Vai trò phối hợp hoạt động của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của Quốc hội trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế ở Việt Nam (Trang 71 - 72)

của Quốc hội

Qua tổng thể thực tế hoạt động của Quốc hội các khóa gần đây, từ khóa IX đến khóa XI có thể khẳng định rằng, hoạt động của Quốc hội đối với lĩnh vực kinh tế, trong đó có những vấn đề liên quan đến pháp luật kinh tế đã có nhiều chuyển biến và thu được nhiều kết quả. Hàng năm, Quốc hội đã dành nhiều thời gian để xem xét, cho ý kiến, thẩm định và thông qua các luật về kinh tế cũng như việc giám sát thực hiện. Từ đó dần dần hạn chế bớt tính hình thức và đã khẳng định được vị trí và vai trị của Quốc hội trong lĩnh vực kinh tế nói chung, lĩnh vực pháp luật liên quan đến kinh tế nói riêng. Đạt được kết quả đó trước hết cũng phải thừa nhận có sự tích cực hoạt động của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, trong đó có yếu tố phối hợp hoạt động giữa các cơ quan này.

Xuất pháp từ sự phân chia trách nhiệm quyền hạn giữa các cơ quan chức năng của Quốc hội nói trên, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội theo dõi về các hoạt động thuộc lĩnh vực kinh tế. Bên cạnh đó Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban khác có trách nhiệm phối hợp cùng Ủy ban Kinh tế tham mưu, đề xuất những vấn đề nổi lên về lĩnh vực kinh tế thuộc lĩnh vực mà Hội đồng dân tộc và Ủy ban đó theo dõi cho Ủy ban thường vụ Quốc hội và Quốc hội.

Theo chức năng nhiệm vụ của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban khác của Quốc hội thì trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban Kinh tế của Quốc hội thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác về lĩnh vực kinh tế do Chính phủ trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội và giám sát việc thực hiện pháp luật kinh tế.

Theo quy đinh như trên, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban khác của Quốc hội chỉ có trách nhiệm phối hợp hoặc giám sát, chứ chưa chủ động tham gia hay đề xuất phương án xây dựng luật thuộc lĩnh vực kinh tế cho Chính phủ, các Bộ, ngành thuộc lĩnh vực mình theo dõi trước Quốc hội. Điều này làm giảm tính năng động cũng như khơng phát huy được vai trị của các cơ quan này của Quốc hội tham gia vào trong q trình lập pháp nói chung và lập pháp trong lĩnh vực kinh tế nói riêng.

Đồng thời, có thực tế là sự phối hợp của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội chưa được thường xuyên và cũng chưa có hiệu quả cao. Hoạt động của

Hội đồng dân tộc và các Ủy ban thường khép kín, sự phối hợp mang nặng tính sự vụ và gián đoạn, nó chỉ xảy ra khi có u cầu mang tính chất thời điểm như trong các kỳ họp của Quốc hội, của Ủy ban thường vụ Quốc hội hay trong những đợt cơng tác mang tính chất liên Ủy ban.

Điều này xuất phát từ chỗ Hội đồng dân tộc và các Ủy ban chuyên môn khác chưa coi trọng tới vấn đề theo dõi, tham mưu cho Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội về lĩnh vực pháp luật kinh tế liên quan đến hoạt động của Ủy ban mình; chưa cử các thành viên Ủy ban, cán bộ, chuyên viên các Vụ giúp việc thường xuyên theo dõi về vấn đề kinh tế liên quan đến hoạt động của Ủy ban mình. Mọi vấn đề liên quan đến kinh tế đều ỷ lại cho Ủy ban Kinh tế. Vì vậy, chất lượng cơng việc giúp Quốc hội trong công tác liên quan đến kinh tế chưa thật sự có hiệu quả cao.

Ngồi ra, cơng tác phối hợp trong hoạt động thẩm tra giám sát về kinh tế chưa được tổ chức tốt. Trên thực tế, nhiều khi Hội đồng dân tộc và các Ủy ban tổ chức các đoàn đi giám sát về một địa phương còn trùng chéo trong một thời gian hoặc trùng lắp về một nội dung: Ủy ban đối ngoại và Ủy ban Kinh tế còn trùng lặp trong giám sát thực hiện vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) …

Mặc khác, trên thực tế các cơ quan của Quốc hội mới chỉ dừng lại ở việc xem xét và thẩm định một cách chung nhất những vấn đề thuộc lĩnh vực kinh tế nói chung và các vấn đề liên quan đến việc lập pháp trong lĩnh vực kinh tế nói riêng do Chính phủ trình, mà chưa đủ khả năng hoặc chưa phát huy hết được khả năng để phản biện hoặc tự mình đề ra sáng kiến luật trình ra Quốc hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của Quốc hội trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế ở Việt Nam (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)