Quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng phát sinh từ khi kết hơn và có thể tồn tại ngay trong trường hợp hai vợ chồng đã ly hôn; quyền và nghĩa vụ này được đặt ra với cả hai bên vợ chồng, vừa là nghĩa vụ pháp lý, vừa là nghĩa vụ đạo đức của vợ chồng.
Cũng như Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986, Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000 cũng khơng trực tiếp đặt ra vấn đề cấp dưỡng (với tư cách một quan hệ tài sản) trong quan hệ vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Điều này Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000 có sự kế thừa những quan điểm của Luật Hơn nhân và gia đình năm 1986 vì trong xã hội Việt Nam vợ chồng khi xây dựng gia đình với nhau trước tiên là cơ sở tình u chân chính. Do đó, quan hệ cấp dưỡng trong thời kỳ hôn nhân là một quan hệ mang tính đạo đức nhiều hơn là mang tính tài sản. Xuất phát từ quan điểm đó nên Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000 khơng quy định trực tiếp nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng như một nghĩa vụ tài sản bắt buộc là một điều hợp lý. Tuy nhiên, Luật Hôn nhân và gia đình cũng bổ sung thêm những quy định về quan hệ thân nhân của vợ chồng nhưng các quan hệ đó chỉ thực hiện được khi vợ chồng tạo cho nhau những điều kiện vật chất thuận lợi nhất định. Như tại Điều 23 Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000: "Vợ chồng cùng bàn bạc, giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau chọn nghề nghiệp, học tập, nâng cao trình độ văn hóa chun mơn, nghiệp vụ, tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội theo nguyện vọng và khả năng của mỗi người" [25]; hoặc như quy định về đại diện cho nhau giữa vợ và chồng (Điều 24), Điều 25 về trách nhiệm liên đới của vợ và chồng đối với giao dịch do một bên thực hiện.
Còn về nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi ly hôn, Điều 60 luật Hơn nhân và gia đình năm 2000 khẳng định: "Khi ly hơn nếu bên khó khăn túng thiếu có u cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng thì bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình" [25].
Các quy định về việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng được Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và Nghị định 70/2001/NĐ-CP quy định chi tiết và cụ thể.
Về điều kiện cấp dưỡng: Khi tòa án giải quyết việc cấp dưỡng giữa vợ
và chồng khi ly hôn phải đảm bảo hai điều kiện:
- Người cấp dưỡng phải có khả năng thực tế để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Theo Điều 16 Nghị định 70/2001/NĐ-CP thì khả năng thực tế là có thu nhập thường xun hoặc tuy khơng có thu nhập thường xun nhưng còn tài sản sau khi đã trừ đi chi phí thơng thường cần thiết cho cuộc sống của người đó.
- Bên được cấp dưỡng phải đang ở trong hồn cảnh khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng. Luật Hơn nhân và gia đình và Nghị định 70/2001/NĐ-CP cũng chưa quy định rõ thế nào là có lý do chính đáng - đây là điều cần làm rõ để tránh tình trạng người có khả năng lao động nhưng khơng lao động dẫn đến túng thiếu khó khăn lại yêu cầu cấp dưỡng.
Về mức cấp dưỡng: Mức cấp dưỡng do người được cấp dưỡng và
người phải cấp dưỡng thỏa thuận bằng miệng hoặc văn bản, nếu không thỏa thuận được thì u cầu tịa án giải quyết. Cả hai trường hợp các bên thỏa thuận được hay do tòa án quyết định thì mức cấp dưỡng phải bảo đảm nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng, nhu cầu thiết yếu được xác định căn cứ vào mức sinh hoạt trung bình tại địa phương nơi người được cấp dưỡng cư trú bao gồm các chi phí thơng thường cần thiết về ăn ở, học tập, khám chữa bệnh và chi phí thơng thường cần thiết khác để bảo đảm cuộc sống của người được cấp dưỡng (khoản 2 Điều 16 Nghị định 70/2000/NĐ-CP).
Về phương thức thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng: Theo Điều 54 Luật
Hơn nhân và gia đình thì việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, nửa năm, hàng năm hoặc 1 lần tùy theo sự thỏa thuận giữa người cấp dưỡng và người được cấp dưỡng. Nghĩa vụ cấp dưỡng có thể được thực hiện bằng tiền hoặc hiện vật.