẫn đang chiếm ƣu thế trong sự lựa chọn của các chủ thể để chống lại hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Đây là điểm chƣa phù hợp của pháp luật Việt Nam so với pháp luật Hoa Kỳ và đa số các nƣớc có nền kinh tế phát triển - nơi mà biện pháp dân sự với sự xét xử của Tòa án là biện pháp chủ yếu đƣợc áp dụng để xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, biện pháp hành chính, với thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm thuộc về nhiều cơ quan nhà nƣớc khác nhau, vẫn cho thấy những bất cập. Theo quy định của Luật Cạnh tranh và Luật Sở hữu trí tuệ, bên cạnh Tòa án, Thanh tra Khoa học và Công nghệ, Quản lý thị trƣờng, Hải quan, Ủy ban nhân dân các cấp và Cục Quản lý cạnh tranh có thẩm quyền xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, các cơ quan này đều có chức năng thực thi pháp luật trong nhiều lĩnh vực quản lý nhà nƣớc, bên cạnh chức năng thực thi quyền sở hữu trí tuệ và xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Do phải kiêm nhiệm nhiều chức năng nên hiệu quả trong việc xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ của các cơ quan nhà nƣớc là chƣa cao.
Thêm vào đó, pháp luật Việt Nam vẫn thiếu vắng các quy định về giải quyết xung đột pháp lý cũng nhƣ phân định thẩm quyền của các cơ quan thực thi. Tình trạng chồng lấn thẩm quyền, thiếu khả năng hợp tác hiệu quả của các cơ quan thực thi đã gây khó khăn rất nhiều cho hoạt động triển khai thực thi
pháp luật, thể hiện qua số lƣợng vụ việc cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ đƣợc thụ lý và xử lý không nhiều.
Để xử lý hiệu quả đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ thì cần phải khắc phục đƣợc những điểm hạn chế nêu trên.