Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ kế toán doanh thu,chi phí và KQKD trong

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại công ty TNHH công nghệ ECOENVI (Trang 25 - 29)

L Ờ IC ẢM ƠN

6. Kết cấu của đề tài

1.1. Một số vấn đề cơ bản về doanh thu,chi phí và KQKD trong doanh nghiệp

1.1.2. Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ kế toán doanh thu,chi phí và KQKD trong

trong doanh nghiệp”

‘Kế toán doanh thu,‘chi phí và‘KQKD là một trong những phần hành quan trọng của kế toán DN. Thông tin về doanh thu, chi phí và KQKD được xem là những thông tin giúp người sử dụng thông tin có thểđánh giá tình hình của DN một cách nhanh nhất. Do vậy, kế toán doanh thu, chi phí và‘KQKD trong DN‘có vai trò hết sức quan trọng trong công tác kế toán‘nói riêng và công tác‘quản lý nói chung.

Muốn‘vậy từng phần hành kế toán doanh‘thu, chi phí và KQKD phải đạt được những yêu cầu sau:”

‘Yêu cầu đối với‘kế toán doanh thu và thu nhập‘khác là phải theo‘dõi một cách thường xuyên và phản ánh kịp thời các nghiệp‘vụ kinh tế‘phát sinh có liên quan đến doanh thu và thu nhập‘khác bằng cách sử‘dụng đúng đắn các chứng từ kế toán và tổ chức theo dõi trên sổ sách kế toán một cách hợp‘lý và khoa học. Chứng từ kế toán là căn cứ cho kế toán viên ghi sổ kế toán và là cơ sở pháp lý của mọi‘nghiệp vụ kinh tế. Mọi nghiệp vụ kinh tếphát sinh đều phải được ghi chép và phản ánh trên các chứng từ kế toán, dù là nghiệp vụđó lớn hay nhỏ.”

‘Quản lý tốt chi phí phát‘sinh trong DN‘cũng là một yêu cầu‘cần thiết đối với kế toán chi phí. Hiện nay,‘các doanh nghiệp‘đều quán triệt nguyên tắc tiết kiệm nên các DN‘đều tìm các biện pháp hạ thấp chi phí kinh doanh mà vẫn đảm bảo tăng doanh thu nhằm tăng kết quả kinh‘doanh.‘Để đánh giá việc sử dụng và quản lý chi phí ta phải xét chỉ tiêu tỷ suất chi phí‘vì nó phản ánh trình độ quản lý của doanh nghiệp trong‘đó kế toán là một công cụ quan trọng.‘Kế toán theo dõi chi tiết từng loại chi phí, cần phải phát hiện và ngăn chặn những chi phí phát sinh bất hợp lý, những chi phí không cần thiết gây ra tình trạng lãng phí cho doanh nghiệp. Các chi phí cần phải được phản ánh đúng, đầy đủ, kịp thời vào sổ sách, chứng từ kế toán tránh tình trạng thâm hụt, chi tiêu không có cơ sở.”

‘Để quản lý tốt‘KQKD của DN không thể không‘nói đến công tác quản lý doanh thu và chi phí của từng bộ phận SXKD‘trong DN.‘Trong từng bộ phận SXKD của DN, kế toán cùng với các bộ phận quản lý lập‘phương án quản lý tốt doanh thu và chi phí của bộ phận mình góp phần hoàn thành mục tiêu‘chung của toàn DN. Việc quản lý thu nhập, chi phí của‘từng hoạt động, từng bộ phận giúp cho kế toán có những đánh giá, nhận xét về hiệu quả kinh doanh‘của từng hoạt động, từng bộ phận và đưa ra những biện pháp nhằm thúc đẩy‘những điểm tốt và hạn chế điểm chưa tốt, chưa hợp lý. Từ đó, DN đưa ra những biện pháp tăng kết quả kinh doanh và quản lý tốt hơn kết quả kinh doanh.”

‘Tùy theo đặc điểm SXKD của mình mà mỗi DN có biện pháp quản lý doanh thu và chi phí riêng nhưng nhìn chung đều phải chú trọng đến vai trò của tổ chức hệ thống chứng từ, sổ chi tiết doanh thu, chi phí của từng bộ phận. Điều này có ý nghĩa quan trọng giúp kế toán xác định chính xác doanh thu, chi phí của từng bộ phận nhằm cung cấp những thông tin đáng tin cậy cho người sử dụng thông tin.”

‘Để thực hiện được yêu cầu quản lý và cung cấp thông tin cho người sử dụng, phát huy vai trò của kế toán doanh thu, chi phí và KQKD trong doanh DN, cần phải thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:”

Nhiệm vụ của kế toán doanh thu:”

Ghi nhận doanh thu‘là một trong những bước‘quan trọng nhất‘của quá trình kinh doanh. Nó giúp người làm kinh doanh xác định được kết quả kinh doanh một cách rõ ràng và chân thực. Với‘nguyên tắc ghi nhận doanh thu khác nhau sẽ dẫn đến kết quả hoạt động kinh‘doanh khác nhaụ”

‘Nhiệm vụ của‘kế toán doanh thu cũng‘liên quan đến các báo cáo‘bán hàng, doanh thu hay vấn đề liên quan đến doanh thu, cơ bản sẽ thực hiện những nhiệm vụ sau:”

+ ‘Phản ánh,‘ghi chép đầy đủ tình hình hiện‘có và sự biến động về mặt số lượng, chủng loại, quy cách, mẫu mã,...đối với từng loại‘hàng hóa, dịch vụ bán rạ”

+ ‘Phản ánh, ghi chép đầy đủ, kịp thời các khoản doanh thu, các khoản giảm trừ doanh thu và toàn bộ chi phí phát sinh trong kỳ để cuối kỳ tập hợp doanh thu, cho phí, từđó xác định được kết quả kinh doanh.

+ ‘Theo dõi thường xuyên, liên tục‘biến động tăng,‘giảm các khoản doanh thu bán hàng và‘cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác.

+ Theo dõi chi tiết, riêng biệt từng loại doanh thu, kể cả doanh thu nội bộ nhằm phản ánh kịp thời, chi tiết, đầy đủ kết quảkinh doanh làm căn cứ lập các báo cáo tài chính.

+ ‘Theo dõi chi tiết các khoản giảm trừ doanh thu, các khoản phải thu, chi phí của từng hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời theo dõi và đôn đốc các khoản phải thu khách hàng.

+ ‘Xác định chính xác kết quả hoạt‘động kinh doanh,‘theo dõi tình hình thực hiện nghĩa vụđối với Nhà nước.”

+ ‘Cung cấp các thông tin‘kế toán chính xác,‘kịp thời cho việc lập Báo cáo tài chính và định kỳ phân tích hoạt động kinh doanh liên quan đến doanh thu và xác định kết quả kinh doanh.”

+ Xác định được quá trình luân chuyển chứng từ về kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh.

+ Đưa ra những kiến nghị, biện pháp nhằm hoàn thiện việc tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh, cung cấp cho ban lãnh đạo những‘thông tin cần thiết để‘xây dựng những kế hoạch cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.”

Nhiệm vụ của kế toán chi phí:”

‘Kế toán chi phí chiếm một‘vị trí vô cùng quan trọng trong doanh‘nghiệp,‘cung cấp thông tin phục vụ cho công tác‘kế‘toán quản trị và kế toán tài chính. Kế toán chi phí là quá trình thu thập, phân loại và‘ghi lại tất cả các chi phí liên quan đến việc hoàn thành một mục tiêu kinh doanh hoặc dự án công ty cụ thể. Vị trí này giúp một công ty hợp lý hóa quy trình sản xuất của mình để giảm chi phí và mang lại lợi nhuận cao hơn cho doanh số bán sản phẩm riêng lẻ. Kế toán chi phí thực hiện các nhiệm vụ sau:”

+ ‘Phản ánh đầy đủ, kịp thời‘toàn bộ chi phí sản xuất thực tế phát sinh.”

+ ‘Phân loại chi phí theo các tiêu‘thức khác nhau nhằm hạch toán đúng đắn chi phí. Phải quản lý chi phí theo từng hoạt động, từng bộ phận kinh doanh,‘từng dự án, cung cấp chính xác,‘kịp thời thông tin hữu dụng về chi phí của hoạt động sản xuất kinh doanh trong từng thời kỳ nhất định, như vậy sẽ giúp cho nhà quản trị đánh giá được được mức độ hiệu quả của từng dự án. Từđó đưa ra những quyết sách tương ứng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

+ ‘Ghi chép đúng, đủ,‘kịp thời vào sổ sách các‘khoản chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của DN, tránh tình trạng thâm hụt, chi tiêu không có cơ sở.”

+ ‘Lập dự toán chi phí, phân tích‘thông tin nhằm tìm ra‘những chi phí bất thường.”

Nhiệm vụ của kế toán kết quả kinh doanh:”

+ ‘Xác định KQKD của DN‘trong từng lĩnh‘vực hoạt động, từng thời kỳ.”

+ ‘Hạch toán‘chính xác, kịp thời kết quả hoạt động‘SXKD, cung cấp các thông tin phục vụ cho việc‘quyết toán, ra quyết định của nhà quản trị.”

+ ‘Tính toán, xác định chính xác‘chi phí thuế TNDN và giám sát tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước.”

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại công ty TNHH công nghệ ECOENVI (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)