Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền sửa bản án sơ thẩm của tòa án phúc thẩm theo bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 002 (Trang 82 - 91)

3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành quy định quyền

3.2.4. Các giải pháp khác

Thứ nhất là triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013 và Luật tổ chức TAND năm 2014. Luật tổ chức TAND năm 2014 được Quốc hội nước ta thông qua ngày 24/11/2014 đã quy định hệ thống TAND gồm có:Tòa án nhân dân tối cao; Tòa án nhân dân cấp cao; Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương; Tòa án quân sự. Tại Điều 5 - Nguyên tắc tổ chức của Tòa án

nhân dân đã quy định “Các Tòa án nhân dân được tổ chức độc lập theo thẩm quyền xét xử”.

Nguyên tắc “độc lập theo thẩm quyền xét xử” của Tòa án cũng là một yếu tố ảnh hưởng lớn tới các quyết định của Hội đồng xét xử nói chung và với quyết định sửa bản án hình sự sơ thẩm nói riêng. Lâu nay, chúng ta thường quan niệm Tòa án chỉ là cơ quan xét xử, như một "ngành" chuyên môn như các bộ, ngành khác, Thẩm phán được nhìn nhận như một dạng công chức hành chính. Theo chúng tôi khi xem xét, quyết định các vấn đề về thể chế, tổ chức, bộ máy, trụ sở, kinh phí hoạt động, chế độ tiền lương, nhiệm kỳ của Thẩm phán… cần phải được đánh giá nhìn nhận đúng với tính chất đặc biệt và tầm quan trọng của một cơ quan tư pháp.

Thứ hai là cần có chế độ đãi ngộ hợp lý đối với Thẩm phán xét xử. Trước hết là phải cải cách chế độ tiền lương cho Thẩm phán. Tiền lương giống như một đòn bẩy thúc đẩy Thẩm phán yên tâm công tác, tập trung công việc, không phải lo gắng nặng cuộc sống. Đây cũng là giải pháp góp phần đẩy lùi sự tha hóa biến chất của Thẩm phán trong công tác xét xử. Tiếp đến là cần đảm bảo các điều kiện vật chất nơi làm việc như bàn ghế, máy vi tính, hệ thống thông tin điện thoại…. để tạo môi trường làm việc thoải mái cho các Thẩm phán tập trung nghiên cứu hồ sơ.

Thứ ba là cần đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng trong công tác xét xử. Đảng lãnh đạo và xử lý nghiêm sự can thiệp trái pháp luật của những cán bộ đảng viên lợi dụng chức vụ quyền hạn làm sai nguyên tắc độc lập. Tuy nhiên Đảng không phải là người yêu cầu Tòa án, chỉ đạo đường lối xét xử của Thẩm phán. Hiện nay vẫn còn thực trạng các Thẩm phán bị tri phối bởi các mối quan hệ cá nhân nên khi xét xử vẫn có trường hợp xử “ngoại giao”, do đó cần có cơ chế để đảm bảo khi xét xử các Thẩm phán không bị lệ thuộc vào cá nhân tổ chức nào.

Thứ tư là đổi mới thủ tục xét xử tại phiên tòa theo hướng mở rộng tranh tụng, Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ chính trị về

“một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới” đã nêu rõ

“….việc phán quyết của tòa án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa” [1]. Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị

về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã chỉ rõ nhiệm vụ của cải

cách hoạt động của Tòa án là “…. nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp” [2]. Phiên

tòa hình sự phúc thẩm được tiến hành theo trình tự như phiên tòa sơ thẩm gồm 5 phần (phần thủ tục, phần xét hỏi, phần tranh luận, nghị án và tuyên án), thực tế tại phần xét hỏi và tranh luận tại phiên tòa hình sự hiện nay chưa thể hiện rõ yếu tố “tranh tụng”. Tại phần xét hỏi, Kiểm sát viên thực hành quyền công tố có nhiệm vụ bảo vệ cáo trạng gần như không xét hỏi gì, trong khi đó Hội đồng xét xử được coi là vị trọng tài thì lại thực hiện nhiệm vụ buộc tội thông qua việc xét hỏi theo một kế hoạch đã định sẵn. Tại phần tranh luận, thời gian tranh luận thường ngắn, nội dung đối đáp tại đa số các phiên tòa chưa thực sự sôi nổi, còn tình trạng Kiểm sát viên lý giải kém và do không tranh luận được nên kết luận là “giữ nguyên quan điểm”. Mặt khác, trước khi xét xử các Tòa án thường tiến hành họp bàn án, chính vì vậy đã xảy ra tình trạng “án tại hồ sơ”, Hội đồng xét xử thường đã định sẵn phán quyết của mình trước khi mở phiên tòa.

Vì vậy, theo chúng tôi việc đổi mới thủ tục tại phiên tòa hình sự theo hướng mở rộng tranh tụng, đảm bảo thực hiện tốt nguyên tắc tranh tụng tại phiên tòa là một giải pháp cần thiết cho việc nâng cao chất lượng các phán quyết của Hội đồng xét xử nói chung và phán quyết của Hội đồng xét xử phúc thẩm về sửa bản án sơ thẩm nói riêng. Chúng tôi đồng ý với quan điểm của TS. Vũ Gia Lâm là tranh tụng phải được thực hiện ngay từ thủ tục bắt đầu phiên tòa tới khi kết thúc phiên tòa. BLTTHS cần quy định nguyên tắc tranh tụng là một nguyên tắc cơ bản của hoạt động xét xử hình sự. Tại phần xét hỏi

nên quy định Kiểm sát viên xét hỏi trước, rồi đến người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự, đối với những nội dung chưa được làm rõ thì Hội đồng xét xử có thể tự mình làm rõ hoặc yêu cầu Kiểm sát viên tiếp tục làm rõ. Tại phần tranh luận, chủ tọa phiên tòa có quyền đề nghị Kiểm sát viên đáp lại những ý kiến của người bào chữa và Kiểm sát viên phải thực hiện yêu cầu của chủ tọa. Quy định này sẽ góp phần hạn chế tình trạng tranh luận tại phiên tòa qua loa đại khái.

KẾT LUẬN

Từ kết quả nghiên cứu luận văn, chúng tôi đưa ra các kết luận như sau: 1. Xét xử phúc thẩm vụ án hình sự là cấp xét xử thứ hai đối với vụ án hình sự, thông qua xét xử phúc thẩm, các sai sót của bản án sơ thẩm được kịp thời phát hiện và khắc phục. Biện pháp khắc phục kịp thời nhất chính là sửa chữa, thay đổi nội dung có sai sót của bản án sơ thẩm, chính vì vậy, quyền sửa bản án sơ thẩm của Tòa án cấp phúc thẩm là một quyền rất quan trọng. Trong lịch sử pháp luật TTHS của nước ta từ năm 1945 đến nay, các quy định về quyền sửa bản án sơ thẩm nhìn chung được điều chỉnh thống nhất theo xu hướng: mở rộng phạm vi sửa bản án theo hướng có lợi cho bị cáo, hạn chế sửa bản án theo hướng bất lợi cho bị cáo. Xu hướng này cũng là đặc điểm của pháp luật TTHS của nhiều nước trên thế giới.

2. Pháp luật hiện hành quy định quyền sửa bản án sơ thẩm tại Điều 249 BLTTHS năm 2003. Khi áp dụng các quy định này Tòa án cấp phúc thẩm cần tuân thủ nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, nội dung nào được phép thì có thể sửa nếu xét thấy có căn cứ, nội dung nào không quy định thì tuyệt đối không được tùy tiện sửa. Đặc biệt, khi áp dụng cần có sự thống nhất với các quy định khác của TTHS và các ngành luật khác. Luận văn phân tích rõ ràng từng trường hợp quy định tại Điều 249, đồng thời tổng hợp những quy định tại văn bản pháp luật khác có liên quan để giải thích những điểm cần lưu ý trong quá trình áp dụng.

3. Thực tiễn thi hành một số nội dung có những quan điểm và cách hiểu khác nhau, vì vậy dẫn đến sự khác nhau trong phán quyết của Tòa án cấp phúc thẩm tại các địa phương khác nhau. Trên cơ sở nêu và phân tích một số sai sót điển hình, luận văn đã đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác xét xử nói chung và việc quyết định sửa bản án hình sự sơ thẩm

nói riêng. Trong đó các giải pháp về hoàn thiện pháp luật và giải thích pháp luật ít nhiều có đóng góp cho việc thực hiện nhiệm vụ đầu tiên của cải cách tư pháp được Nghị quyết số 49 của Bộ chính trị đề ra là “Hoàn thiện chính sách, pháp luật hình sự, pháp luật dân sự và thủ tục tố tụng tư pháp”.

Việc thực hiện tốt các giải pháp đưa ra trong luận văn chắc chắn sẽ góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả sửa bản án sơ thẩm của Tòa án cấp phúc thẩm.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Chính trị (2002), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội.

2. Bộ chính trị (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.

3. Trần Văn Độ (2006), “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân

dân”, Tạp chí nghề luật, (1).

4. Bùi Ngọc Hòa (2007), Phạm vi xét xử phúc thẩm và Thẩm quyền của Tòa án cấp phúc thẩm theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam, Luận văn

thạc sĩ luật học, TP. Hồ Chí Minh.

5. Tô Văn Hòa (chủ biên) (2012), Những mô hình tố tụng hình sự điển hình trên thế giới, Nxb Hồng Đức, Hà Nội.

6. Hội đồng thẩm phán TAND tối cao (2004), Nghị quyêt số 04/2004/NQ- HĐTP ngày 05/11/2004 hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ ba “xét xử sơ thẩm” của bộ luật tố tụng hình sự, Hà Nội.

7. Hội đồng thẩm phán TAND tối cao (2005), Nghị quyêt số 05/2005/NQ- HĐTP ngày 08/12/2005 hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ tư “xét xử phúc thẩm” của bộ luật tố tụng hình sự, Hà Nội.

8. Hội đồng thẩm phán TAND tối cao (2006), Nghị quyết 03/2006/NQ- HĐTP ngày 08/7/2006 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao Hướng dẫn áp dụng một số quy định của bộ luật dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Hà Nội.

9. Hội đồng thẩm phán TAND tối cao (2013), Nghị quyết số 01/2013/NQ- HĐTP ngày 06/11/2013 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 60 Bộ luật hình sự về án treo, Hà Nội.

10. Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (2013), Quyết định giám đốc thẩm hình sự các năm 2009 đến 2013, Hà Nội.

11. Trần Minh Hưởng, Trịnh Tiến Việt (2011), Những vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật tố tụng hình sự ở Việt Nam, Nxb Lao động, Hà Nội.

12. Vũ Văn Huyên (2003), Thẩm quyền của các cấp Tòa án trong tố tụng hình sự, Luận án tiến sĩ luật học, Viện khoa học pháp lý, Hà Nội.

13. Nguyễn Duy Lãm (1996), Thuật ngữ pháp lý thông dụng, Nxb Giáo dục,

Hà Nội.

14. Vũ Gia Lâm (2010), “Phạm vi xét xử và quyền sửa bản án sơ thẩm”, Tạp chí luật học, (5).

15. Vũ Gia Lâm (2013), “Đổi mới thủ tục phiên tòa hình sự sơ thẩm theo

hướng bảo đảm nguyên tắc tranh tụng”, Tạp chí Kiểm sát, (21).

16. Nguyễn Đức Mai (2004), Phúc thẩm trong tố tụng hình sự, Luận án tiến

sĩ luật học, Viện nghiên cứu Nhà nước và pháp luật, Hà Nội.

17. Từ Văn Nhũ (2001), “Những vấn đề cần trao đổi từ thực tế xét xử phúc

thẩm về hình sự”, Tạp chí Tòa án, (3).

18. Từ Văn Nhũ (2002), “Đổi mới thủ tục xét xử nhằm nâng cao chất lượng

tranh tụng tại phiên tòa hình sự”, Tạp chí Tòa án, (10).

19. Nguyễn Nông (1994), “Về quyền sửa bản án sơ thẩm của tòa án cấp phúc

thẩm”, Tạp chí Tòa án, (8).

20. Đinh Văn Quế (2004), Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, NXb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.

21. Đinh Văn Quế (2005), “Một số vấn đề về sửa chữa bản án sơ thẩm khi

xét xử phúc thẩm theo bộ luật TTHS 2003”, Tạp chí TAND, (13).

22. Đinh Văn Quế (2011), Trình tự thủ tục giải quyết các vụ án hình sự,

23. Quốc hội (2001), Bộ luật tố tụng hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1988, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

24. Quốc hội (2006), Bộ luật tố tụng hình sự của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2003, Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội.

25. Quốc hội (2011), Bộ luật hình sự và các văn bản hướng dẫn thi hành mới nhất, Nxb Hồng Đức, Hà Nội.

26. Quốc hội (2014), Bộ luật dân sự của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Lao Động, Hà Nội.

27. Nguyễn Hữu Quỳnh và tập thể tác giả (1999), Từ điển luật học, NXB Từ

điển Bách khoa, Hà Nội.

28. Hoàng Thị Minh Sơn (2009), Hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự nhằm nâng cao hiệu quả xét xử theo tinh thần cải cách tư pháp, đề tài nghiên

cứu khoa học cấp trường, mã số: lh - 08 - 09/ đhl, Hà Nội.

29. Hoàng Thị Sơn (1999), “Quyền hạn của Tòa án khi xét xử phúc thẩm” và

“Sửa bản án sơ thẩm theo Điều 221 Bộ luật TTHS”, Tạp chí luật học, (5).

30. Phạm Văn Thiệu (2014), Bình luận 50 vụ án hình sự khó và phức tạp,

NXB Tư Pháp, Hà nội.

31. Tòa án nhân dân tối cao (1976), Tập hệ thống hóa luật lệ về tố tụng hình sự, Hà Nội.

32. Tòa án nhân dân tối cao (1988), Thông tư liên tịch số 01-TANDTC- VKSNDTC/TTLN ngày 08/12/1988 của TANDTC và VKSNDTC hướng dẫn thi hành một số quy định trong bộ luật tố tụng hình sự, Hà Nội.

33. Tòa án nhân dân tối cao (2009-2013), Báo cáo tổng kết công tác ngành Tòa án nhân dân, Hà Nội.

34. Tòa án nhân dân tối cao (2009-2013), Quyết dịnh giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Hà Nội.

35. Tòa án nhân dân tối cao (2011), Tham luận về công tác xét xử các vụ án hình sự trong năm 2011 và kiến nghị, Hà Nội.

36. Tòa án nhân dân tối cao (2013), Báo cáo số 11/BC-TA ngày 20/3/2013 về việc trả lời chất vấn của đại biểu Quốc Hội, Hà Nội.

37. Trường Đại học luật Hà Nội (2011), Giáo trình luật tố tụng hình sự, Nxb

Công an nhân dân, Hà Nội.

38. Trường Đại học luật Hà Nội (2011), Giáo trình lý luận nhà nước và pháp luật, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

39. Trịnh Tiến Việt (2013), Pháp luật hình sự Việt Nam về miễn trách nhiệm hình sự và thực tiễn áp dụng, NXb Đại học Quốc Gia Hà Nội.

40. Trịnh Tiến Việt (2013), Tội phạm và trách nhiệm hình sự, NXb Chính trị

quốc gia, Hà Nội.

41. Võ Khánh Vinh (chủ biên) (2012), Bình luận khoa học bộ luật tố tụng hình sự, NXb Tư pháp, Hà Nội.

Trang web

42. http://tks.edu.vn/law 43. http://thuvienphapluat.vn 44. http://toaan.gov.vn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền sửa bản án sơ thẩm của tòa án phúc thẩm theo bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 002 (Trang 82 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)