MỘT SỐ ĐỊNH HƢỚNG CỦA VIỆC HOÀN THIỆN CHẾ ĐỊNH VỀ QUAN HỆ TÀI SẢN GIỮA CÁC THÀNH VIÊN TRONG GIA ĐÌNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ tài sản giữa các thành viên trong gia đình theo luật hôn nhân và gia đình năm 2000 (Trang 91 - 93)

TRONG LUẬT HƠN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2000

3.1. MỘT SỐ ĐỊNH HƢỚNG CỦA VIỆC HOÀN THIỆN CHẾ ĐỊNH VỀ QUAN HỆ TÀI SẢN GIỮA CÁC THÀNH VIÊN TRONG GIA ĐÌNH QUAN HỆ TÀI SẢN GIỮA CÁC THÀNH VIÊN TRONG GIA ĐÌNH

Để hồn thiện chế định về quan hệ tài sản giữa các thành viên trong gia đình, chúng tơi xin đề xuất một số định hướng sau:

Thứ nhất: Kế thừa và phát triển các chế định về quan hệ tài sản đang

thực hiện có hiệu quả, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam, phù hợp với truyền thống văn hóa Việt Nam.

Về lý luận cũng như thực tiễn, quan hệ tài sản và nhân thân trong gia đình quyện chặt với nhau. Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000 là văn bản pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình hồn thiện nhất từ trước tới nay. Các chế định trong văn bản luật được xây dựng trên nguyên tắc kế thừa những thành tựu của các văn bản đã có, xây dựng và phát triển phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Chính vì vậy, việc bổ sung sửa đổi các chế định về quan hệ tài sản giữa các thành viên trong gia đình phải mang tính kế thừa và phát triển các chế định đang thực hiện có hiệu quả.

Thứ hai: Bổ sung, sửa đổi các chế định về quan hệ tài sản giữa các

thành viên trong gia đình trong Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000 tạo sự thống nhất, đồng bộ, khắc phục "lỗ hổng" pháp luật.

Do xã hội luôn biến đổi, các chế định pháp luật khơng phải có giá trị bất biến và phù hợp với mọi trường hợp. Các chế định pháp luật cũng luôn biến đổi phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội thay đổi trong quá trình triển khai trong thực tế. Các chế định chưa đầy đủ, rõ ràng, khó áp dụng trong thực tiễn hoạt

động cần bổ sung, sửa đổi. Tuy nhiên, việc bổ sung, sửa đổi các chế định về quan hệ tài sản giữa các thành viên trong gia đình cần tuân thủ các nguyên tắc:

- Chế định quan hệ tài sản giữa các thành viên trong gia đình phải là thể hiện rõ quan điểm của Đảng và Nhà nước là hướng tới con người và vì con người.

- Tạo sự thống nhất, đồng bộ của hệ thống các quy phạm giữa luật dân sự với Luật Hơn nhân và gia đình và các ngành luật khác.

Thứ ba: Bảo đảm các nguyên tắc pháp luật trong nhà nước pháp quyền,

"hội nhập", hợp tác quốc tế.

Điều 2 Hiến pháp (năm 1992, sửa đổi năm 2001) nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xác định: "Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực của nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ tri thức". Trong định hướng "hội nhập", hợp tác quốc tế với các nước trên thế giới và ở mọi lĩnh vực, các nguyên tắc pháp luật vẫn cần được đảm bảo một cách chặt chẽ.

Thứ tư: Thể hiện bảo vệ quyền phụ nữ và trẻ em, bảo vệ quyền con người.

Bên cạnh nghĩa vụ, con người sống trong xã hội ln có những quyền nhất định và được xã hội bảo vệ. Phụ nữ và trẻ em ngoài tư cách là một con người, còn là nguồn nhân lực yếu thế trong xã hội. Họ luôn cần được bảo vệ, đặc biệt, trong xã hội mang đặc thù Đông Á trong điều kiện nền kinh tế mở như Việt Nam hiện nay.

Thứ năm: Chế định quan hệ tài sản giữa các thành viên trong gia đình phải đảm bảo là cơ sở để gia đình trở thành tổ ấm của mỗi thành viên, phát huy yếu tố tự giác và trách nhiệm pháp lý.

Thứ sáu: Chế định quan hệ tài sản giữa các thành viên trong gia đình

diện tạo điều kiện thuận lợi cho việc thi hành và áp dụng, tăng cường cơ chế thực thi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ tài sản giữa các thành viên trong gia đình theo luật hôn nhân và gia đình năm 2000 (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)