Quan hệ thừa kế giữa cha, mẹ và con là quan hệ mang tính hai chiều. Quan hệ này được xác định theo một trong hai căn cứ. Nếu căn cứ vào quan hệ huyết thống thì đó là những người có cùng một dịng máu trực hệ trong phạm vị hai đời liền kề nhau. Trong đó, cha đẻ, mẹ đẻ của một người là người sinh ra người đó và được pháp luật thừa nhận. Vì vậy, cha, mẹ của người do mình sinh ra dù trong hay ngoài giá thú nhưng được pháp luật thừa nhận đều là người thừa kế ở hàng thứ nhất để hưởng di sản theo pháp luật khi người con chết. Và ngược lại, người con trong hay ngoài giá thú đều là người thừa kế ở hàng thứ nhất để hưởng di sản do cha, mẹ mình để lại. Nếu căn cứ vào quan hệ ni dưỡng thì đó là quan hệ giữa những người nuôi dưỡng lẫn nhau theo cha - con, mẹ - con hoặc theo cha, mẹ - con. Cha nuôi, mẹ nuôi của một người là người đã nhận người đó làm con ni của mình theo quy định của pháp luật. Cha nuôi, mẹ nuôi là những người thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất của con nuôi khi người con ni đó chết và ngược lại.
Trong trường hợp một người vừa có con ni vừa có con đẻ thì họ vừa là người thừa kế ở hàng thứ nhất để hưởng di sản của người con ni khi người con ni đó chết, vừa là người thừa kế hàng thứ nhất để hưởng di sản của con đẻ khi người con đẻ đó chết. Ngược lại, một người đang là con ni của người khác thì họ vừa là người thừa kế hàng thứ nhất để hưởng di sản của cha mẹ nuôi khi cha mẹ nuôi chết, vừa là người thừa kế hàng thứ nhất để hưởng di sản của cha, mẹ đẻ khi cha mẹ đẻ chết.
Đối với trường hợp người nhận nuôi con không đăng ký việc nhận nuôi con ni theo đúng quy định của pháp luật thì cha mẹ nuôi với con nuôi chỉ là người thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất của nhau khi được công nhận là nuôi con nuôi thực tế.
Điều 679 Bộ luật Dân sự cũng quy định: "Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, ni dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 676 và 677 của Bộ luật này" [28].