Điểm b, Khoản 1, Điều 676 Bộ luật Dân sự năm 2005 đã quy định về nội dung này. Tuy nhiên, cũng cần bàn thêm rằng khi cháu chết thì ơng, bà ni (cha, mẹ nuôi của cha mẹ đẻ người chết hoặc cha mẹ của cha mẹ ni người chết) có được hưởng di sản của người cháu đó theo hàng thừa kế thứ hai khơng, vì tại điều b này chưa quy định cụ thể. Nếu theo tinh thần của Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 19/10/1991 của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn "con nuôi không đương nhiên trở thành cháu của cha mẹ của người ni dưỡng" thì con ni của một người muốn xác định có quan hệ ơng cháu, bà cháu với cha, mẹ của cha, mẹ nuôi của mình phải được thừa nhận của người đó. Tuy nhiên, khi giải quyết thừa kế theo mối quan hệ này, cần xác định hai trường hợp và Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000 cần phải có quy định cụ thể, đó là:
Thứ nhất, nếu ông, bà là cha mẹ nuôi của cha mẹ đẻ người chết thì cần
xác định ơng, bà là người thừa kế ở hàng thừa kế thứ hai của người đó.
Thứ hai, nếu người chết là con nuôi của con đẻ hay con nuôi của ơng,
bà thì ơng, bà khơng đương nhiên là người thừa kế ở hàng thừa kế thứ hai của người chết.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Xuất phát từ yêu cầu của lý luận cũng như thực tiễn pháp luật hiện hành về quan hệ tài sản giữa các thành viên trong gia đình và thực tiễn áp dụng tại tịa án, việc hồn thiện các chế định trong lĩnh vực này đã được thực hiện dựa trên cơ sở một số nguyên tắc. Các nguyên tắc bổ sung, chỉnh sửa bao gồm: Chế định quan hệ tài sản giữa các thành viên trong gia đình phải là thể hiện rõ quan điểm của Đảng và Nhà nước là hướng tới con người và vì con người; chế định quan hệ tài sản giữa các thành viên trong gia đình phải đảm bảo gia đình trở thành tổ ấm của mỗi thành viên; chế định quan hệ tài sản giữa các thành viên trong gia đình phải phù hợp với thực tế quan hệ hơn nhân và gia đình, phải rõ ràng, tồn diện tạo điều kiện thuận lợi cho việc thi hành và áp dụng.
Trên cơ sở các nguyên tắc nêu trên, luận văn đã phân tích một số trường hợp trong quan hệ tài sản giữa các thành viên trong gia đình cần phải bổ sung, chỉnh sửa. Các chế định này được thể hiện ở 3 khía cạnh: chế định về quan hệ sở hữu, chế định về quan hệ cấp dưỡng và chế định về quan hệ thừa kế trong các trường hợp cụ thể như ly hôn, trong hôn nhân, giữa bố mẹ và con, giữa ông bà và cháu...
KẾT LUẬN
Hơn nhân và gia đình là hiện tượng xã hội sinh ra và tồn tại gắn liền với các giai đoạn phát triển của lịch sử xã hội lồi người. Hơn nhân là cơ sở đầu tiên và quan trọng nhất để hình thành gia đình - tế bào của xã hội. Quan hệ tài sản giữa các thành viên trong gia đình là quan hệ xã hội, quan hệ dân sự, quan hệ pháp luật nhưng có những nét đặc trưng khác biệt xuất phát từ quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng. Ở Việt Nam, quan hệ tài sản giữa các thành viên trong gia đình được quy định tại nhiều văn bản pháp luật. Nổi bật nhất là luật dân sự và luật hơn nhân gia đình. Ngay trong luật hơn nhân và gia đình thì những quy định liên quan đến quan hệ tài sản giữa các thành viên trong gia đình được xác định trên gốc chính là luật dân sự và được bổ sung, sửa đổi qua các thời kỳ để phù hợp với sự phát triển chế độ chính trị - kinh tế - xã hội của Việt Nam. Kế thừa và phát triển các văn bản pháp luật trước, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 là văn bản pháp lý quy định cụ thể, rõ ràng và phù hợp nhất trong giai đoạn hiện nay về quan hệ tài sản giữa các thành viên trong gia đình.
Tuy nhiên, xã hội nói chung và các vấn đề trong quan hệ tài sản giữa các thành viên trong gia đình nói riêng ln vận động và thay đổi không ngừng. Các quy định trong Luật cũng như việc thi hành luật Hơn nhân và gia đình năm 2000 trên thực tế thời gian qua đã gặp phải một số bất cập.
Xuất phát từ yêu cầu của lý luận cũng như thực tiễn việc hoàn thiện các chế định trong lĩnh vực này là vấn đề mang tính tất yếu. Cơng tác hồn thiện được thực hiện dựa trên một số nguyên tắc. Các nguyên tắc bổ sung, chỉnh sửa bao gồm: Chế định quan hệ tài sản giữa các thành viên trong gia đình phải là thể hiện rõ quan điểm của Đảng và Nhà nước là hướng tới con người và vì con người; chế định quan hệ tài sản giữa các thành viên trong gia đình phải đảm bảo gia đình trở thành tổ ấm của mỗi thành viên; chế định quan hệ tài sản giữa các thành viên trong gia đình phải phù hợp với thực tế quan hệ
hơn nhân và gia đình, phải rõ ràng, tồn diện tạo điều kiện thuận lợi cho việc thi hành và áp dụng...
Trên cơ sở các nguyên tắc nêu trên, luận văn đã phân tích một số trường hợp trong quan hệ tài sản giữa các thành viên trong gia đình cần phải bổ sung, chỉnh sửa. Các chế định này được thể hiện ở ba khía cạnh: chế định về quan hệ sở hữu, chế định về quan hệ cấp dưỡng và chế định về quan hệ thừa kế trong các trường hợp cụ thể như ly hôn, trong hôn nhân, giữa bố mẹ và con, giữa ông bà và cháu...
Quan hệ tài sản giữa các thành viên trong gia đình là một vấn đề nổi cộm nhất trong mối quan hệ hơn nhân và gia đình nói chung. Việc giải quyết thấu tình, đạt lý vấn đề này là cơ sở quan trọng mang lại hạnh phúc cho mỗi người dân, mỗi gia đình và sự phát triển của tồn xã hội. Chính vì vậy, Nhà nước với tư cách là một chủ thể cần ln hồn thiện cơng cụ của mình để có thể quản lí xã hội hiệu quả. Các cấp, các ngành và mọi người dân đều chủ động, tích cực có những hành động cụ thể nhằm góp phần hồn thiện việc xây dựng và thực thi hệ thống pháp luật, xây dựng đất nước Việt Nam phát triển.