kinh tế trong bối cảnh hội nhập và sau tác động suy thối kinh tế tồn cầu
1.3.1. Vai trò của Quốc hội đối với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế trong bối cảnh hội nhập kinh tế trong bối cảnh hội nhập
Tiếp tục đường lối đổi mới đất nước, Đại hội Đảng lần thứ IX đã đề ra chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010:“Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém
phát triển; nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân; tạo nền tảng để năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước cơng nghiệp hóa theo hướng hiện đại.” [18, tr. 159].
Trên cơ sở nhận thức tồn cầu hóa kinh tế là xu thế khách quan, Đảng ta xác định trong những nội dung để thực hiện thành công chiến lược phát triển kinh tế-xã hội là phải gắn chặt việc xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; chủ động hội nhập, tranh thủ mọi thời cơ để phát triển trên nguyên tắc giữ vững độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, chủ quyền quốc gia và bản sắc văn hóa dân tộc; bình đẳng cùng có lợi, vừa hợp tác, vừa đấu tranh và đa dạng hóa các quan hệ kinh tế đối ngoại.
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và mở rộng giao lưu, hợp tác trên nhiều lĩnh vực cũng gây áp lực đối với quá trình lập pháp của nước ta. Đòi hỏi các cam kết quốc tế phải được thực hiện với đảm bảo về mặt pháp lý. Như khi Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) tháng 11/2006. Các nguyên tắc của Tổ
chức thương mại thế giới (WTO) mang tính áp dụng bắt buộc đã ảnh hưởng đáng kể đến việc hình thành và phát triển chế định pháp luật trong mối quan hệ thương mại giữa các quốc gia. Các nguyên tắc của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã trở thành “luật chơi chung” cho nền thương mại quốc tế hiện đại. Điều này đã buộc quá trình xây dựng pháp luật của nước ta đặc biệt là đối với hệ thống pháp luật về kinh tế có những thay đổi, theo nguyên tắc: minh bạch, cơng khai, đảm bảo quyền khiếu kiện.
Vì vậy, để gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), bất kỳ nước nào xin gia nhập cũng cần sửa đổi hệ thống pháp luật nói chung và hệ thống pháp luật kinh tế nói riêng của mình để phù hợp với các quy định của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Do đó, trong q trình đàm phán gia nhập, các nước xin gia nhập đều được yêu cầu xây dựng một chương trình hành động để điều chỉnh hệ thống pháp luật. Việc sửa đổi, bổ sung, hồn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam, khơng chỉ nhằm tạo cơ sở pháp lý đồng bộ cho quá trình Việt Nam đàm phán và gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) mà còn phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội toàn diện của đất nước.
Trong nền kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập, nhà nước quản lý và điều hành nền kinh tế bằng luật pháp và công cụ kinh tế. Hoạt động kinh tế, tài chính phải tuân thủ luật pháp được xây dựng và thể chế hóa trên nền tảng đường lối chủ trương phát triển kinh tế của Đảng và nhà nước, đồng thời phải tuân thủ các nguyên tắc thương mại quốc tế, tôn trọng các cam kết mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập các tổ chức quốc tế.
Như vậy, nhiệm vụ của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội trong việc hồn thiện hệ thống pháp luật nói chung, hệ thống pháp luật kinh tế nói riêng trong giai đoạn hiện nay là cần có sự đổi mới cả về tổ chức, bộ máy, cơ cấu và phương thức hoạt động, nâng cao chất lượng thẩm tra các dự án, nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động giám sát xác định dựa trên chiến lược phát triển kinh tế - xã hội từ năm 2001 đến 2010 – chiến lược đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước cơng nghiệp. Đẩy mạnh việc xây dựng và hồn thiện khung pháp luật phù hợp với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa… Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung pháp luật hiện hành phù hợp với yêu cầu thực hiện chiến lược kinh tế xã hội và yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.