chính đáng khác
Ở đây hiểu thế nào là "có lý do chính đáng khác"của vợ, chồng để chia tài sản chung khi hơn nhân cịn tồn tại, cho đến nay dù đã có hai văn bản hướng dẫn là Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của HĐTPTANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000 và Nghị định số 70/2001/NQ-CP ngày 3/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000 nhưng vẫn chưa có một hướng dẫn đề cập vấn đề này.
Việc chưa có hướng dẫn cụ thể về "có lý do chính đáng khác" nên trong thực tiễn áp dụng luật còn gặp nhiều vướng mắc. Sự tùy tiện nhiều khi mang đậm màu sắc chủ quan của các thẩm phán khi xét xử trong việc cơng nhận có hay khơng có lý do chính đáng sẽ dẫn đến tình trạng thiếu sự thống nhất trong cách thức giải quyết của Tịa án, Tịa án này thì cho một vụ việc cụ thể nào đó là có lý do chính đáng nhưng Tịa án khác thì lại cho rằng đó khơng phải là lý do chính đáng và khơng cho chia tài sản chung của vợ chồng.
Pháp luật cần phải cụ thể hơn thế nào là có lý do chính đáng, tạo sự đồng bộ trong cách hiểu và áp dụng pháp luật của các cấp xét xử. Có thể coi là có lý do chính đáng khi thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Một bên vợ hoặc chồng bị tuyên bố mất tích theo quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tịa án.
+ Vợ chồng tính tình khơng hợp nhau nhưng con cái đã lớn hoặc là người có địa vị trong xã hội, có bằng cấp họ có mâu thuẫn với nhau nhưng khơng muốn ly hơn vì sợ ảnh hưởng đến danh dự, uy tín.
+ Một bên vợ chồng có hành vi phá tán tài sản của gia đình như rượu chè, cờ bạc, nghiện hút... thì bên kia có thể yêu cầu chia tài sản chung khi hôn nhân tồn tại.
+ Do mâu thuẫn giữa con chung và con riêng hoặc mâu thuẫn trong cách quản lý, sử dụng tài sản vì nhu cầu của gia đình.
Như vậy với việc quy định cụ thể, rõ ràng về lý do chính đáng sẽ tạo điều kiện thuận lợi, dễ dàng cho việc áp dụng của các Tòa án.