Theo quy định tại Điều 90 Hiến pháp 1992 Ủy ban thường vụ Quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội, do Quốc hội bầu ra, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội, thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn do Hiến pháp, Luật Tổ chức Quốc hội quy định. Thành phần Ủy ban thường vụ Quốc hội gồm có Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội và các Ủy viên làm nhiệm vụ theo chế độ chuyên trách.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban thường vụ Quốc hội được quy định cụ thể tại Điều 91 Hiến pháp 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10.
Như vậy, theo quy định của Hiến pháp, Ủy ban thường vụ Quốc hội vừa là cơ quan của Quốc hội có quyền giải quyết các cơng việc có liên quan đến hoạt động, điều hành và hành chính của Quốc hội, vừa là cơ quan có quyền thay mặt Quốc hội giải quyết các công việc thuộc nhiệm vụ của Quốc hội trong thời gian Quốc hội không họp và phải báo cáo với Quốc hội tại kỳ họp gần nhất; đồng thời Ủy ban thường vụ Quốc hội có chức năng, nhiệm vụ riêng biệt của một cơ quan với tính độc lập.
Trong các nhiệm vụ trên thì nhiệm vụ ban hành Pháp lệnh được coi là quan trọng nhất, mang tính đặc thù của Ủy ban thường vụ Quốc hội, vượt khỏi nhiệm vụ quyền hạn có tính chất bao qt của cơ quan thường trực của Quốc hội nhiều nước chỉ có chức năng điều khiển các phiên họp của Nghị viện.
Ủy ban thường vụ Quốc hội được quyền ban hành Pháp lệnh, Nghị quyết; trong đó Pháp lệnh là văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý dưới luật nhưng lại cao hơn các văn bản pháp quy khác. Pháp lệnh dùng để điều chỉnh các quan hệ xã hội đòi hỏi phải được điều chỉnh bằng quy phạm pháp luật nhưng chưa được nâng lên thành Luật.
Cũng như hoạt động lập pháp của Quốc hội, Ủy ban thường vụ chỉ được ban hành Pháp lệnh theo chương trình xây dựng luật đã được Quốc hội thông qua.
Trong lĩnh vực quản lý kinh tế, Ủy ban thường vụ Quốc hội có những nhiệm vụ, quyền hạn như: Ban hành Pháp lệnh điều chỉnh các quan hệ kinh tế được Quốc hội giao; Ban hành Nghị quyết điều chỉnh một số văn bản luật trong lĩnh vực kinh tế theo sự ủy quyền của Quốc hội; Giám sát việc thi hành văn bản luật, nghị quyết của Quốc hội trong lĩnh vực kinh tế.
Tuy nhiên, điều cần đề cập đến ở đây là Nghị quyết có chứa quy phạm pháp luật và được coi là lập pháp ủy quyền. Do vậy, về nguyên tắc, Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ thực hiện thẩm quyền này trong trường hợp Quốc hội cho phép bằng cách quy định rõ thẩm quyền của Ủy ban thường vụ Quốc hội ngay chính trong các văn bản luật đó. Vì tính cấp thiết trong việc điều chỉnh các vấn đề được Quốc hội ủy quyền nên Ủy ban thường vụ Quốc hội cũng phải báo cáo Quốc hội phê chuẩn Nghị quyết đó ở kỳ họp gần nhất. Vậy sẽ có hai trường hợp có thể xảy ra đối với hiệu lực của Nghị quyết. Một là, nếu ngay sau khi ban hành, thơng thường Nghị quyết sẽ có hiệu lực thi hành ngay và trong trường hợp Quốc hội phê chuẩn thông qua Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội thì Nghị quyết vẫn tiếp tục được thi
hành.Ngược lại, nếu Quốc hội khơng phê chuẩn Nghị quyết thì Nghị quyết đó sẽ hết hiệu lực, chấm dứt việc thi hành trong thực tế.
Một vấn đề khác đặt ra ở đây là, nếu cơng nhận đây là hình thức lập pháp ủy quyền, thì về mặt logic, sau khi Quốc hội phê chuẩn nó có được trở thành luật của Quốc hội hay khơng? Hay nó vẫn chỉ tồn tại dưới hình thức Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội?. Bởi lẽ, quyền lập pháp ủy quyền của Ủy ban thường vụ Quốc hội cũng chỉ được thực hiện thay Quốc hội trong thời gian Quốc hội không họp.
Ở một số nước cũng có hình thức lập pháp ủy quyền (như Pháp giao cho Tổng thống) và sau khi được Quốc hội phê chuẩn thì nó sẽ trở thành luật của Quốc hội. Như vậy mới đúng nghĩa là “lập pháp ủy quyền”.
Ngoài ra, để đảm bảo cho hoạt động của Quốc hội trong việc thông qua Luật, Nghị quyết trong lĩnh vực kinh tế, Ủy ban thường vụ Quốc hội có vai trị quan trọng. Đó là tham gia của Ủy ban thường vụ Quốc hội trong các giai đoạn xây dựng Luật, Nghị quyết của Quốc hội trước khi trình Quốc hội.