Mộc bản Trường Lưu một loại “sách” đặc biệt do nhiều thế hệ tác giả dòng

Một phần của tài liệu Di sản văn học của dòng văn Trường Lưu (Hà Tĩnh) từ góc nhìn văn hóa. (Trang 120 - 122)

6. Cấu trúc của luận án

3.6. Mộc bản Trường Lưu

3.6.1. Mộc bản Trường Lưu một loại “sách” đặc biệt do nhiều thế hệ tác giả dòng

tác giả dòng văn Trường Lưu tạo lập

Nói đến dòng văn Trường Lưu không thể không nói đến Mộc bản

Trường Lưu.

Mộc bản Trường Lưu (còn gọi là mộc bản Trường học Phúc Giang) là tên

gọi được dùng để chỉ một loại “sách cổ” đặc biệt (loại “sách” được in ra từ các mộc bản – bản gỗ) ở làng Trường Lưu, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Tại Hà Tĩnh, chỉ có duy nhất dòng họ Nguyễn Huy làng Trường Lưu có loại “sách” đặc biệt này. Mộc bản Trường học Phúc Giang đã được UNESCO ghi vào danh sách Di sản ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương (tháng 5/2016). Đây là sự ghi nhận xứng đáng cho truyền thống hiếu học của người dân Hà Tĩnh, tôn vinh những tinh hoa bác học đỉnh cao của dòng họ Nguyễn Huy nổi tiếng. Mộc

bản Trường học Phúc Giang cũng là khối mộc bản duy nhất về văn hóa, giáo

dục của một dòng họ còn lưu giữ được ở Việt Nam cho đến hiện nay.

Trước đây, khi công nghệ in giấy của phương Tây chưa du nhập vào Việt Nam, người Việt thường dùng những tấm ván gỗ để khắc chữ ngược (khắc mặt trái - âm bản) để in ra có văn bản chữ thuận để đọc được. Tùy theo nhu cầu sử dụng và dụng ý của chủ nhân, nội dung được khắc lên các tấm mộc bản có thể là những bài văn, bài thơ, những kinh nghiệm dân gian, các bộ sách như Tứ thư, Ngũ kinh, các họa tiết, hoa văn trang trí, v.v... Chữ khắc thường là chữ Hán, chữ

Nôm. Sau đó, khi cần in ấn, người ta bôi một lớp mực lên trên các tấm mộc bản rồi dùng giấy trắng ốp đè lên, khi mực thấm vào, giở tờ giấy ra sẽ có mặt phải của một trang in. Kết quả là sách, tư liệu được tạo ra nhằm truyền bá thông tin, tri thức hoặc dùng để giảng dạy, học tập. Cách thức này giống như việc khắc dấu, đóng dấu văn bản hành chính hiện nay nhưng đây là công nghệ in sách của người Việt và các nước đồng văn xưa.

Tại làng Tràng Lưu (xã Kim Song Trường ngày nay) ngay từ giữa thế XV đã có trường học do cụ Nguyễn Uyên Hậu lập nên để dạy học cho con em trong họ và học sinh trong làng. Trường học được đặt ở phía Nam của làng, lấy tên là Trường Phúc Giang (thường gọi là Phúc Giang thư viện).

Đến giữa thế kỷ XVIII, Trường Lưu đã trở thành một làng văn hóa lớn thời bấy giờ với "Trường Lưu bát cảnh", với Phúc Giang Thư viện chứa hàng ngàn quyển sách, quy tụ hàng trăm học trò, danh sĩ trong cả nước. Có 5 người trong một gia đình ba thế hệ của dòng họ Nguyễn Huy ở thế kỷ XVIII gồm Nguyễn Huy Tựu, Nguyễn Huy Oánh, Nguyễn Huy Cự, Nguyễn Huy Quýnh, Nguyễn Huy Tự... đã cho khắc in các bản mộc bản để làm tài liệu giảng dạy học trò, đồng thời thu thập tư liệu, sách vở từ kinh thành Thăng Long và trong quá trình đi sứ Trung Hoa để xây dựng thành Thư viện Phúc Giang.

Vật liệu chế tác Mộc bản Trường học Phúc Giang được lấy từ những cây thị trồng lâu năm trong làng, ưu điểm của loại gỗ này là mịn, mềm, dai, dễ chạm khắc những hình khối sắc nét và không bị cong vênh theo thời gian. Kích thước mỗi mộc bản có chiều dài từ 25 - 30 cm, rộng 15 - 18 cm, dày từ 1 - 2 cm. Chữ khắc trên mộc bản là chữ Hán (có khi là chữ Nôm?), được khắc in rất tinh xảo theo các dạng chữ lệ, thảo, giản, dị tự, tục tự, cổ tự,… Hầu hết các tấm mộc bản đều

trên một mặt, mỗi trang khắc đều có khung viền (lề sách), vị trí khắc tiêu đề (bản tâm), gáy sách (ngư vĩ), một số bản có ghi lạc khoản cho biết thời gian san khắc, người san khắc, địa điểm tàng trữ,… Đây là những thông tin rất quan trọng giúp cho việc tìm hiểu nguồn gốc, thời gian ra đời của các tài liệu kinh điển. Nội dung

Mộc bản Trường Lưu được chia thành 12 tập (hiện chỉ còn 7 tập):

1.Tính lý toản yếu đại toàn:

- Quyển thượng: Nguyên bản do Nguyễn Huy Tựu và Nguyễn Huy Oánh viết. - Quyển hạ: Nguyên bản do Nguyễn Huy Tựu, Nguyễn Huy Oánh viết chữ,

Nguyễn Huy Tự khảo duyệt.

2.Thi kinh toản yếu đại toàn

- Quyển 1: Nguyễn Huy Oánh biên soạn, Nguyễn Huy Cự viết chữ - Quyển 2: Chưa rõ.

3.Thượng thư toản yếu đại toàn, hay Thư kinh toản yếu đại toàn

- Quyển 1: Nguyễn Huy Oánh soạn

- Quyển 2: Nguyễn Huy Oánh soạn, Nguyễn Huy Quýnh viết chữ.

4.Lễ kinh toản yếu đại toàn: Quyển 1 và quyển 2: Nguyễn Huy Oánh soạn

5.Dịch kinh toản yếu đại toàn: Nguyễn Huy Oánh soạn

6.Xuân thu toản yếu đại toàn:

- Quyển 1 và quyển 2 do Nguyễn Huy Oánh hiệu chỉnh, Nguyễn Huy Quýnh viết chữ.

7.Thư viện quy lệ: Nguyễn Huy Oánh viết, Nguyễn Huy Vượng san khắc. Mộc bản Trường học Phúc Giang trước đây có hàng ngàn bản nhưng do

mất mát, hỏng hóc, một số bị đốt cháy, một số được (bị) đưa ra làm vật dụng khác nên nay chỉ còn gần 400 bản. Rất tiếc, các mộc bản khắc các bài thơ, các tác phẩm mang tính thuần túy văn học gần như bị mất mát hết (chủ yếu còn lại là các mộc bản khắc các bài thơ rút, chọn từ Kinh thi)...

Hiện nay dòng họ và địa phương đã có ý thức cao trong việc bảo tồn Mộc

bản Trường học Phúc Giang. Số còn lại hiện nay đã được lưu giữ cẩn thận.

Một phần của tài liệu Di sản văn học của dòng văn Trường Lưu (Hà Tĩnh) từ góc nhìn văn hóa. (Trang 120 - 122)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(180 trang)
w