Chương 3 : Một số giải pháp nhằm hoàn thiện vai trò lập quy của Chính phủ
3.2. Các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện vai trò lập quy của Chính phủ ở Việt
3.2.2. Các giải pháp bổ trợ
Một là: Tăng cương năng lực, trình độ của đội ngũ, cán bộ, công chức, viên chức làm công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Năng lực, trình độ, phẩm chất của cán bộ, công chức là yếu tố quyết định chất lượng và tiến độ xây dựng, ban hành văn bản thuộc quyền lập quy của Chính phủ. Cần có chính sách, chế độ ưu đãi đối với các cán bộ, công chức có trình độ, năng lực và phẩm chất tốt để sử dụng trong công tác xây dựng, thẩm định, thẩm tra, trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản thuộc quyền lập quy của Chính phủ. Đào tạo, đào tạo lại những cán bộ, công chức đang công tác trong các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan tổ chức khác được giao nhiệm vụ soạn thảo, xử lý các dự thảo văn bản thuộc quyền lập quy của Chính phủ; trước hết là các cán bộ, công chức công tác trong Bộ Tư pháp và Văn phòng Chính phủ - những người trực tiếp thẩm định, thẩm tra và tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong công tác xây dựng, ban hành các văn bản thuộc quyền lập quy của Chính phủ.
Hai là: Tăng cường hợp tác với Chính phủ các nước và các tổ chức quốc tế để học tập kinh nghiệm trong việc xây dựng, ban hành các văn bản thuộc quyền lập quy của Chính phủ.
Lập pháp ủy quyền đang trở thành xu thế chung của nhiều nước trên thế giới và các nước đó có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Nước ta đã, đang và sẽ hội nhập sâu, rộng vào đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa v. v... của thế giới. Các văn bản pháp luật của nước ta cũng phải phù hợp với các điều ước quốc tế, các cam kết quốc tế mà nước ta đã gia nhập hoặc ký kết. Vì vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu và áp dụng kinh nghiệm của các nước trong công tác xây dựng, ban hành văn bản thuộc quyền lập quy của Chính phủ là rất cần thiết.
Ba là: Áp dụng rộng rãi các thành tựu của công nghệ thông tin và ứng dụng Internet trong việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, phổ biến, tuyên truyền giáo dục pháp luật.
Phải xây dựng Chính phủ điện tử từ trung ương đến cơ sở, tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận với các dự thảo chính sách, thủ tục mà các cơ quan của Chính phủ dự kiến ban hành và các chính sách và thủ tục mà chính quyền các cấp đã ban hành. Đây là biện pháp nhằm công khai hóa, minh bạch hóa hệ thống pháp luật của nước ta, phù hợp với các cam kết quốc tế khi nước ta gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
KẾT LUẬN
Luận văn đã phần nào hoàn thành việc nghiên cứu đề tài quyền lập quy của Chính phủ Việt Nam, làm rõ hơn các vấn đề lý luận và thực tiễn của công tác lập quy của Chính phủ. Thực hiện chức năng của cơ quan hành pháp, Chính phủ giữ vị trí vai trò quan trọng trong bộ máy nhà nước, trong việc hoạch định, quyết định và tổ chức thực hiện chính sách đối nội và đối ngoại của đất nước. Chính phủ được giao rất nhiều nhiệm vụ, quyền hạn để thực hiện chức năng của mình, trong đó có quyền lập quy. Cùng với quyền lập pháp của Quốc hội, quyền lập quy là một trong những quyền quan trọng nhất của cơ quan nhà nước. Ở nước ta và các nước trên thế giới, quyền lập quy được giao nhiều cơ quan khác nhau từ trung ương đến địa phương thực hiện. Lập quy hay lập pháp ủy quyền là xu thế chung của nhiều nước trên thế giới hiện nay, được hiến pháp và pháp luật của các nước phân định rõ lĩnh vực lập pháp của Quốc hội và lĩnh vực lập quy của Chính phủ.
Hoạt động xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật là một trong những hoạt động quan trọng nhất của cơ quan nhà nước vì những quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật tác động tới mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của công dân và tổ chức, đến trật tự pháp luật và pháp chế, đến tính thống nhất và đồng bộ của hệ thống pháp luật. Trong đó, công tác lập quy của Chính phủ giữ vị trí, vai trò rất quan trọng vì các văn bản thuộc quyền lập quy của Chính phủ là sự tiếp nối để đưa các văn bản thuộc quyền lập pháp vào cuộc sống.
Từ năm 1945 đến nay, pháp luật của nước đã liên tục được ban hành và sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện công tác xây dựng, ban hành pháp luật nói chung và các văn bản thuộc quyền lập quy của Chính phủ nói riêng. Hình thức, nội dung, kỹ thuật trình bày, quy trình, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày càng được hoàn thiện. Các văn bản thuộc quyền lập quy của Chính phủ được ban hành trong những năm qua đã
và đang tạo nên một hệ thống pháp luật mới ở nước ta, phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hội nhập khu vực và quốc tế. Bên cạnh những thành tựu, các văn bản thuộc quyền lập quy của Chính phủ cũng còn nhiều khuyết điểm, yếu kém. Công tác giám sát của Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội đối với việc ban hành các văn bản thuộc quyền lập quy của Chính phủ, việc kiểm tra, xử lý các văn bản thuộc quyền lập của Chính phủ đã góp phần bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của hệ thống pháp luật. Luận án đã kiến nghị các quan điểm, phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập quy của Chính phủ.
Công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hội nhập khu vực và quốc tế luôn đòi hỏi công tác xây dựng pháp luật của nhà nước ta nói chung và công tác lập quy của Chính phủ nói riêng cần phải có những bước đi chắc chắn và luôn phù hợp với xu thế thời đại./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Duy Anh (1957), Hán - Việt Từ - điển, Nhà xuất bản Trường
Thi, Sài Gòn.
2. Bộ Tài chính (2008), Báo cáo kèm theo Công văn số 6411/BTC-PC ngày 03/6/2008 về tình hình triển khai công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tài chính.
3. Bộ Tư pháp (2008), Báo cáo số 205/BC-BTP ngày 26/12/2008 sơ kết 05 năm thực hiện Nghị định số 135/2003/NĐ-CP ngày 14/11/2003 về kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật.
4. Nguyễn Đăng Dung (2004), Hình thức của các nhà nước đương đại, Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội, Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội. 5. Nguyễn Độ (1973), nguyên Khoa trưởng Luật khoa Đại học Sài
Gòn, giáo trình Luật hiến pháp, quyển II, Sài Gòn.
6. Tô Tử Hạ (chủ biên) (2005), Từ điển hành chính, Nhà xuất bản Lao động - xã hội, Hà Nội.
7. Kỷ yếu Dự án GTZ của Cộng hoà liên bang Đức (2007) ''Tăng cường năng lực cho Ban Xây dựng pháp luật, Văn phòng Chính phủ'', Luật lập pháp nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa năm 2000. 8. Nguyễn Duy Lãm (chủ biên) (2001), Từ điển giải thích thuật ngữ pháp lý, Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao công nghệ giáo dục -
đào tạo, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội.
9. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2008), Báo cáo số 100/BC-NHNN ngày 18/7/2008 về tình hình soạn thảo, ban hành và kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật 6 tháng đầu năm 2008 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
10. Nhà xuất bản từ điển bách khoa (2002), Từ điển bách khoa Việt Nam, Hà Nội.
11. Quốc hội (2006), Văn kiện Quốc hội toàn tập, tập 1, Nhà xuất bản
chính trị quốc gia, Hà Nội.
12. Jean - Jacques Rouseau (2006), Bàn về Khế ước xã hội, Nhà xuất
bản Lý luận chính trị, Hà Nội, Thanh Đạm dịch.
13. Jay M. Shafritz (2002), Từ điển về chính quyền và chính trị Hoa Kỳ, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội.
14. Phạm Hồng Thái và Đinh Văn Mậu (2009), Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật, Nhà xuất bản Giao thông vận tải, Hà Nội.
15. Tinh Tinh (chủ biên) (2002), Cải cách Chính phủ - cơn lốc chính trị
cuối thế kỷ XX, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Viện Nghiên cứu
Học viện hành chính quốc gia, Hà Nội.
16. Trung tâm từ điển học (1998), Từ điển tiếng Việt, Hà Nội - Đà Nẵng, Nhà xuất bản Đà Nẵng.
17. Ủy ban thường vụ Quốc hội (2005), Báo cáo số 401/UBTVQH11 ngày 06/10/2005 về việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
18. Ủy ban thường vụ Quốc hội (2009), Báo cáo kết quả giám sát số 225/BC-UBTVQH12 ngày 18/5/2009 về việc thực hiện chính sách pháp luật về quản lý chất lượng vệ sinh, an toàn thực phẩm.
19. Văn phòng Chính phủ (2008), Lịch sử Văn phòng Chính phủ (1945 -
2005), Văn phòng Chính phủ xuất bản, Hà Nội.
20. Văn phòng Quốc hội Việt Nam, Văn phòng Dự án Hỗ trợ Cải cách Pháp luật và Tư pháp JOPSCO (2009), Kỷ yếu Hội thảo quốc tế về
Giải thích pháp luật, tháng 2 năm 2008, Giải thích pháp luật - một
số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản Hồng Đức, Hà Nội.
21. Viện Khoa học pháp lý Bộ Tư pháp (2005), Ngành Tư pháp 60 năm
phấn đấu và trưởng thành, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội.
22. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2003), Báo số 89/VKSTC-KSTTPL ngày 27/11/2003 sơ kết 3 năm thực hiện công tác kiểm sát văn bản theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
23. Nguyễn Cửu Việt (1995), Tập bài giảng Những vấn đề cơ bản về khoa học lý luận quản lý nhà nước, Khoa Luật trường Đại học Tổng
hợp Hà Nội, Hà Nội.
24. U.S. Code: Title 5. Government organization and employees (USA
Administrative Procedure Act):
http://uscode.house.gov/download/pls/Title_05.txt. 25. French Constitution of 4 October 1958:
http://www.concourt.am/armenian/legal_resources/world_constitutio ns/constit/france/france-e.htm.
26. Executive Order 12866, as amended by E.O. 13258 & E.O. 13422:
http://www.gsa.gov/Portal/gsa/ep/contentView.do?contentType=GS A_BASIC&contentId=16921.
27. Basic Law for the Federal Republic of Germany (Grundgesetz, GG): http://www.constitution.org/cons/germany.txt
28. http://www.nguoidaibieu.com.vn/Trangchu/VN/tabid/66/CatID/6/Co ntentID/50237/Default.aspx.
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN………..
MỤC LỤC………..
MỞ ĐẦU ... 1
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài ... 1
2. Tình hình nghiên cứu ... 4
3. Mục đích và phạm vi nghiên cứu của đề tài ... 5
Chương 1: Khái quát chung về quyền lập quy của Chính phủ ... 7
1.1. Khái niệm quyền lập quy của Chính phủ và các đặc trưng pháp lí cơ bản của quyền lập quy ... 7
1.1.1. Khái niệm quyền lập quy của Chính phủ ... 7
1.1.2. Các đặc trưng pháp lí cơ bản của quyền lập quy của Chính phủ ... 9
1.2. Cơ sở lí luận cho sự ra đời quyền lập quy của Chính phủ... 13
1.3. Phân biệt quyền lập quy của Chính phủ với quyền lập pháp và quyền lập pháp ủy quyền ... 17
1.4. Giới hạn quyền lập quy và giám sát quyền lập quy của Chính phủ... 21
1.4.1. Giới hạn quyền lập quy của Chính phủ ... 21
1.4.2. Giám sát quyền lập quy của Chính phủ ... 24
Chương 2: Quyền lập quy của Chính phủ ở Việt Nam ... 28
2.1. Chủ thể tham gia thực hiện quyền lập quy của Chính phủ ... 28
2.1.1. Hoạt động lập quy của Chính phủ ... 28
2.1.2. Quy trình xây dựng, ban hành ... 30
2.1.3. Hoạt động lập quy của Thủ tướng Chính phủ ... 40
2.1.4. Hoạt động lập quy của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ. ... 44
2.2. Giám sát quyền lập quy của Chính phủ ở Việt Nam ... 50
2.2.1. Quy định của pháp luật về giám sát, kiểm sát, kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ... 51
2.2.2. Thực trạng công tác giám sát, kiểm sát, kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan
ngang Bộ ban hành ... 58
2.3. Đánh giá thực trạng hoạt động lập quy của Chính phủ trong những năm qua ... 65
2.3.1. Những kết quả đạt được trong hoạt động lập quy của Chính phủ trong thời gian qua ở Việt Nam ... 67
2.3.2. Những hạn chế trong hoạt động lập quy của Chính phủ trong thời gian qua ở Việt Nam ... 68
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện vai trò lập quy của Chính phủ ... 77
3.1. Phương hướng hoàn thiện quyền lập quy của Chính phủ trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam... 77
3.1.1. Các văn bản thuộc quyền lập quy của Chính phủ phải phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, đồng thời phải phù hợp với Hiến pháp, bộ luật, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước. ... 77
3.1.2. Các văn bản thuộc quyền lập quy của Chính phủ phải được ban hành kịp thời để đảm bảo hiệu lực của các luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh quyết định của Chủ tịch nước. ... 78
3.1.3. Các văn bản thuộc quyền lập quy của Chính phủ phải phù hợp với các điều ước quốc tế, cam kết quốc tế mà nước ta đã ký kết hoặc gia nhập... 79
3.1.4. Các văn bản thuộc quyền lập quy của Chính phủ phải được ban hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định. ... 80
3.1.5. Phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan của Quốc hội và Chính phủ trong quá trình xây dựng, ban hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ... 80
3.2. Các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện vai trò lập quy của Chính phủ ở Việt Nam ... 80
3.2.1. Các giải pháp pháp lí trực tiếp: ... 81
3.2.2. Các giải pháp bổ trợ ... 87
KẾT LUẬN ... 89