Chế độ pháp lý của quan hệ tài sản giữa các thành viên trong gia đình được phân loại như sau:
- Chế độ pháp lý về quan hệ tài sản giữa vợ và chồng:
Chế độ pháp lý này xuất phát từ quan hệ hôn nhân hợp pháp giữa người nam và nữ. Tức là hai bên phải đáp ứng được các yêu cầu của pháp luật về mặt chủ thể như đủ năng lực hành vi dân sự, đủ độ tuổi kết hôn, tự nguyện, không phạm điều cấm... Chế độ tài sản giữa vợ và chồng được quy định rất rõ ràng, đầy đủ nhằm đào bảo quyền lợi của gia đình và lợi ích của mỗi bên vợ chồng. Hình thức sở hữu đối với tài sản chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất. Những tài sản do vợ chồng tạo ra, những thu nhập hợp pháp của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân đều được coi là tài sản chung của vợ chồng (trừ trường hợp tài sản đó có nguồn gốc là tài sản riêng của vợ hoặc chồng hay vợ chồng có thỏa thuận khác). Như vậy, tài sản do vợ hoặc chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân chứa đựng cả công sức của vợ lẫn chồng. Ở hình thức sở hữu chung hợp nhất khơng có việc xác định tỷ lệ phần tài sản của mỗi người.
Các bên trong quan hệ sở hữu chung hợp nhất đều có quyền ngang nhau đối với tài sản chung (không phải là phần tài sản cụ thể). Sở hữu chung khơng có sự phân chia và chỉ được phân chia khi chấm dứt quan hệ sở hữu chung. Trong sở hữu chung hợp nhất khơng có sự thay thế vị trí của một đồng sở hữu bằng một chủ thể khác mà chỉ có thể chuyển cho đồng sở hữu kia. Sở dĩ như vậy là vì quan hệ sở hữu chung hợp nhất chỉ phát sinh giữa các chủ thể gắn bó với nhau bởi tình cảm gia đình. Đặc điểm của sở hữu chung vợ chồng đó là sự bình đẳng giữa vợ và chồng đối với tài sản chung dù đó là tài sản gì, và pháp luật cũng dự liệu cả những tài sản mà vợ chồng khơng chứng minh được đó là tài sản riêng của mình. Trên thực tế, đối với hơn nhân hợp pháp việc chia tách tài sản của một trong hai người đồng nghĩa với việc chia tách tài sản chung vì trong quan hệ này chỉ có hai chủ thể tham gia với tư cách là đồng sở hữu chủ. Đối với hôn nhân thực tế (được pháp luật thừa nhận) thì tài sản chung cũng thuộc sở hữu chung hợp nhất. Đối với hôn nhân không được công nhận là hôn nhân thực tế thì việc chia tách tài sản chung được giải quyết theo hình thức sở hữu chung theo phần. Tuy nhiên, sở hữu chung vợ chồng chỉ tồn tại khi có quan hệ hôn nhân tức là chỉ tồn tại trong thời kỳ hôn nhân và chấm dứt khi khơng cịn quan hệ hơn nhân nữa hoặc một bên chết. Việc định đoạt tài sản chung của vợ chồng phải có sự đồng ý của người kia, trừ những trường hợp sử dụng tài sản chung để phục vụ các nhu cầu thiết yếu của gia đình.
- Chế độ pháp lý về quan hệ tài sản giữa cha mẹ và con:
Thực chất, quan hệ cha mẹ và con cái không nhất thiết phải xuất phát từ quan hệ hơn nhân (ví dụ: con ngồi giá thú). Đây là mối quan hệ ràng buộc hai bên dù có hôn nhân hay không, dù đang trong thời kỳ hôn nhân hay đã chấm dứt hôn nhân. Việc trông nom, nuôi dưỡng, giáo dục con cái là nghĩa vụ và cũng là quyền lợi của cha mẹ đã được pháp luật quy định. Bên cạnh đó, con cái cũng có nghĩa vụ chăm sóc, ni dưỡng cha mẹ. Điều này được quy định dựa trên cơ sở huyết thống, tình cảm và đạo đức giữa cha mẹ và con cái. Khi con
cái chưa trưởng thành thì cha mẹ có trách nhiệm ni dưỡng, chăm sóc con cái và điều này được quy định cho cả trường hợp con thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự. Theo đó, cha mẹ là chỗ dựa cho con, là người đại diện hợp pháp của con cái khi tham gia các quan hệ pháp luật dân sự. Điều này thể hiện ở chỗ nếu con cái gây ra thiết hại cho người thứ ba thì khơng ai khác, cha mẹ là người đứng ra nhận trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, pháp luật cũng quy định trách nhiệm của con cái chăm sóc, ni dưỡng cha mẹ. Bên cạnh đó pháp luật cũng quy định trách nhiệm vật chất đối với gia đình của con đã đủ 15 tuổi có thu nhập hợp pháp cần tham gia đóng góp chăm lo đời sống chung của gia đình. Quan hệ giữa cha mẹ và con cái là mối quan hệ gần nhất, ruột thịt nhất. Ở đây, cha mẹ và con cái có trách nhiệm trực tiếp đối với nhau, trách nhiệm ràng buộc và sẽ khơng mất đi kể cả khi khơng cịn quan hệ hôn nhân giữa cha và mẹ. Điều đặc biệt là khi quan hệ cha mẹ và con là quan hệ giữa những người không cùng huyết thống (cha dượng và con riêng của vợ hay mẹ kế và con riêng của chồng) nhưng cùng sống chung dưới một mái nhà thì giữa họ vẫn có trách nhiệm đối với nhau như đối với trường hợp có quan hệ huyết thống. Có thể nói, việc pháp luật quy định như vậy luôn thể hiện sự coi trọng hạnh phúc gia đình, phát huy truyền thống tương thân tương ái, gia đình ln là chỗ dựa vững chắc cho mỗi con người, ln thể hiện tình thương trách nhiệm của mỗi thành viên trong gia đình quan tâm, chăm sóc, đùm bọc lẫn nhau.
- Chế độ pháp lý về quan hệ tài sản giữa các thành viên khác trong gia đình (ơng bà và cháu, anh chị em với nhau)
+ Ông bà và cháu là những thành viên trong gia đình và pháp luật cũng quy định trách nhiệm quan tâm, chăm sóc nhau giữa những thành viên này. Trên thực tế, gia đình Việt Nam thường sống chung ba thế hệ (ông bà, cha mẹ, con cái), đây là kiểu gia đình truyền thống, trong đó thể hiện rõ trật tự trong gia đình kính trên nhường dưới, mọi người quan tâm, chăm sóc, thương
u, đùm bọc lẫn nhau. Có nhiều gia đình ơng bà là trụ cột về tinh thần và về kinh tế, chăm lo cho cả gia đình, con cháu đều trong vịng tay che chở của ơng bà. Có những gia đình, cha mẹ là lao động chính của gia đình, làm ra của cải vật chất ni sống cả gia đình và cũng có trường hợp con cái mới là người chèo chống cho gia đình… Tuy nhiên, ở trong trường hợp nào thì mỗi thành viên đều vì lợi ích chung của cả gia đình, đóng góp cơng sức, tiền của để duy trì gia đình mình. Có thể nói, trách nhiệm chung đối với gia đình khơng chỉ xuất phát từ những quy định của pháp luật mà chủ yếu là từ quan hệ tình cảm, huyết thống của những người trong gia đình. Thế hệ này nâng đỡ, dìu dắt thế hệ kia tạo nên một gia đình hịa thuận, đầm ấm, mỗi người đều ý thức được trách nhiệm của mình đối với người kia.
+ Trong gia đình, anh chị em là mối quan hệ ruột thịt rất gần gũi, họ đều do cha mẹ sinh ra, cùng huyết thống với nhau. Do vậy, trách nhiệm quan tâm, chăm sóc lẫn nhau là điều hiển nhiên khơng chỉ pháp luật ghi nhận mà thực tế không thể phủ nhận. Trong gia đình, anh chị lớn thương yêu, quan tâm, chăm sóc, nhường nhịn em nhỏ - đó là truyền thống của mỗi gia đình dù pháp luật có quy định hay không bởi giữa họ là những điều hết sức thân thuộc. "Chị ngã em nâng" thể hiện tinh thần luôn đùm bọc, thương yêu nhau của anh chị em trong gia đình. Pháp luật khơng quy định một cách cụ thể về chế độ tài sản giữa các thành viên trong gia đình, nhưng tựu chung mỗi người đều có trách nhiệm đóng góp sức lực, tài sản, tiền bạc theo khả năng của mình để đảm bảo cuộc sống chung của gia đình và trong khả năng của mình, mỗi thành viên có trách nhiệm giúp và được quyền giúp đỡ từ những thành viên khác. Anh chị em trong gia đình là người trong một nhà, cùng một đấng sinh thành, vì vậy phải biết thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau - "một giọt máu đào hơn ao nước lã". Pháp luật cũng quy định anh chị em có bổn phận thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau; có quyền và nghĩa vụ đùm bọc, nuôi dưỡng nhau trong trường hợp khơng cịn cha mẹ hoặc cha mẹ khơng có điều kiện chăm sóc, ni dưỡng con cái. Có thể thấy, ở đây anh chị em ở vị trí của cha mẹ
mình chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo ban nhau. Mặc dù vậy, giữa họ không thể phát sinh chế độ pháp lý như đối với quan hệ cha mẹ và con và trong quan hệ thừa kế thì anh chị em chỉ thuộc hàng thừa kế thứ hai, tức là chỉ được thừa kế tài sản của nhau khi khơng cịn ai ở hàng thừa kế thứ nhất nữa. Như vậy, quan hệ tài sản của những người trong nhóm này cũng khơng phải là trực tiếp, và trách nhiệm vật chất giữa họ chỉ phát sinh khi pháp luật quy định.