Phương hướng hoàn thiện quyền lập quy của Chính phủ trong giai đoạn xây

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quyền lập quy của Chính phủ Việt Nam trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền (Trang 77 - 80)

Chương 3 : Một số giải pháp nhằm hoàn thiện vai trò lập quy của Chính phủ

3.1. Phương hướng hoàn thiện quyền lập quy của Chính phủ trong giai đoạn xây

đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam

3.1.1. Các văn bản thuộc quyền lập quy của Chính phủ phải phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, đồng thời phải phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, đồng thời phải phù hợp với Hiến pháp, bộ luật, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.

Ở Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Ðảng lãnh đạo Nhà nước và đoàn thể chính trị - xã hội bằng Cương lĩnh chính trị, chiến lược, chính sách, chủ trương; bằng công tác tư tưởng, tổ chức, cán bộ và kiểm tra, giám sát việc thực hiện. Đảng cử những cán bộ cao cấp là các ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban Chấp hành Trung ương giữ các vị trí trọng yếu trong Chính phủ như Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ. Tổ chức đảng và đảng viên công tác trong cơ quan nhà nước và đoàn thể chính trị - xã hội phải chấp hành nghiêm chỉnh nghị quyết, chỉ thị của Ðảng; tổ chức đảng lãnh đạo việc cụ thể hóa thành các văn bản luật pháp của Nhà nước, chủ trương của đoàn thể; lãnh đạo thực hiện có hiệu quả. Do đó, các văn bản thuộc quyền lập quy của Chính phủ phải phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng. Đồng thời, Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vì vậy, các văn bản thuộc quyền lập quy của Chính phủ phải phù hợp với Hiến pháp, bộ luật, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.

Điều 2 Hiến pháp năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001 quy định ''Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp

các văn bản thuộc quyền lập quy của Chính phủ phải được xây dựng, ban hành theo hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta. Trong nhà nước pháp quyền, tập thể Chính phủ, người đứng đầu Chính phủ và các thành viên Chính phủ phải hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật; đồng thời, các văn bản thuộc quyền lập quy của Chính phủ phải tạo hành lang pháp lý cho việc xây dựng Nhà nước pháp quyền. tập thể Chính phủ, người đứng đầu Chính phủ và các thành viên Chính phủ phải chịu trách nhiệm chính trị và trách nhiệm pháp lý về các hành vi của mình. Trách nhiệm chính trị thể hiện ở đường lối, chính sách mà Chính phủ thông qua, ban hành dưới hình thức văn bản pháp quy hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện các đường lối, chính sách trong thực tế cuộc sống. Việc hoạch định, thông qua hoặc trình cấp có thẩm quyền thông qua và tổ chức thực hiện đường lối, chính sách chính là con đường duy nhất để phát triển và bảo vệ đất nước. Sự tồn tại, phát triển và phồn vinh của đất nước phụ thuộc vào các chính sách mà Chính phủ ban hành và thực hiện trong thực tế cuộc sống. Tập thể và các thành viên Chính phủ phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội về việc tổ chức thực hiện các văn bản của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước và các văn kiện của Đảng, về sự phù hợp của các văn bản thuộc quyền lập quy của Chính phủ với Hiến pháp, pháp luật. Trách nhiệm pháp lý của tập thể Chính phủ và các thành viên Chính phủ thể hiện ở việc nếu tập thể Chính phủ và thành viên Chính phủ có hành vi vi phạm pháp luật sẽ bị xử lý theo quy định, không loại trừ, theo nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.

3.1.2. Các văn bản thuộc quyền lập quy của Chính phủ phải được ban hành kịp thời để đảm bảo hiệu lực của các luật, nghị quyết của Quốc hành kịp thời để đảm bảo hiệu lực của các luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh quyết định của Chủ tịch nước.

Chính phủ phải kịp thời ban hành văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; các Bộ trưởng, Thủ

trưởng cơ quan ngang Bộ phải ban hành kịp thời các thông tư hướng dẫn thi hành nghị định, quyết định của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên. Việc chậm ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên làm kéo dài thời gian chờ đợi của các văn bản được quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành, ảnh hưởng đến các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và tổ chức. Vì vậy, phải coi việc ban hành văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác thi hành pháp luật của Chính phủ, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ.

3.1.3. Các văn bản thuộc quyền lập quy của Chính phủ phải phù hợp với các điều ước quốc tế, cam kết quốc tế mà nước ta đã ký kết hoặc gia với các điều ước quốc tế, cam kết quốc tế mà nước ta đã ký kết hoặc gia nhập.

Trong thời đại hội nhập khu vực và quốc tế, nước ta tham gia đàm phán, ký kết, gia nhập và thực hiện rất nhiều điều ước quốc tế, thoả thuận quốc tế để thu hút đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam và đưa đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài, tạo hành lang pháp lý cho các quan hệ về thương mại, dịch vụ, lao động, dân sự, tương trợ tư pháp, đấu tranh phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia, văn hoá, khoa học, công nghệ v. v... với các nước, các vùng lãnh thổ và các tổ chức quốc tế. Hội nhập khu vực và quốc tế là con đường duy nhất để đưa hàng hoá, dịch vụ của nước ta ra nước ra nước ngoài và tiếp nhận vốn, công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, tri thức của nhân loại. Vì vậy, các văn bản thuộc quyền lập quy của Chính phủ phải được ban hành phù hợp với xu thế toàn cầu hoá và với các cam kết trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế. Tuy nhiên, việc hội nhập khu vực và quốc tế đòi hỏi phải giữ gìn bản sắc văn hoá, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tránh được các mặt tiêu cực của quá trình hội nhập. Do đó, việc ban hành các văn bản thuộc quyền lập quy của Chính phủ phải tính đầy đủ đến các yếu tố này.

3.1.4. Các văn bản thuộc quyền lập quy của Chính phủ phải được ban hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định. hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.

Việc vi phạm thủ tục xây dựng, ban hành là vi vi phạm pháp luật văn bản phải bị tuyên bố là vô hiệu. Luật năm 2008, các nghị định của Chính phủ, quy chế làm việc của Chính phủ, của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ đã quy định chặt chẽ các thủ tục trong việc soạn thảo, lấy ý kiến, tiếp thu ý kiến đối với dự thảo văn bản thuộc quyền lập quy của Chính phủ. Tuy nhiên, như đã phân tích ở mục về nhược điểm trong công tác xây dựng, ban hành văn bản thuộc quyền lập quy của Chính phủ, có không ít trường hợp không tuân thủ các thủ tục trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản nhưng chưa có trường hợp nào bị tuyên bố là không có hiệu lực vì sự vi phạm này. Vì vậy, Chính phủ cần ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định các chế tài đối với các hành vi vi phạm thủ tục trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và biện pháp xử lý đối với các văn bản đã ban hành nhưng vi phạm thủ tục.

3.1.5. Phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan của Quốc hội và Chính phủ trong quá trình xây dựng, ban hành luật, nghị quyết của Chính phủ trong quá trình xây dựng, ban hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Để xác định rõ những vấn đề cần giao cho Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành; đồng thời, tạo điều kiện cho Chính phủ thuận lợi trong việc tổ chức thực hiện các văn bản nêu trên. Việc Chính phủ chậm ban hành các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các văn bản của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội vì các nội dung mà Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao Chính phủ quy định chi tiết là những vấn đề rất khó, gần như phải xây dựng dự án luật, pháp lệnh mới, cần phải có tư tưởng chỉ đạo cho việc xây dựng các nghị định như vậy.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quyền lập quy của Chính phủ Việt Nam trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)