Quyền sửa về xử lý vật chứng và các vấn đề khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền sửa bản án sơ thẩm của tòa án phúc thẩm theo bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 002 (Trang 56 - 58)

2.3. Quyền sửa bản án sơ thẩm về các quyết định khác

2.3.3. Quyền sửa về xử lý vật chứng và các vấn đề khác

Khi Tòa án cấp sơ thẩm có sai sót trong việc xử lý vật chứng, thì Tòa án cấp phúc thẩm có quyền sửa quyết định xử lý vật chứng. Việc xử lý vật chứng được căn cứ vào quy định tại khoản 2 Điều 76 BLTTHS như sau:

Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm lưu hành thì bị tịch thu, sung quỹ Nhà nước hoặc tiêu huỷ. Ví dụ: công cụ phương tiện phạm tội là con dao dùng để gây án thì bị tịch thu tiêu hủy, chiếc xe máy dùng để vận chuyển hàng cấm thì bị tịch thu sung quỹ nhà nước, vật cấm lưu hành như: tiền giả thì bị tịch thu tiêu hủy v.v..

Vật chứng là những vật, tiền bạc thuộc sở hữu của Nhà nước, tổ chức, cá nhân bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc dùng làm công cụ, phương tiện

phạm tội thì trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp; trong trường hợp không xác định được chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp thì sung quỹ Nhà nước. Ví dụ: chiếc xe máy bị trộm cắp hoặc chiếc xe máy của người khác mà bị cáo dùng làm phương tiện phạm tội thì được lại cho chủ sở hữu.

Vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu sung quỹ Nhà nước. Ví dụ: Bị cáo bán ma túy thu lời 500.000đ thì bị tịch thu sung quỹ Nhà nước.

Vật chứng là hàng hóa mau hỏng hoặc khó bảo quản thì có thể được bán theo quy định của pháp luật. Ví dụ: Bị cáo trộm cắp một thùng cá đông lạnh trị giá 10.000.000đ là hàng hóa khó bảo quản thì được bán theo quy định. Vật chứng không có giá trị hoặc không sử dụng được thì bị tịch thu và tiêu huỷ. Ví dụ: Chiếc dép bị cáo đánh rơi trong quá trình phạm tội không còn giá trị sử dụng thì bị tịch thu tiêu hủy

Tòa án cấp phúc thẩm có quyền sửa quyết định xử lý vật chứng trong cả trường hợp không có kháng cáo, kháng nghị yêu cầu xử lý vật chứng. Đồng thời cũng không phụ thuộc vào việc có sửa án theo hướng có lợi hay bất lợi cho bị cáo hay không.

Ngoài ra, thực tiễn xét xử đã cho thấy khi Tòa án cấp sơ thẩm có sai sót về các vấn đề khác thì Tòa án cấp phúc thẩm vẫn sửa lại cho đúng. Ví dụ như: Tòa án sơ thẩm xác định thừa hoặc thiếu các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự; áp dụng sai điều luật về trách nhiệm dân sự; tính sai án phí, tổng hợp hình phạt không đúng, hoặc Tòa án cấp phúc thẩm xét thấy cần thiết có thể thêm hoặc bớt các hình phạt bổ sung, áp dụng các biện pháp tư pháp đối với người phạm tội…. Các vấn đề này Tòa án cấp phúc thẩm có thể sửa mà không phụ thuộc vào việc có kháng cáo hay kháng nghị yêu cầu hay không. Mặc dù nội dung Điều 249 BLTTHS không quy định nhưng việc sửa các vấn đề đó là cần thiết, giúp kịp thời khắc phục sai sót của cấp sơ thẩm.

Chương 3

CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THI HÀNH QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỀ QUYỀN SỬA BẢN ÁN

SƠ THẨM CỦA TÒA ÁN PHÚC THẨM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền sửa bản án sơ thẩm của tòa án phúc thẩm theo bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 002 (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)