Quyền giảm hình phạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền sửa bản án sơ thẩm của tòa án phúc thẩm theo bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 002 (Trang 42 - 44)

2.2. Quyền miễn, giảm, tăng và chuyển hình phạt

2.2.2. Quyền giảm hình phạt

Giảm hình phạt cho bị cáo là việc Tòa án cấp phúc thẩm quyết định một mức hình phạt nhẹ hơn so với mức hình phạt mà Tòa án cấp sơ thẩm đã tuyên đối với bị cáo trong cùng một loại hình phạt. Tòa án cấp phúc thẩm có thể giảm cả hình phạt chính và hình phạt bổ sung cho bị cáo, và chỉ giảm trong phạm vi cho phép của một loại hình phạt. Ví dụ: Tòa án sơ thẩm tuyên phạt bị cáo 03 năm tù giam, Tòa án cấp phúc thẩm sửa bản án, giảm hình phạt cho bị cáo xuống còn 02 năm 06 tháng tù giam.

Căn cứ vào các quy định về hệ thống hình phạt chính và hình phạt bổ sung có thể thấy rằng không phải loại hình phạt nào Tòa án cấp phúc thẩm cũng có thể giảm. Với hình phạt chính, Tòa án cấp phúc thẩm chỉ giảm được khi hình phạt chính Tòa án cấp sơ thẩm đã tuyên là: tù có thời hạn, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tiền. Với hình phạt bổ sung thì đa số các hình phạt Tòa án cấp phúc thẩm đều có thể giảm đó là: cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; cấm cư trú; quản chế; tước một số quyền công dân và phạt tiền khi không là hình phạt chính. Các loại hình phạt trên đều có đặc điểm chung là được quy định có một thời hạn hoặc giới hạn nhất định, nhờ đó mà Tòa án cấp phúc thẩm mới có căn cứ và có thể biết phạm vi mình được giảm hình phạt từ mức nào đến mức nào. Những hình

phạt còn lại là cảnh cáo, chung thân, tử hình, trục xuất, tịch thu tài sản, do không thuộc loại có thể xác định được mức tối thiểu và tối đa nên Tòa án cấp phúc thẩm không thể xem xét giảm hình phạt được.

Khi xem xét giảm hình phạt cho bị cáo, Tòa án cấp phúc thẩm phải tuân thủ các quy định của BLHS về định lượng tối thiểu đối với từng loại hình phạt, cụ thể như sau:

Điều 30 BLHS quy định: Mức phạt tiền được quyết định tùy theo tính chất và mức độ nghiêm trọng của tội phạm được thực hiện, có xét đến tình hình tài sản của người phạm tội và sự biến động về giá cả nhưng không được thấp hơn một triệu đồng.

Điều 31 BLHS quy định: Mức hình phạt cải tạo không giam giữ tối thiểu là sáu tháng.

Điều 33 BLHS quy định: Mức phạt tù có thời hạn đối với người phạm một tội có thời gian tối thiểu là ba tháng.

Điều 36 BLHS quy định: Thời gian cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định có thời gian tối thiểu là một năm.

Điều 37 BLHS quy định: Thời hạn cấm cư trú tối thiểu là một năm. Điều 38 BLHS quy định: Thời gian quản chế tối thiểu là một năm. Điều 39 BLHS quy định: Thời hạn tước một số quyền công dân tối thiểu là một năm.

Ngoài ra, Tòa án cấp phúc thẩm cũng không được giảm dưới mức thấp nhất của khung liền kề trong trường hợp quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật tại Điều 47 BLHS.

Để đảm bảo tính khoan hồng của pháp luật, trong vụ án có đồng phạm, nếu Tòa án cấp phúc thẩm giảm hình phạt cho một bị cáo thì có thể xem xét giảm hình phạt cho cả những bị cáo còn lại không kháng cáo hoặc không bị kháng cáo kháng nghị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền sửa bản án sơ thẩm của tòa án phúc thẩm theo bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 002 (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)