các thành viên trong gia đình trong Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000
Quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ chồng là quy kết của quan hệ vợ chồng hợp pháp, phát sinh kể từ khi kết hôn. Quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng là một trong những quyền và nghĩa vụ tài sản gắn liền với nhân thân của vợ chồng. Pháp luật thừa nhận quan hệ bình đẳng giữa vợ chồng về quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng lẫn nhau.
Theo Điều 60 Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000 quy định: "Khi ly hơn, nếu bên khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng thì bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình" [25].
Như vậy theo luật định, giải quyết việc cấp dưỡng cho một bên vợ chồng đặt ra sau khi ly hơn khi có hai điều kiện:
- Một bên vợ, chồng có khó khăn, túng thiếu và có yêu cầu cấp dưỡng. - Bên kia phải có khả năng cấp dưỡng
Thế nào là "khó khăn, túng thiếu"? Tức là trường hợp một bên vợ, chồng bị ốm đau, tàn tật, hạn chế hoặc khơng cịn khả năng lao động để sinh sống. Tuy nhiên chỉ đặt ra vấn đề cấp dưỡng nếu thỏa mãn cả hai điều kiện,
tức bên kia có khó khăn và phải yêu cầu cấp dưỡng. Đối với người có khả năng lao động mà không chịu lao động thì Tịa án khơng giải quyết cấp dưỡng. Điều này hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc của cuộc sống dưới chế độ Xã hội chủ nghĩa, tránh tình trạng ỷ lại, lười lao động.
Bên kia có khả năng cấp dưỡng là phải xét tình trạng sức khỏe, khả năng lao động và thu nhập của họ. Một người mà nếu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của họ thì khơng coi là có khả năng cấp dưỡng. Vì vậy, dù bên kia có khó khăn, túng thiếu và có yêu cầu cấp dưỡng đi chăng nữa thì họ cũng khơng phải cấp dưỡng.
Về mức cấp dưỡng và phương thức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì u cầu Tịa án giải quyết. Khi quyết định mức cấp dưỡng, Tịa án cần phải xem xét tồn diện về nhu cầu tối thiểu của người được cấp dưỡng và khả năng của người phải cấp dưỡng để có quyết định phù hợp.
Theo quy định tại Điều 92 Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000: "Sau khi ly hơn vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trơng nom, chăm sóc, giáo dục, ni dưỡng con chưa thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, khơng có khả năng lao động và khơng có tài sản để tự ni mình. Người khơng trực tiếp ni con có nghĩa vụ cấp dưỡng" [25].
Vợ chồng có thể thỏa thuận ai là người trực tiếp nuôi dạy con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con. Nếu vợ chồng khơng tự thỏa thuận được thì u cầu Tịa án giải quyết. Việc giao con cho một bên trực tiếp nuôi phải căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con, nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. Về nguyên tắc con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng nếu các bên khơng có thỏa thuận khác. Trường hợp người đang trực tiếp nuôi con không bảo đảm được quyền lợi về mọi mặt cho con thì theo u cầu của các bên và vì lợi ích của người
con, Tịa án sẽ quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con, trên cơ sở xem xét nguyện vọng của con nếu con từ đủ chín tuổi trở lên.
Sau khi ly hôn, bên vợ hoặc chồng khơng trực tiếp ni con có quyền thăm nom con, khơng ai được cản trở người đó thực hiện quyền này. Nếu họ lạm dụng quyền này làm ảnh hưởng xấu đến việc chăm sóc, giáo dục, ni dưỡng.. của người con thì Tịa án sẽ hạn chế quyền thăm nom con của người đó theo u cầu của người đang trực tiếp ni dưỡng.
Về mức cấp dưỡng, theo quy định tại điểm b Điều 11 Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP quy định chung về tiền cấp dưỡng bao gồm mức chi phí tối thiểu cho việc nuôi dưỡng và học hành của con, các bên thỏa thuận mức hợp lý để nuôi con. Như vậy quy định này vẫn còn quá chung chung khi khơng đưa ra một tiêu chí cụ thể nào cho việc xác định mức cấp dưỡng, dẫn tới việc khó lịng đảm bảo được quyền lợi của người con. Do đó Luật HN&GĐ cần có những văn bản hướng dẫn cụ thể về vấn đề này.
Về phương thức cấp dưỡng sẽ do các bên thỏa thuận định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần. Nếu các bên khơng thỏa thuận được thì Tịa án sẽ quyết định theo phương thức hàng tháng.
Như vậy về nguyên tắc "Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ phụ nữ, trẻ em..." được thực thi trong cuộc sống thì Nhà nước cần phải bổ sung một số quy định luật. Các Tòa án trong khi giải quyết các vụ việc cụ thể cần phải cân nhắc kỹ lưỡng, chặt chẽ, hợp lý để đảm bảo cao nhất quyền lợi của người con.