nội dung hoạt động cụ thể của đại biểu Quốc hội chuyên trách.
Giải pháp thứ ba, Có cơ chế hoạt động rõ ràng cho các đại biểu Quốc hội,
nhất là đại biểu chuyên trách hoạt động trong các cơ quan của Quốc hội. Để đại biểu có căn cứ pháp lý cho hoạt động của mình.
3.2.5.2. Tăng cƣờng năng lực tổ chức và hoạt động của Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội vụ Quốc hội
Như chúng ta đã biết, Ủy ban thường vụ Quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội, trong các nhiệm kỳ Quốc hội gần đây, vai trò của Ủy ban thường vụ ngày được tăng lên, từng bước thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động của Ủy ban thường vụ Quốc hội cịn có những mặt hạn chế mà một trong những nguyên nhân là do cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động chưa ngang tầm với vị trí, vai trị của Ủy ban thường vụ Quốc hội trong thời kỳ đổi mới đất nước.
Để khắc phục những yếu kém trong hoạt động của Ủy ban thường vụ Quốc hội nói chung cũng như hoạt động lập pháp trong lĩnh vực kinh tế - xã hội nói riêng, về góc độ tổ chức, xin nêu ra một số giải pháp về tăng cường và kiện toàn hơn nữa cơ cấu, tổ chức của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Tổ chức của Ủy ban thường vụ Quốc hội tại các khóa Quốc hội gần đây (khóa X, XI và XII) được thực hiện theo hướng gọn nhẹ, với số lượng thành viên khiêm tốn (với 15 Ủy viên tại khóa X và 13 Ủy viên tại khóa XI, 18 Ủy viên tại khóa XII) nhưng lại là những thành viên hoạt động chuyên trách, do vậy có điều kiện tập trung cơng sức, thời gian để thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Về cơ cấu thành phần của Ủy ban thường vụ Quốc hội đã giúp cho Ủy ban thường vụ phát huy được sức mạnh của mình, việc kiêm nhiệm của các thành viên trong các cơ quan khác của Quốc hội đã góp phần trở lại đối với hoạt động chung của Ủy ban thường vụ Quốc hội cũng như giúp cho việc phục vụ Ủy ban thường vụ Quốc hội, Quốc hội của các cơ quan chuyên môn đạt hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, với cơ cấu, số lượng Ủy viên như hiện nay so với khối lượng công việc hết sức nặng nề của Ủy ban thường vụ trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước; đặc biệt với thực tiễn địi hỏi chưa thể hạn chế thẩm quyền ban hành Pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội thì việc tiếp tục kiện tồn tổ chức và hoạt động Ủy ban thường vụ Quốc hội là điều tất yếu. Để đạt được điều này, Ủy ban thường vụ Quốc hội cần được nghiên cứu đổi mới về mặt tổ chức như sau:
Cần tăng cường số Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội hoạt động theo chế độ chuyên trách lên ít nhất là 30 thành viên. Với cơ cấu: ngoài số Ủy viên là Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Quốc hội và các Ủy viên phụ trách Hội đồng dân tộc và các Ủy ban, Văn phịng Quốc hội, thì mỗi cơ quan chun mơn của Quốc hội nên có ít nhất 02 thành viên chuyên trách đồng thời là Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Ngoài ra, số thành viên cịn lại là những đại biểu Quốc hội có năng lực, trình độ chun mơn về các lĩnh vực. Với số lượng và cơ cấu tổ chức Ủy ban thường vụ Quốc hội như vậy sẽ đảm bảo được hoạt động của Ủy ban thường vụ Quốc hội có hiệu quả, khắc phục sự làm việc quá tải, cũng như những hạn chế về mặt tổ chức như hiện nay, làm ảnh hưởng đến kết quả việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban thường vụ Quốc hội; đặc biệt trong việc xem xét, cho ý kiến về báo cáo kinh tế - xã hội trước khi trình Quốc hội cũng như trong hoạt động giám sát việc thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về tình hình kinh tế - xã hội. Việc phân cơng trách nhiệm của các ủy viên cần được cụ thể, hợp lý để tạo điều kiện cho các thành viên Ủy ban thường vụ chủ động tiếp cận công việc. Đặc biệt cần tăng cường số lượng thành viên có chun mơn về lĩnh vực kinh tế và pháp luật, bởi lẽ đây là những mảng hoạt động rất quan trọng của Ủy ban thường vụ Quốc hội.