Theo quy định tại Điều 676 Bộ luật Dân sự thì vợ chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau thuộc hàng thừa kế thứ nhất; tại Điều 669 Bộ luật Dân sự cịn có quy định cụ thể để đảm bảo thực hiện được quy định này đối với trường hợp vợ hoặc chồng không được người lập di chúc (chồng hoặc vợ) cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba của suất thừa kế trong cùng hàng thừa kế thứ nhất thì người được hưởng di sản thừa kế vẫn được hưởng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật trong cùng hàng thừa kế (trường hợp chia thừa kế theo di chúc).
Khoản 1 Điều 31 Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000 khẳng định: "vợ chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau theo quy định của pháp luật thừa kế". Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000 khơng quy định khi một bên vợ hoặc chồng chết thì tài sản chung của họ sẽ được chia như thế nào để xác định di sản của người chết. Sở dĩ như vậy vì theo quy định của Bộ luật Dân sự thì sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia trong đó quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu không được xác định đối với khối tài sản chung. Cho nên khi vợ hoặc chồng chết thì đối với khối tài sản chung nếu cần chia thì đương nhiên là chia đơi, khi đó di sản của người chết bao gồm phần tài sản của người đó trong khối tài sản chung cộng với tài sản riêng của người chết.
Theo quy định của pháp luật thừa kế thì vợ chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau theo di chúc hoặc theo pháp luật. Với cả hai hình thức này thì vợ chồng đều đương nhiên có quyền hưởng di sản của nhau.
- Thừa kế theo di chúc là trường hợp vợ chồng chết có để lại di chúc phân chia di sản của mình cho những người thừa kế. Để bảo vệ quyền thừa kế đương nhiên tài sản của nhau giữa vợ và chồng, luật dân sự quy định vợ hoặc chồng là những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc của chồng hoặc vợ. Theo đó kể cả khi vợ hoặc chồng chết để lại di chúc hay không cho chồng hoặc vợ hưởng di sản của mình thì người chồng hoặc vợ đó vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu như di sản được chia theo pháp luật (Điều 669 Bộ luật Dân sự).
- Thừa kế theo luật là trường hợp vợ chồng chết không để lại di chúc phân chia di sản của mình thì di sản của họ được chia theo pháp luật cho những người thừa kế theo hàng thừa kế, trong đó vợ, chồng là hàng thừa kế thứ nhất của nhau (Điều 676 Bộ luật Dân sự).
Ngồi ra, Bộ luật Dân sự cịn quy định cả việc vợ chồng thừa kế tài sản của nhau khi đã chia tài sản chung, đang xin ly hôn, đã kết hôn với người khác tại
Điều 680 Bộ luật Dân sự. Khoản 2 Điều 31 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: "Khi vợ hoặc chồng chết hay bị tịa án tun bố chết thì bên cịn sống quản lý tài sản của vợ chồng, trừ trường hợp trong di chúc chỉ định người khác quản lý di sản hoặc người thừa kế thỏa thuận cử người khác quản lý di sản" [25].
Để đảm bảo cuộc sống bình thường của người vợ hoặc chồng còn sống sau khi chồng hoặc vợ của mình bị chết, Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000 đã quy định hạn chế quyền yêu cầu chia di sản thừa kế của vợ, chồng khi một bên chết. Theo đó, nếu có yêu cầu chia di sản thừa kế mà việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống bên vợ hoặc chồng cịn sống thì bên cịn sống có quyền u cầu tòa án xác định phần di sản mà những người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia trong một thời gian nhất định. Nếu hết thời hạn do tòa án xác định hoặc bên còn sống đã kết hơn với người khác thì những người thừa kế khác có quyền yêu cầu toàn cho chia di sản thừa kế (khoản 3, Điều 31, Hơn nhân và gia đình năm 2000). Quy định này đã được cụ thể hóa tại mục 4 Nghị quyết số 02/2000/ HĐTP và Điều 12 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP.
Khoản 1 Điều 31 Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000 quy định: "Vợ chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau theo quy định của pháp luật về thừa kế" [25]. Hay nói cách khác, vợ, chồng có thể thừa kế tài sản của nhau theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Thừa kế theo pháp luật
Thừa kế theo pháp luật được đặt ra khi một bên vợ hoặc chồng có di sản thừa kế chết đi, nhưng khơng lập di chúc hoặc có di chúc nhưng di chúc không hợp pháp.
Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định, tại điểm a khoản 1 Điều 676 Bộ luật Dân sự năm
2005 quy định: vợ, chồng thuộc hàng thừa kế thứ nhất cùng với cha mẹ đẻ (nuôi) và con đẻ (nuôi) của người chết.
Điều kiện để vợ, chồng được hưởng di sản thừa kế của nhau theo luật là giữa họ phải tồn tại một quan hệ hơn nhân hợp pháp, tức đó là quan hệ hơn nhân có đăng ký kết hơn, khơng vi phạm các trường hợp cấm kết hôn và tuân thủ đầy đủ các điều kiện kết hơn. Ngồi ra, các trường hợp chung sống với nhau như vợ chồng cũng được coi là có giá trị pháp lý khi thỏa mãn các quy định của pháp luật.
Theo Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 9/6/2000 của Quốc hội khóa X về việc thi hành luật hơn nhân và gia đình năm 2000 tại mục 3 điểm a, b có hướng dẫn về vấn đề này như sau:
a) Trong trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03 tháng 01 năm 1987, ngày Luật Hơn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực, mà chưa đăng ký kết hơn thì được khuyến khích đăng ký kết hơn; trong trường hợp có u cầu ly hơn thì được Tịa án thụ lý giải quyết theo quy định về ly hôn của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000;
b) Nam và nữ sống chung với nhau như vợ chồng từ ngày 03 tháng 01 năm 1987 đến ngày 01 tháng 01 năm 2001, mà có đủ điều kiện kết hơn theo quy định của Luật này thì có nghĩa vụ đăng ký kết hôn trong thời hạn hai năm, kể từ này Luật này có hiệu lực cho đến ngày 01 tháng 01 năm 2003; trong thời hạn này mà họ khơng đăng ký kết hơn, nhưng có u cầu ly hơn thì Tịa án áp dụng các quy định về ly hơn của Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết.
Từ sau ngày 01 tháng 01 năm 2003 mà họ không đăng ký kết hơn thì pháp luật khơng công nhận họ là vợ chồng [26].
Như vậy trên đây là các trường hợp chung sống như vợ chồng đã được pháp luật cơng nhận, do đó đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2003 mà họ vẫn chưa đăng ký kết hơn nhưng có một bên vợ hoặc chồng chết thì bên cịn sống vẫn có quyền thừa kế tài sản của bên đã chết.
Trường hợp cán bộ và bộ đội miền Nam tập kết ra Bắc hồi năm 1954, đã có vợ, có chồng ở miền Nam mà lấy vợ hoặc lấy chồng ở miền Bắc thì theo hướng dẫn của Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 tại mục 2 điểm d3, thì vẫn xử lý theo Thơng tư số 60 TATC ngày 22/2/1978 của Tòa án nhân dân tối cao. Theo tinh thần của thơng tư, thì đây là trường hợp ngoại lệ, là hậu quả của chiến tranh, vì vậy cuộc hôn nhân sau của cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc vẫn là cuộc hôn nhân hợp pháp. Trừ khi có căn cứ cho rằng người vợ hoặc người chồng tập kết đã có vợ hoặc chồng ở miền Nam nhưng lại nói dối là chưa có nay người vợ hoặc chồng sau cho rằng mình bị lừa dối nên xin hủy việc kết hơn của họ, thì Tịa án xử hủy việc kết hôn. Bởi vậy nếu một bên vợ hoặc chồng chết thì người vợ hoặc chồng sau vẫn có quyền thừa kế tài sản của người đã chết.
Ngoài ra, Điều 680 Bộ luật Dân sự năm 2005 còn quy định việc thừa kế trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung, đang xin ly hôn hoặc đã kết hôn với người khác như sau:
"1. Trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung khi hơn nhân cịn tồn tại mà sau đó một người chết thì người cịn sống vẫn được thừa kế di sản" [28]. Mặc dù có chia tài sản chung nhưng về bản chất mối quan hệ hơn nhân vẫn cịn tồn tại cho nên quyền thừa kế của các bên là đương nhiên.
"2. Trong trường hợp vợ, chồng xin ly hôn mà chưa được hoặc đã được Tòa án cho ly hơn bằng bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật, nếu một người chết thì người cịn sống vẫn được thừa kế di sản" [28]. Quan hệ hôn nhân chỉ thực sự chấm dứt khi bản án hoặc quyết định ly hơn của Tịa có hiệu lực pháp luật. Hay nói cách khác quan hệ hơn nhân vẫn cịn
tồn tại nên một bên vợ hoặc chồng vẫn có quyền hưởng di sản thừa kế khi một bên chết trước.
"3. Người đang là vợ hoặc chồng của một người tại thời điểm người đó chết thì dù sau đó đã kết hơn với người khác vẫn được thừa kế di sản" [28]. Đây là trường hợp mà tại thời điểm một bên vợ hoặc chồng chết, thì quan hệ hơn nhân giữa họ với người cịn sống vẫn cịn tồn tại do đó để bảo vệ quyền thừa kế của người cịn sống nên ngay cả khi họ đã kết hôn với người khác thì pháp luật vẫn cho họ được thừa kế di sản của người đã chết. Mặt khác xóa bỏ triệt để ảnh hưởng của pháp luật phong kiến về quan hệ bất bình đẳng giữa vợ chồng trong quan hệ thừa kế.
Thừa kế theo di chúc
Trường hợp một bên vợ hoặc chồng có di sản thừa kế trước khi chết có để lại di chúc (di chúc hợp lệ), quy định rõ những chủ thể nào được hưởng di sản, "kỷ phần" bao nhiêu, thời điểm chia lúc nào... thì phải chia theo di chúc. Tuy nhiên để đảm bảo quyền lợi cho bên còn sống đủ điều kiện được hưởng di sản thừa kế, nhưng vì một lý do nào đó mà bị người lập di chúc truất quyền thừa kế, tại Điều 669 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: trường hợp bên vợ hoặc chồng cịn sống khơng được người lập di chúc cho hưởng tài sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật thì họ vẫn được hưởng một kỷ phần bằng hai phần ba của một suất chia theo luật, trừ trường hợp họ từ chối.
Ngoài ra, để đảm bảo quyền lợi của bên vợ hoặc chồng còn sống, giúp họ ổn định và duy trì cuộc sống bình thường, Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000 tại khoản 3 Điều 31 còn quy định việc hạn chế quyền yêu cầu chia di sản thừa kế:
Trong trường hợp yêu cầu chia di sản thừa kế mà việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng cịn sống và gia đình thì bên cịn sống có quyền u cầu Tịa án xác định
phần di sản mà những người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia di sản trong một thời hạn nhất định; nếu hết thời hạn do Tòa án xác định hoặc bên cịn sống đã kết hơn với người khác thì những người thừa kế khác có quyền u cầu Tịa án cho chia di sản thừa kế [25].