2.1.2.1. Những kết quả đạt đƣợc
Hệ thống pháp luật về kinh tế trong những năm qua đã thể chế hóa kịp thời đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng về phát triển kinh tế, hình thành khn khổ pháp luật quan trọng để phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Những thành tựu của hệ thống pháp luật kinh tế thể hiện trên các mặt cơ bản sau đây:
Một là, góp phần hình thành cơ chế quản lý kinh tế mới. Thể chế hóa đường
lối đổi mới kinh tế của Đảng và nhà nước, hệ thống luật, pháp lệnh về kinh tế trong những năm qua trở thành công cụ quan trọng điều tiết nền kinh tế. Nếu như trước đây nhà nước quản lý kinh tế chủ yếu bằng chính sách, nghị quyết và các biện pháp hành chính, mệnh lệnh thì từ khi đổi mới đến nay, pháp luật đã dần trở thành công cụ quản lý chủ yếu. Các quan hệ kinh tế đã được hình thành trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế được nhà nước công nhận và bảo hộ bằng pháp luật, trong đó có các quyền quan trọng như các quyền tự do kinh doanh, quyền sở hữu tài sản…
Hai là, góp phần làm đa dạng hóa các thành phần kinh tế. Chính sách phát triển
nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần đã được thể chế hóa kịp thời bằng hệ thống pháp luật ngay từ những năm đầu của thời kỳ đổi mới. Sự ra đời của các đạo luật như Luật công ty, Luật doanh nghiệp tư nhân, Luật đầu tư nước ngồi tại Việt nam, Luật khuyến khích đầu tư trong nước, Luật doanh nghiệp nhà nước, Luật hợp tác xã và mới đây là Luật doanh nghiệp… đã thể hiện: “Nhà nước phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thì trường, có sự quản lý của nhà nước, theo định
hướng xã hội chủ nghĩa.” [41, Điều 15]. Sau hơn 20 năm đổi mới, trên cơ sở các đạo
luật, đông đảo các doanh nghiệp với nhiều hình thức sở hữu khác nhau đã được hình thành và phát triển, thu hút vốn đầu tư trong, ngồi nước, đóng góp nguồn thu quan trọng cho ngân sách nhà nước, tạo công ăn việc làm cho hàng triệu người lao động, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần mở rộng kinh tế đối ngoại.
Ba là, thúc đẩy phát triển giao lưu kinh tế - thương mại, mở rộng thị trường.
Để thể chế hóa các chính sách của Đảng và nhà nước trong việc khuyến khích phát triển các ngành thương mại, dịch vụ, tạo cơ sở pháp lý cho các giao dịch kinh tế, dân sự, nhà nước đã kịp thời ban hành các đạo luật quan trọng như Bộ luật dân sự, Luật hàng không dân dụng Việt Nam, Bộ luật hàng hải, Luật thương mại, Pháp lệnh du lịch… Các văn bản này có ý nghĩa quan trọng trong việc góp phân thúc đẩy các quan hệ kinh tế, mở rộng các lĩnh vực dịch vụ, bảo đảm tính tuân thủ pháp luật và tính hiệu quả của các giao dịch; tạo điều kiện nâng cao chất lượng dịch vụ, phục vụ tích cực cho q trình đổi mới kinh tế, góp phần nâng cao đời sống nhân dân.
Bốn là, góp phần ổn định và lành mạnh hóa nền tài chính quốc gia. Bằng
việc thể chế hóa các chính sách tài chính, trong các đạo luật như các luật về thuế, Luật Ngân sách nhà nước, Luật kế tốn, Luật thống kê, Pháp lệnh phí và lệ phí… Hệ thống pháp luật về tài chính – ngân sách đã góp phần quan trọng vào việc tăng cường khả năng, tiềm lực tài chính của đất nước; thực hiện quản lý thống nhất nền tài chính quốc gia; từng bước xây dựng ngân sách nhà nước lành mạnh; thúc đẩy việc sử dụng vốn và tài sản nhà nước tiết kiệm, hiệu quả. Ngoài ra, sự ra đời của hệ thống pháp luật về tiền tệ - tín dụng (Pháp lệnh rồi sau đó là Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam, Luật các tổ chức tín dụng, Luật kinh doanh bảo hiểm, Pháp lệnh thương phiếu…) đã thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển thị trường vốn và tiền tệ với các hình thức đa dạng, cũng như hệ thống ngân hàng, thể chế tài chính phi ngân hàng, các công ty bảo hiểm, các quỹ đầu tư… nhằm thu hút các nguồn vốn trong xã hội, tạo nguồn lực phát triển kinh tế, giữ vững sự ổn định của nền tài chính.