Về quy trình thơng qua luật, pháp lệnh 1 Những kết quả đạt đƣợc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của Quốc hội trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế ở Việt Nam (Trang 63 - 68)

2.2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc

Nhìn lại cơng tác lập pháp trong những năm qua cho thấy, nhìn chung chất lượng hoạt động xem xét, thông qua các dự án luật nói chung và các dự án luật trong lĩnh vực kinh tế nói riêng tại kỳ họp Quốc hội ngày càng được nâng cao; quy trình tổ chức thực hiện đã từng bước hoàn thiện theo hướng hợp lý, khoa học. Trong lĩnh vực kinh tế, nhiều dự án được xem xét, thơng qua với tính chất chun ngành phức tạp như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm… đòi hỏi phải có hiểu biết sâu về chuyên môn cũng đã được các đại biểu Quốc hội xem xét thấu đáo, kiến nghị nhiều nội dung xác đáng, qua đó các đạo luật được thơng qua mang tính khả thi cao. Có

được tiến bộ này là do trình độ đại biểu qua các khóa được nâng lên rõ rệt. Theo thống kê, Quốc hội khóa XII có 493 đại biểu, trình độ đại học và trên đại học chiếm

95,99 % (Khóa XI: 498 đại biểu, trình độ đại học và trên đại học 93,37%) [37, tr.

235-236], đây là một tỷ lệ cao nếu so với các khóa Quốc hội trước đây. Đặc biệt, các đại biểu Quốc hội hoạt động trong lĩnh vực kinh tế chiếm một tỷ lệ đáng kể. Do vậy, với trí tuệ tập thể, các dự án luật về kinh tế đã được xem xét, chỉnh lý, hồn thiện và thơng qua với chất lượng khả quan. Mặt khác, quy trình xem xét, thơng qua cũng được ngày một cải tiến theo hướng khoa học, hoàn thiện. Đội ngũ cán bộ phục vụ cũng được tăng cường cả về số lượng lẫn chất lượng. Phương tiện thơng tin, máy móc, thiết bị cũng được đáp ứng kịp thời với công nghệ hiện đại. Chính vì vậy, nếu so với trước đây, thì thời gian thơng qua các dự án cũng ngày được rút ngắn, nhiều dự án được thông qua chỉ với hai phần ba khoảng thời gian dự kiến. Có thể thấy, những tiến bộ trong khâu xem xét, thông qua dự án luật tại kỳ họp Quốc hội được thể hiện cụ thể trên các mặt sau:

Về việc thuyết trình dự án luật: Đây là bước đầu tiên và bắt buộc trong trình

tự xem xét, thơng qua dự án luật tại kỳ họp Quốc hội. Việc thuyết trình được thực hiện bằng việc đại diện cơ quan trình đọc tờ trình về dự án luật trước Quốc hội. Thơng thường, tờ trình Quốc hội về dự án luật gồm các nội dung như quan điểm chỉ đạo việc ban hành, sửa đổi luật; sự cần thiết ban hành luật; sơ lược quá trình soạn thảo, trong đó có khảo sát thực tiễn trong nước và nước ngoài, tổng kết thực tiễn thi hành các văn bản hiện hành có liên quan; những nội dung cơ bản của dự án luật, bố cục, những vấn đề cịn có nhiều ý kiến khác nhau… Thời gian qua, có nhiều tờ trình về dự án luật đã được xây dựng công phu, thể hiện được đầy đủ, chi tiết các nội dung trên, tạo cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọng giúp các đại biểu Quốc hội nắm bắt được những vấn đề về dự án luật một cách toàn diện hơn .

Về thuyết trình dự án luật thời gian qua cũng thường được bố trí vào những ngày đầu tiên của kỳ họp nhằm đảm bào cho các cơ quan chỉnh lý dự án luật có đầy đủ quỹ thời gian để nghiên cứu, tiếp thu ý kiến các đại biểu Quốc hội tại các phiên họp thảo luận và các ý kiến đóng góp bằng văn bản của đại biểu Quốc hội.

Về việc thảo luận dự án luật: Bằng việc thảo luận, các vấn đề của dự án luật

được các đại biểu phân tích, tranh luận, trao đổi ý kiến; trên cơ sở đó Ban soạn thảo, Ủy ban thẩm tra và Đoàn Thư ký kỳ họp sẽ chỉnh lý, hoàn thiện dự án. Theo quy

định hiện hành việc thảo luận dự án luật tại kỳ họp có thể tiến hành theo các hình thức sau:

Thảo luận tại phiên họp toàn thể; Thảo luận tại tổ đại biểu Quốc hội;

Thảo luận tại Hội đồng dân tộc, tại các Ủy ban của Quốc hội Thảo luận tại tiểu ban chuyên đề.

Tuy nhiên, thực tiễn hoạt động thảo luận dự án luật thời gian qua cho thấy, việc thảo luận mới chỉ được tiến hành dưới 2 hình thức là thảo luận tại phiên họp toàn thể, thảo luận tại tổ đại biểu Quốc hội và một số cơ quan của Quốc hội có tổ chức cho ý kiến, thảo luận vào các dự án luật, pháp lệnh.

Về hình thức thảo luận tại tổ, đồn đại biểu Quốc hội: Việc thảo luận tại

các tổ, các đoàn là giai đoạn các đại biểu có dịp trao đổi ý kiến về dự án, qua đó nắm vững hơn về các vấn đề nổi cộm của dự án; đồng thời qua trao đổi, các đại biểu có thể chuẩn bị chính kiến riêng của mình hoặc của tổ về dự án phục vụ cho phiên họp toàn thể. Thời gian qua, việc thảo luận tại tổ đã được chú trọng đúng mức; ngay từ khâu chuẩn bị cho thảo luận, ngoài các tài liệu liên quan đến dự án luật như dự thảo, tờ trình, báo cáo thẩm tra, Đoàn Thư ký kỳ họp đã phối hợp với Ủy ban thẩm tra gửi đến các tổ, đoàn đại biểu Quốc hội bản gợi ý cho những vấn đề cần tập trung thảo luận giúp các đại biểu chú trọng và các định hướng chính khi thảo luận. Nội dung thảo luận các phiên thảo luận cũng đã tập trung vào các vấn đề trọng tâm của dự án luật và được lập thành biên bản gửi đến Đoàn Thư ký kỳ họp.

Về giai đoạn thảo luận, thông qua dự án luật tại phiên họp toàn thể:

Những năm gần đây, trong q trình xem xét, thơng qua dự án luật, Quốc hội đã rất chú trọng khâu thảo luận tại phiên họp toàn thể. Việc thảo luận tại phiên họp toàn thể đã chiếm một khoảng thời gian khơng ít trong kỳ họp. Các đại biểu Quốc hội có thể phát biểu ý kiến với tư cách cá nhận hoặc thay mặt đoàn đại biểu; chất lượng ý kiến đóng góp cũng được nâng lên rõ rệt, các ý kiến tỏ rõ quan điểm, có sự phân tích và những đề xuất đúng đắn, tạo khơng khí thảo luận sơi nổi, có tác dụng thiết thực đối với việc hoàn thiện dự án.

Đối với những vấn đề cịn có nhiều ý kiến khác nhau, Chủ tọa phiên họp có thể yêu cầu Quốc hội biểu quyết hoặc yêu cầu Đoàn Thư ký chuẩn bị phiếu xin ý kiến gửi các đại biểu Quốc hội để có phương án quyết định khách quan, đúng đắn, tiết kiệm được thời gian tại phiên họp toàn thể.

Về việc giải trình bổ sung và tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội:

Trên cơ sở ý kiến thảo luận của các đại biểu Quốc hội được tập hợp chi tiết trong báo cáo tổng hợp, Cơ quan soạn thảo, Cơ quan thẩm tra, Đoàn Thư ký kỳ họp tổ chức tiếp thu chỉnh lý dự án luật và giải trình về những vấn đề chưa được trình bày cụ thể trong tờ trình hoặc những vấn đề đại biểu yêu cầu giải thích bổ sung. Trước khi Quốc hội biểu quyết thông qua dự án luật, đại diện Cơ quan soạn thảo đọc bản thuyết trình việc tiếp thu ý kiến đại biểu. Thời gian qua, công việc này được thực hiện tương đối hiệu quả với sự phối hợp chặt chẽ của Cơ quan soạn thảo, Cơ quan thẩm tra, Đoàn Thư ký. Các báo cáo tiếp thu, giải trình chi tiết các vấn đề đại biểu Quốc hội chưa thơng suốt đã có ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng dự án luật đồng thời cũng tiết kiệm đáng kể thời gian xem xét, thông qua.

Việc biểu quyết thông qua dự án luật tại kỳ họp: Biểu quyết thông qua

dự án luật là khâu cuối cùng trong q trình xem xét, thơng qua dự án luật tại kỳ họp. Thông qua biểu quyết, đại biểu thể hiện quan điểm về mỗi vấn đề và toàn bộ dự án. Theo quy định của Luật tổ chức Quốc hội thì việc biểu quyết được thực hiện theo phương thức biểu quyết những điều, chương còn ý kiến khác nhau, sau đó biểu quyết tồn bộ dự án luật hoặc biểu quyết toàn bộ dự án luật một lần và dự án luật chỉ được thơng qua khi có q nửa tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.

Thời gian qua, việc biểu quyết thông qua dự án luật tại kỳ họp Quốc hội đã thể hiện được tính dân chủ thực sự trong hoạt động lập pháp của Quốc hội. Do đó nội dung các dự án luật được thông qua bảo đảm được yêu cầu thể hiện được chính kiến của các đại biểu Quốc hội một cách tập trung, dân chủ, góp phần nâng cao chất lượng các dự án luật được thông qua.

2.2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân

Trước quá trình phát triển của nền kinh tế thị trường, nhu cầu ban hành luật, pháp lệnh ngày càng lớn và bức xúc; đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế, số dự án luật

trình để xem xét thơng qua tại mỗi kỳ họp Quốc hội chiếm không dưới một nửa tổng số dự án. Trong điều kiện phần lớn các đại biểu Quốc hội hoạt động kiêm nhiệm, để bảo đảm cho các đại biểu Quốc hội trong một khoảng thời gian có hạn của kỳ họp có thể xem xét, thơng qua các dự án luật với hiệu quả chất lượng cao là điều khó khăn. Thời gian qua, mặc dù, quy trình xem xét, thơng qua dự án luật tại kỳ họp đã có những cải tiến đáng kể, tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện cũng còn phát sinh những vướng mắc nhất định, cụ thể trên các mặt sau:

Về thuyết trình dự án luật: Thực tế cho thấy, bên cạnh những tờ trình thể

hiện được đầy đủ, chi tiết các nội dung như quan điểm chỉ đạo của việc ban hành, sửa đổi luật, sự cần thiết ban hành luật; sơ lược quá trình soạn thảo, những nội dung cơ bản của dự án luật… thì cịn khơng ít tờ trình của dự án luật chưa thể hiện được đầy đủ các nội dung đặt ra.

Việc nghiên cứu, xem xét tờ trình về dự án luật của các đại biểu Quốc hội thời gian qua cũng còn gặp nhiều vướng mắc nhất định. Theo quy định của Luật tổ chức Quốc hội thì các dự án luật trình Quốc hội xem xét, thơng qua phải được gửi đến đại biểu 20 ngày trước khi khai mạc kỳ họp kèm theo tờ trình. Tuy nhiên, quy định này khơng phải được thực hiện trong tất cả các trường hợp; do vậy, thời gian để các đại biểu nghiên cứu tài liệu còn hạn chế.

Về việc thảo luận dự án luật: Việc tiến hành thảo luận về các dự án luật

tại tổ đại biểu Quốc hội cũng như thảo luận tại phiên họp tồn thể thời gian qua đã có những bước cải tiến đáng kể, tuy nhiên, so với yêu cầu đặt ra thì cũng còn những hạn chế nhất định. Trong thời gian hạn hẹp của kỳ họp, việc thảo luận đơi khi cịn dàn trải, tập trung vào nhiều vấn đề mang tính kỹ thuật. Xuất phát từ tính chất hoạt động, đặc điểm về tổ chức của Quốc hội, hàng năm Quốc hội chỉ họp 2 kỳ với khoảng thời gian ngắn, trong khi đó số lượng các dự án luật được xem xét thông qua trong mỗi kỳ tương đối lớn so với quỹ thời gian, để vừa đảm bảo chất lượng dự án được thông qua lại vừa bảo đảm được tiến độ thời gian thì Quốc hội cần tập trung xem xét, thảo luận những vấn đề về kỹ thuật, cách thể hiện văn bản sẽ do các chuyên gia đảm nhiệm. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, trong q trình xem xét, thơng qua dự án luật, việc thảo luận đôi khi đi sâu vào những vấn đề mang tính kỹ thuật như xem xét bố cục, cách hành văn, câu chữ… điều này làm mất không ít thời gian của phiên họp. Nguyên

nhân của tình trạng này một phần là do khâu soạn thảo dự án luật chưa thực sự kỹ lưỡng, công phu, song một phần cũng còn do khâu thẩm tra có những hạn chế nhất định. Cụ thể là tại các phiên họp thẩm tra, số lượng các thành viên của Ủy ban thẩm tra thường không đầy đủ. Việc vắng mặt của các thành viên Ủy ban không chỉ làm ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo thẩm tra mà còn ảnh hưởng đến thời gian phiên họp toàn thể để xem xét, thông qua dự án luật. Vì vắng mặt tại phiên họp thẩm tra, các thành viên chưa có dịp để phát biểu ý kiến của mình, nên tại phiên họp tồn thể một phần thời gian đã phải dành để các thành viên này đóng góp ý kiến, trong đó có những ý kiến về kỹ thuật, câu chữ.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của Quốc hội trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế ở Việt Nam (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)