Các quan điểm chỉ đạo và phƣơng hƣớng hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của Quốc hội trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế ở Việt Nam (Trang 82 - 84)

3.1. Các quan điểm chỉ đạo và phƣơng hƣớng hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế ở Việt Nam hiện nay luật về kinh tế ở Việt Nam hiện nay

Việc tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động lập pháp của Quốc hội là một trong những yêu cầu cấp thiết của cơng cuộc đổi mới tồn diện đất nước trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, ngoại giao và quốc phòng. Nhiệm vụ quan trọng này đã được ghi nhận trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X: “Đổi mới hơn nữa quy trình xây dựng luật, giảm mạnh việc ban hành pháp lệnh.

Thực hiện tốt hơn nhiệm vụ quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và chức năng giám sát tối cao” [19, tr. 126]. Việc đổi mới quy trình xây dựng luật nói chung trong lĩnh vực kinh tế nói riêng của Quốc hội phải xuất phát từ các quan điểm của Đảng và tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật.

Việc kịp thời thể chế hoá đường lối của Đảng trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế của Quốc hội phải nhằm đạt được những mục đích sau đây:

Hoạt động lập pháp của Quốc hội phải nhanh chóng tạo ra một hệ thống pháp luật đồng bộ, đầy đủ để điều chỉnh các lĩnh vực then chốt của đời sống kinh tế - xã hội. Trong hoạt động này, Quốc hội cần chú ý không chỉ tăng cường số lượng các văn bản pháp luật, bộ luật được ban hành mà còn phải chú trọng đến tính tồn diện, đồng bộ, thống nhất của các văn bản này trong hệ thống pháp luật thống nhất.

Mỗi đạo luật, bộ luật được ban hành phải có chất lượng cao, phải đảm bảo được các tiêu chí sau: phản ánh đúng những quy luật khách quan của sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự điều tiết của nhà nước; đảm bảo sự tham gia ý kiến của nhân dân vào dự án luật; đảm bảo chất lượng của kỹ thuật lập pháp, v.v…

Xây dựng pháp luật và các cơ chế chính sách bảo đảm kích thích mạnh mẽ sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế với năng suất, chất lượng hiệu quả cao, tạo ra nguồn tích lũy ngày càng tăng cho cá nhân, doanh nghiệp và cho nhà nước.

Để nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế, cần có kế hoạch chỉ đạo thực hiện áp dụng đồng bộ các giải pháp sau:

Một là, thay đổi quan niệm ban hành luật: luật ban hành để áp dụng, vì vậy

khơng thể dùng lại ở những quy định chung mà cần phải đạt được sự cụ thể, chi tiết và rõ ràng tối đa có thể cho phép, có như vậy chúng ta mới giảm được căn bản số lượng các văn bản hướng dẫn.

Hai là, nâng cao cơ bản chất lượng công tác chuẩn bị và dự thảo các văn bản

pháp quy trên các phương tiện: nội dung, hình thức văn bản, phạm vi, đối tượng điều chỉnh minh bạch và ngơn từ pháp lý phải dứt khốt, rõ ràng, trong sáng, đơn nghĩa, đảm bảo nội dung pháp lý của từng điều khoản, cả văn bản được hiểu nhất quán từ mọi phía. Dự thảo các văn bản pháp quy phải được chuẩn bị thực sự chu đáo, xem xét một cách toàn diện nhằm đảm bảo sự ổn định tương đối của cơ sở pháp lý và khắc phục được căn bản căn bệnh thường xuyên điều chỉnh, sửa đổi hiện nay.

Ba là, luật pháp kinh tế có quan hệ nội tại rất chặt chẽ, vì vậy nguyên tắc

đồng bộ, thống nhất, nhất quán của luật là phải được đặc biệt chú ý và tn thủ. Chính vì vậy phải có quy trình làm luật thật sự khoa học, nó phải được so sánh với luật hiện hành nhằm loại bỏ mâu thuẫn nội tại của văn bản pháp luật kinh tế, dự thảo các văn bản luật có sự phản biện của các tổ chức tư vấn pháp luật trước khi chính thức trình Quốc hội…Cần trưng cấu ý kiến các đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh của luật.

Bốn là, để đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế ngày càng phức tạp, đa dạng và

tham gia hợp tác quốc tế địi hỏi luật pháp kinh tế phải có hiệu lực pháp lý cao, rõ ràng, minh bạch và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Năm là, để hạn chế khung, xây dựng luật chi tiết nhằm hạn chế tối đa các

văn bản hướng dẫn dưới luật, các văn bản ban hành mới cần theo hướng tập trung, không quá ôm đồm về phạm vi và đối tượng điều chỉnh. Điều này sẽ có ý nghĩa giúp cho việc soạn thảo được kỹ lưỡng, có chất lượng và thuận lợi cho việc nhanh chóng thơng qua. Đảm bảo quy trình lập pháp khoa học trên cơ sở chuẩn mực, yêu cầu cụ thể về xây dựng luật, kiên quyết không xem xét các văn bản pháp luật kém chất lượng, không đủ tiêu chuẩn và yêu cầu.

Sáu là, tăng cường năng lực cho Đại biểu Quốc hội trong việc thực hiện

quyền lập pháp được Hiến pháp quy định; cải tiến, nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan của Quốc hội trong công tác thẩm tra pháp luật của các cơ quan của Quốc hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của Quốc hội trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế ở Việt Nam (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)